CTCP Tập đoàn KIDO (KDC) Kinh doanh Quý 4 đi lùi, vẫn chốt quyền trả cổ tức 50%

14/02/2023 11:45

(CLO) CTCP Tập đoàn KIDO (mã KDC) ghi nhận lợi nhuận Quý 4 giảm tới 97%, dù vậy nhưng vẫn trả cổ tức đặc biệt tỷ lệ 50%.

CTCP Tập đoàn KIDO (KDC) trả cổ tức tỷ lệ 50% khi kinh doanh Quý 4 lao dốc mạnh

CTCP Tập đoàn KIDO (mã KDC) vừa thông báo việc sẽ chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức bằng tiền mặt theo tỷ lệ 50%. Tương ứng với việc mỗi cổ đông sở hữu 01 cổ phiếu sẽ nhận được 5.000 đồng tiền cổ tức. Như vậy, với lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường lên tới 257 triệu cổ phiếu thì Tập đoàn KIDO dự kiến sẽ phải chi ra khoảng 1.300 tỷ đồng để chi trả cổ tức cho các cổ đông hiện hữu.

Quyết định chi trả cổ tức với tỷ lệ lên tới 50% lần này của KIDO khiến nhiều nhà đầu tư bất ngờ bởi lẽ trong các năm trước đây, tỷ lệ chi trả cổ tức của KIDO tương đối thấp. Cụ thể thì trong năm 2018, KIDO chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%, tương ứng 1.000 đồng cổ tức cho mỗi cổ phiếu. Năm 2019 và 2020, KIDO đều chi trả với tỷ lệ 16%, tương ứng 1.600 đồng/cổ phiếu. Năm 2021 và 2022 chi trả cổ tức tỷ lệ 6%.

ctcp tap doan kido kdc kinh doanh quy 4 di lui van chot quyen tra co tuc 50 hinh 1

CTCP Tập đoàn KIDO (KDC) quyết định trả cổ tức đặc biệt tỷ lệ 50%. (Ảnh TL)

Bài liên quan

KIDO (KDC) lợi nhuận quý 3 lao dốc 76%, liền thoái vốn khỏi Chuk Tea & Coffee

Vocarimex (VOC) - Thành viên của KIDO sắp thoái vốn 2.158 tỷ đồng khỏi Calofic

CTCP Tập đoàn KIDO (KDC) lợi nhuận Quý 3 giảm 79,2%, vẫn chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 50%

CTCP Tập đoàn KIDO (KDC) lợi nhuận quý III lao dốc 76% sau quyết định chi 250 tỷ xây nhà máy dầu ăn

Do đó, có thể thấy rằng lần chi trả cổ tức đặc biệt với tỷ lệ lên tới 50% lần này của KIDO đã gây bất ngờ không ít cho giới đầu tư.

Về diễn biến giá cổ phiếu KDC, trong năm 2022, đã từng có lúc mã KDC đạt đỉnh với mức giá 70.500 đồng/cổ phiếu. Sau đó, cổ phiếu này liên tục có những nhịp điều chỉnh, đến hiện tại đã giảm xuống chỉ còn 60.000 đồng/cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 14/02/2023.

Lợi nhuận Quý 4 giảm tới 97% so với cùng kỳ

Về kết quả kinh doanh của Tập đoàn KIDO, trong Quý 4 năm 2022, công ty ghi nhận doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ ở mức 2.950,9 tỷ đồng, giảm 3,3% so với cùng kỳ năm trước. Dù rằng doanh thu giảm nhưng giá vốn hàng bán lại tăng 9,5%, lên mức 2.664,1 tỷ đồng khiến cho lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 53.7% chỉ còn 286,7 tỷ đồng. 

Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh từ chỉ 2,3 tỷ đồng lên tới 176,9 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí tài chính phải trả trong Quý 4 cũng đồng thời tăng từ 56,6 tỷ đồng lên tới 125,2 tỷ đồng. Chi phí bán hàng đi ngang, vẫn giữ ở mức 318,2 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm từ 109,1 tỷ đồng xuống chỉ còn 78,6 tỷ đồng.

Sau khi trừ đi chi phí và các loại thuế, lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn Kido còn lại 4,9 tỷ đồng trong khi cùng kỳ đạt tới 165,6 tỷ đồng. Tương ứng với tỷ lệ giảm tới 97%.

Lũy kế doanh thu năm 2022 của Tập đoàn KIDO đạt 12.771,9 tỷ đồng, tăng 19,6% so với thực hiện năm 2021. Mặc dù doanh thu tăng trưởng tới gần 20% nhưng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp lại giảm từ 653,3 tỷ đồng xuống chỉ còn 374,2 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 42,7%. Như vậy, có thể thấy rằng dù doanh thu trong năm 2022 tăng trưởng nhưng lợi nhuận của Tập đoàn KIDO lại đi lùi, giảm sâu về mức gần tương đương với đã đạt trong năm 2020.

Nợ vay ngắn hạn tăng mạnh thêm 667 tỷ đồng chỉ trong 1 năm 

Tại thời điểm kết thúc năm 2022, tổng tài sản của Tập đoàn KIDO không biến động quá nhiều, vẫn ghi nhận ở mức 14.035 tỷ đồng. Trong đó, ghi nhận về tiền và các khoản tương đương tiền chiếm 1.100,1 tỷ đồng, giảm khoảng 14,1% so với thời điểm đầu năm. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng từ 2.552,3 tỷ đồng lên 2.971,3 tỷ đồng, tương đương mức giảm 16,4%. Hàng tồn kho giảm 11,3%, xuống chỉ còn 2.213,8 tỷ đồng. 

Về cơ cấu tài sản của Tập đoàn KIDO, nợ phải trả chiếm 6.983,9 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ 49,8% nguồn vốn. Điểm đáng chú ý đó là các khoản vay ngắn hạn của KIDO đã tăng lên nhanh chóng trong năm 2022, từ mức 3.501,3 tỷ đồng lên 4.168,9 tỷ đồng. Như vậy, chỉ trong 1 năm, nợ vay ngắn hạn của KIDO đã tăng lên tới 667,6 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu chiếm 7.051,2 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 50,2% tổng tài sản. Trong đó Vốn cổ phần chiếm 2.797,4 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty còn lại 1.607 tỷ đồng, giảm hơn 10,2% so với thời điểm đầu năm.

    Nổi bật
        Mới nhất
        CTCP Tập đoàn KIDO (KDC) Kinh doanh Quý 4 đi lùi, vẫn chốt quyền trả cổ tức 50%
        • Mặc định

        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO