Liên minh bảo vệ bản quyền tác phẩm báo chí: Chuyện không thể chần chừ

Cuộc cách mạng trực tuyến và bài toán bảo vệ bản quyền nội dung số

Thứ bảy, 13/02/2021 15:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Với sự phát triển của công nghệ 4.0, mạng xã hội, trang thông tin báo điện tử, thì tình trạng vi phạm bản quyền tác phẩm báo chí ngày càng gia tăng.

LTS: Việc vi phạm bản quyền tác phẩm báo chí ngày càng gia tăng và diễn ra theo chiều hướng ngày càng tinh vi hơn đã đặt ra vấn đề cấp bách phải có những giải pháp quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa trong vấn đề này. Nhưng giải pháp như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất lại là câu chuyện không đơn giản. Nhiều cơ quan báo chí đã đề xuất đến việc thành lập một liên minh để bảo vệ bản quyền tác phẩm báo chí, trong đó hội tụ đầy đủ các thành phần như: báo chí, doanh nghiệp công nghệ và đại diện cơ quan nhà nước, thì việc bảo vệ tác quyền báo chí mới có hiệu quả. Báo Nhà báo & Công luận số Xuân Tân Sửu có chuyên đề xung quanh mô hình và tính khả thi của Liên minh này. 

Báo Nhà báo và Công luận xin trân trọng giới thiệu bài viết của ông Lưu Đình Phúc - Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (PT-TH & TTĐT) xung quanh vấn đề này.

Vi phạm bản quyền kỹ  thuật số

Với sự phổ biến của Internet và công nghệ phát triển nhanh chóng nên ngày càng có nhiều người sử dụng nội dung trực tuyến. Cho dù đó là từ điện thoại di động, máy tính bảng hay TV thông minh, mức tiêu thụ kỹ thuật số trực tuyến ngày càng tăng và trở thành lựa chọn mặc định để truy cập phim, TV, nhạc, sách, phần mềm và trò chơi.

Tuy nhiên, với sự gia tăng này người xem có thể chọn từ nhiều nền tảng phát trực tuyến nội dung vi phạm bản quyền bất hợp pháp. Ngoài ra, việc sở hữu và sử dụng nhiều thiết bị di động, cùng với băng thông rộng tốc độ cao và khả năng lưu trữ chi phí thấp đã giúp thúc đẩy xu hướng vi phạm bản quyền kỹ thuật số.

Vi phạm bản quyền kỹ thuật số được định nghĩa là “hành vi sao chép và bán bất hợp pháp nhạc kỹ thuật số, video, phần mềm máy tính, v.v...”. Đối với ngành công nghiệp nội dung, vi phạm bản quyền kỹ thuật số là việc sao chép và phân phối trái phép tài liệu có bản quyền; điều này bao gồm tất cả các loại nội dung kỹ thuật số như phim, nhạc, phần mềm và sách điện tử.

Các hành vi vi phạm bản quyền không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến các nghệ sĩ sáng tạo và chủ sở hữu quyền, chúng còn đe dọa sản xuất nội dung và ngành nội dung rộng lớn hơn. Vi phạm bản quyền kỹ thuật số ảnh hưởng đến toàn bộ mạng phân phối nội dung hợp pháp - từ người tạo ra sản phẩm đến nhà phân phối và đến tận tay người tiêu dùng.

Tác hại tiềm ẩn từ các trang web giả mạo, vi phạm này là rất lớn, khiến người truy cập tiếp xúc với nội dung không phù hợp với trẻ em, vi rút, phần mềm độc hại, gian lận và lừa đảo.

Có nhiều loại trang web khác nhau cung cấp quyền truy cập bất hợp pháp vào nội dung có bản quyền như phim, nhạc, TV, trò chơi và phần mềm. Đó là các dạng như: trang web phát trực tuyến bất hợp pháp cho phép bạn xem nội dung trái phép có bản quyền theo yêu cầu mà không cần tải xuống tệp bất hợp pháp.Trang web có thể phát trực tiếp hoặc cung cấp liên kết đến nội dung được lưu trữ trên các trang web khác. Lưu trữ nội dung trái phép và cung cấp liên kết đến nội dung trái phép.

ongLưu Đình Phúc

Xử lý như đi dọn cỏ

Theo đánh giá của Cục PT-TH & TTĐT, Bộ TT&TT, vi phạm bản quyền nội dung số có xu hướng gia tăng, chủ yếu về giải trí như: bóng đá, phim, game show, ca nhạc….

Các hành vi vi phạm bản quyền được thực hiện với những cách thức hết sức tinh vi, luôn thay đổi, và khó khăn khi xử lý đối với hoạt động vi phạm được thực hiện xuyên biên giới, từ nước ngoài cung cấp dịch vụ vào Việt Nam. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực của cơ quan quản lý, của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian, của các tổ chức, đại diện chủ sở hữu quyền, chủ sở hữu quyền trong công tác phối hợp, nhưng diễn biến vi phạm bản quyền gia tăng đòi hỏi phải có giải pháp thực tế có tính khả thi hơn.

Tại Hội thảo về bảo vệ bản quyền nội dung số do Cục PT-TH & TTĐT tổ chức, các chủ sở hữu quyền bức xúc vì nạn ăn cắp bản quyền trắng trợn, công khai, như: một số báo dẫn đường link và livestream nội dung của K+ mà không xin phép; 7 cơ quan báo chí  bị VTV cáp khởi kiện; các trang web được mở ra để livestream các trận bóng đá mà Đài truyền hình VTV, VTC truyền hình trực tiếp; chặn trang web này thì lại có ngay trang web khác. Hơn nữa, quy trình xử lý vi phạm mất cả tuần nên chủ sở hữu quyền rơi vào tình trạng “được vạ thì má đã sưng”, thiệt hại kinh tế là rất lớn.

