Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc:

Cửa đã hẹp đối với một thị trường rộng?

Thứ năm, 04/04/2019 08:36 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho hay, 2 tháng đầu năm gạo xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đã giảm tới 95,5%. Một trong những lý do được đưa ra là phía đối tác muốn tăng cường kiểm soát biên giới để hướng tới nhập khẩu chính ngạch nhằm quản lý chất lượng, tránh thất thu thuế.

Chủ động kiểm soát nhập khẩu gạo

Trước đây, Trung Quốc luôn được coi là nước khá “dễ tính” trong việc kiểm soát gạo nhập khẩu và vẫn duy trì nhập qua đường biên mậu với Việt Nam. Tuy nhiên, từ vài năm trở lại đây thị trường xuất khẩu này bắt đầu thu hẹp dần. Điều đáng chú ý nhất là 2 tháng đầu năm, gạo xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đã giảm tới 95,5%. Theo hạn ngạch nhập khẩu gạo của Trung Quốc từ Việt Nam mỗi năm ước chừng có khoảng 5,32 triệu tấn gạo được nhập và số gạo nhập này được duy trì 10 năm nay. Trong số 5,32 triệu tấn này thì khoảng 2,66 triệu tấn cho khối Nhà nước thực hiện còn lại 2,66 triệu tấn cho khối tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài.

Một trong những lý do của việc sụt giảm này được Tham tán Thương mại Việt Nam tại Trung Quốc cho hay, số lượng doanh nghiệp Việt Nam được phép xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm dần. Trước đây, trong quy hoạch các doanh nghiệp xuất khẩu, Bộ Công Thương đã chủ trương và chỉ chấp nhận cho 159 doanh nghiệp trong nước được thực hiện xuất khẩu gạo vào Trung Quốc. Tuy nhiên, phía Trung Quốc muốn chủ động trong việc kiểm soát nhập khẩu gạo và cho rằng họ mới chính là đơn vị cấp phép cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam. Do vậy, sau những đợt thanh tra của đoàn Trung Quốc, số lượng doanh nghiệp được phép xuất khẩu gạo sang Trung Quốc của Việt Nam giảm xuống chỉ còn vài chục doanh nghiệp.

Gạo xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đã suy giảm mạnh trong thời gian qua.

Gạo xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đã suy giảm mạnh trong thời gian qua.

Cần xem lại năng lực

Theo các chuyên gia kinh tế, mấu chốt của việc Trung Quốc tăng cường kiểm soát nhập khẩu gạo từ Việt Nam là vì lâu nay, hoạt động xuất nhập khẩu gạo giữa Việt Nam - Trung Quốc chủ yếu theo đường tiểu ngạch, khó kiểm soát, họ muốn tăng cường kiểm soát biên giới để hướng tới nhập khẩu chính ngạch nhằm quản lý chất lượng, tránh thất thu thuế. Minh chứng cho việc này, ngay từ đầu năm nay, trong cuộc tiếp xúc với lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Nông thôn nước ta, một số doanh nghiệp Trung Quốc đã thể hiện mong muốn được nhập khẩu ngay 100.000 tấn gạo của Việt Nam trong thời gian tới. Các doanh nghiệp Trung Quốc cho biết họ mong muốn được tiếp xúc với doanh nghiệp Việt Nam lớn, có khả năng đáp ứng đơn hàng lớn qua con đường chính ngạch.

Đây cũng được xem là yêu cầu tất yếu trong quản lý an toàn thực phẩm và chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu của Trung Quốc. Do đó, để tiếp tục khai thác lại thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam phải xem lại năng lực của mình trong việc tuân thủ yêu cầu về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc. Chỉ những doanh nghiệp có đầu tư bài bản mới làm ăn được lâu dài. Và hướng tới xuất khẩu gạo theo đường chính ngạch sang Trung Quốc là hoạt động lâu dài, ổn định mà các doanh nghiệp Việt Nam phải quan tâm.

Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, để tăng tỷ trọng xuất khẩu gạo có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, ngành lúa gạo cần xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ để hình thành chuỗi giá trị gia tăng. Bên cạnh đó cũng phải khai thác lợi thế cạnh tranh để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả xuất khẩu trên cơ sở áp dụng công nghệ tiên tiến, nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại, thực hiện chính sách ưu đãi các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Phương Nguyên

Tin khác

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có công điện hỏa tốc, yêu cầu lực lượng quản lý thị trường cả nước thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

(CLO) Văn phòng UBND TPHCM vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi về các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tại cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất nhằm phát triển ngành du lịch của thành phố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4, Vietnam Airlines sẽ cung ứng gần 560.000 ghế, tương ứng hơn 2.800 chuyến bay trên toàn mạng nội địa và quốc tế trong giai đoạn từ ngày 26/4 đến 2/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

(CLO) Thừa Thiên Huế, sẽ tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép, đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đến hết ngày 31/3/2024 mà không chịu xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

(CLO) Từ 15h ngày 28/3, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh tăng 410 đồng, còn xăng RON 95 tăng 530 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp