Cử tri lo lắng về tham nhũng, lãng phí chưa được ngăn chặn triệt để

Thứ hai, 14/10/2019 14:40 PM - 0 Trả lời

(CLO) Cử tri băn khoăn, lo lắng về kỷ cương, kỷ luật hành chính chuyển biến còn chậm; quan liêu, tham nhũng, lãng phí mới được ngăn chặn ở mức độ nhất định; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa triệt để gây bức xúc ở một số địa phương...

Sự kiện: tham nhũng

Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc sáng 14/10/2019. Ảnh: TTXVN

Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc sáng 14/10/2019. Ảnh: TTXVN

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 38, sáng 14/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV.

Báo cáo Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho thấy, cử tri, nhân dân ghi nhận và đánh giá cao những kết quả toàn diện về kinh tế, xã hội của đất nước; phấn khởi, tin tưởng và đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, kiện toàn hệ thống chính trị, tăng cường kiểm soát quyền lực, nhất là trong công tác cán bộ, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Cử tri cũng cho rằng, Quốc hội có nhiều đổi mới trong công tác xây dựng pháp luật; hoạt động chất vấn, giải trình có bước tiến rõ rệt, nâng cao tính dân chủ và phản ánh sát thực hơn ý chí, nguyện vọng của cử tri và nhân dân. Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, điều hành sâu sát và tập trung giải quyết nhiều vấn đề nhân dân quan tâm, bức xúc. MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đã có nhiều nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cử tri, nhân dân băn khoăn, lo lắng như: tác động của chiến tranh thương mại giữa một số nước lớn; những diễn biến phức tạp ở Biển Đông vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam; kỷ cương, kỷ luật hành chính chuyển biến còn chậm; quan liêu, tham nhũng, lãng phí mới được ngăn chặn ở mức độ nhất định; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa triệt để gây bức xúc ở một số địa phương; biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp; tình trạng sạt, lở bờ sông, bờ biển ngày càng nghiêm trọng; đời sống người dân ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn; sự phân hóa giàu - nghèo trong xã hội ngày càng gia tăng…

Cử tri đề nghị các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, nhất là đối với những dự án trọng điểm, cấp bách, đồng thời bảo đảm chất lượng, hiệu quả, tránh lãng phí, thất thoát; xử lý nghiêm tình trạng nhũng nhiễu gây khó khăn trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp; minh bạch hóa tối đa các dự án đầu tư công; thực hiện phân cấp, giao quyền, làm rõ trách nhiệm người đứng đầu...

Cử tri cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan và các địa phương có phương án cụ thể khẩn trương di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi thành phố, khu đông dân cư; ngăn chặn kịp thời các nguồn gây ô nhiễm môi trường; quản lý chặt chẽ việc khai thác tài nguyên, khoáng sản; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý trong lĩnh vực đất đai; sửa đổi, bổ sung một số bất cập trong Luật đất đai...

Cử tri và nhân dân cũng phản ánh và lo lắng về một số vấn đề như: địa vị pháp lý của người Việt Nam ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ còn gặp nhiều khó khăn, công tác quản lý người nước ngoài nhập cư, cư trú, làm việc ở Việt Nam và quản lý người Việt Nam đi làm việc, học tập ở nước ngoài chưa chặt chẽ; giá dịch vụ y tế tăng cao, chất lượng khám, chữa bệnh ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa còn hạn chế; chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số còn phân tán, thiếu nguồn lực; giảm nghèo chưa thực sự bền vững; công tác tiếp công dân, đối thoại của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương với người dân ở một số nơi chưa được thực hiện nghiêm túc.

Tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã phản ánh, kiến nghị về 12 vấn đề mà cử tri, nhân dân quan tâm; có 6 kiến nghị gửi tới Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan, tổ chức hữu quan, chính quyền các cấp. Đoàn Chủ tịch ghi nhận việc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo và các bộ, ngành, địa phương đã rút kinh nghiệm, thực hiện các giải pháp khắc phục những vướng mắc, hạn chế thuộc lĩnh vực quản lý của mình. Tuy nhiên, còn một số nội dung cử tri, nhân dân và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã kiến nghị tại nhiều kỳ họp Quốc hội nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết; đề nghị các bộ, ngành, chính quyền địa phương khẩn trương giải quyết những kiến nghị này.

Qua thảo luận, đa số các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều đánh giá cao công tác chuẩn bị Báo cáo của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; cho rằng chất lượng Báo cáo Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam có nhiều đổi mới, phản ánh được toàn diện tâm tư, nguyện vọng cũng như các ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV; bố cục chặt chẽ, đầy đủ.

Phát biểu kết luận về Báo cáo của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tiếp tục rà soát, đánh giá kỹ thêm các nội dung được tổng hợp; bổ sung, làm rõ, cụ thể thêm một số nội dung mà các đại biểu góp ý, đề nghị tại phiên họp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cũng nhấn mạnh, các nhóm kiến nghị, đề xuất của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam được nêu trong Báo cáo đã bám sát, xuất phát từ nội dung ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân. Tuy nhiên, ông Đỗ Bá Tỵ đề nghị, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tiếp tục rà soát để đảm bảo chặt chẽ và thống nhất với Báo cáo của Ban Dân nguyện.

Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến về Báo cáo Kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7 của Quốc hội; Báo cáo Kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội (từ 16/8/2018 đến 15/8/2019).

PV

Tin khác

Chính phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho Tập đoàn Hyosung đầu tư kinh doanh hiệu quả

Chính phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho Tập đoàn Hyosung đầu tư kinh doanh hiệu quả

(CLO) Tiếp ông Lee Sang Woon, Phó Chủ tịch, Giám đốc điều hành Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc), Phó Thủ tướng Lê Minh Khái khẳng định: Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm, coi trọng việc cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho Tập đoàn đầu tư kinh doanh hiệu quả và phát triển bền vững.

Tin tức
Cử tri kiến nghị xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm về ký kết hợp đồng lao động

Cử tri kiến nghị xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm về ký kết hợp đồng lao động

(CLO) Cử tri kiến nghị lãnh đạo tỉnh An Giang chỉ đạo đơn vị chức năng xử lý nghiêm đối với những doanh nghiệp vi phạm về việc ký kết hợp đồng lao động.

Tin tức
Tăng cường trao quyền và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu địa phương trong phòng, chống thiên tai

Tăng cường trao quyền và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu địa phương trong phòng, chống thiên tai

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị từng địa phương tập trung nâng cao năng lực điều hành của mình; tăng cường trao quyền và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu địa phương bởi đây mới là người chỉ huy trực tiếp tại chỗ, mới có thể ra quyết định sáng suốt nhất và hợp lý nhất tại thời điểm xảy ra sự cố, thiên tai.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kịp thời xử lý các vướng mắc trong xuất khẩu dược liệu

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kịp thời xử lý các vướng mắc trong xuất khẩu dược liệu

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế, Bộ Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tiếp tục bám sát tình hình, kịp thời xử lý các vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu dược liệu.

Tin tức
Việt Nam sẽ giảm dần sản lượng thủy sản khai thác, 'rút' số tàu cá tối đa xuống khoảng 83.600 chiếc

Việt Nam sẽ giảm dần sản lượng thủy sản khai thác, "rút" số tàu cá tối đa xuống khoảng 83.600 chiếc

(CLO) Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu giảm dần sản lượng thủy sản khai thác, điều chỉnh tỷ trọng sản lượng khai thác giữa các vùng biển, phù hợp với trữ lượng nguồn lợi thủy sản. Phấn đấu tổng số tàu cá tối đa khoảng 83.600 chiếc.

Tin tức