Phòng, chống ăn cắp bản quyền nội dung số

Một là, để hạn chế người tiêu dùng bất hợp pháp, cách hiệu quả nhất để đối phó với vi phạm bản quyền kỹ thuật số là trải nghiệm khách hàng và giá cả, bên cạnh thư viện nội dung. Mang đến cho người dùng một giao diện đơn giản, dễ sử dụng, không có hiện tượng trễ và chất lượng video tốt có thể ngăn người xem tránh xa các nền tảng và bản sao nội dung vi phạm bản quyền chất lượng kém. Nếu các công ty cung cấp dịch vụ với mức giá hấp dẫn, người tiêu dùng có thể ít bị ép buộc hơn bởi các con đường vi phạm bản quyền.

Hai là, tăng cường giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức người dùng, rằng vi phạm bản quyền là một tội ác và nó là bất hợp pháp. Ví dụ, hành vi chia sẻ thông tin đăng nhập, các bạn trẻ, thậm chí cả bố mẹ của chúng đều làm. Đây là một dạng vi phạm mà mọi người đều làm, và do đó hoạt động này không còn có vẻ bất hợp pháp vì hành vi này được hiểu là bình thường. Sự nhầm lẫn của người tiêu dùng xung quanh vi phạm bản quyền kỹ thuật số là một vấn đề nghiêm trọng. Người dùng internet bình thường có thể khó phân biệt giữa nội dung bất hợp pháp và hợp pháp với nhiều dịch vụ phát trực tuyến hiện có. Mặc dù người dùng có thể biết rằng tải xuống một bộ phim có thời lượng đầy đủ từ mạng là bất hợp pháp, nhưng hầu hết người dùng internet sẽ cho rằng một trang web phát video trực tuyến, đặc biệt là một trang web có thu phí thành viên là đang cung cấp nội dung hợp pháp.

tim-giai-phap-huu-hieu-bao-ve-ban-quyen-tren-moi-truong-ky-thuat-so-1

Vì thế, giáo dục công chúng về tác động của vi phạm bản quyền kỹ thuật số là rất quan trọng, cũng như dạy người tiêu dùng cách phân biệt giữa các nền tảng nội dung hợp pháp và bất hợp pháp.

Ba là, các chủ sở hữu quyền cần bảo vệ mình bằng cách khởi kiện tại tòa, yêu cầu xử lý hình sự loại tội phạm này. Cần đẩy mạnh truyền thông về các phiên tòa này; về vi phạm bản quyền của các nền tảng nội dung xuyên biên giới.

Bốn là, cần ứng dụng công nghệ để biết được nội dung nào đang bị vi phạm bản quyền và ở đâu. Điều đó cần có sự can thiệp của kỹ thuật ở giai đoạn trước khi truyền. Trí tuệ nhân tạo sẽ giám sát các luồng video. Công nghệ này hạn chế việc sao chép nội dung trái phép và cho phép chủ sở hữu nội dung thực thi các yêu cầu cấp phép. Bảo vệ này được thực hiện bằng cách nhúng mã ngăn nội dung bị phân phối mà không được phép. Nó cũng hạn chế cách người dùng có thể lấy nội dung. Phần mềm được mã hóa, vì vậy hệ thống hoạt động theo cách mà ngay cả khi người dùng đã tải xuống video thì sẽ không thể chia sẻ video đó; có thể tải xuống nội dung để xem sau, nhưng video sẽ không được lưu trên thiết bị của họ. Ngay cả khi họ đã chụp ảnh màn hình video, hình ảnh sẽ bị bôi đen. Việc lấy dấu vân tay cho phép chủ sở hữu nội dung dễ dàng xác định xem nội dung của họ có bị tải lên các trang web như YouTube bất hợp pháp hay không.

Ví dụ, khi người dùng cố gắng tải một tệp lên YouTube, hệ thống nhận dạng vân tay của YouTube sẽ phân tích tệp và kiểm tra tệp đối với dấu vân tay trong cơ sở dữ liệu của nó để xem liệu nội dung có phải là tài liệu có bản quyền hay không.

Lấy dấu vân tay bao gồm quá trình phân tích video và âm thanh để tạo ra một dấu vân tay kỹ thuật số duy nhất cho phần nội dung cụ thể đó (một dạng ID content).

Năm là, sau khi phát hiện thấy một vi phạm, cần phải có hành động nhanh chóng để xử lý. Điều này ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong những năm gần đây vì vi phạm bản quyền đã xoay trục sang phát trực tuyến theo thời gian thực và các dòng doanh thu bất hợp pháp béo bở liên quan đến thể thao trực tiếp nói riêng (giá đặc biệt phải trả để truy cập nội dung thể thao khiến nó trở thành mục tiêu vi phạm).Việc xóa nội dung khỏi internet càng nhanh càng tốt là cách tốt nhất để ngăn chặn những hành vi vi phạm và hướng người tiêu dùng đến các lựa chọn thay thế hợp pháp. Vấn đề là các chủ sở hữu quyền phải chủ động ứng dụng công nghệ rà quét để phát hiện sớm vi phạm; vai trò của cơ quan quản lý, của ISP, những chế tài quy định đối với ISP. Luật tin giả của Singapore có quy định xử lý nghiêm các ISP không tuân thủ lệnh chặn gỡ. Hay quy trình “Process 24h” của Malaysia là kinh nghiệm phù hợp để triển khai ở Việt Nam trong việc chặn gỡ, xử lý vi phạm bản quyền trên môi trường mạng trong vòng 24h.

anh-cho-bai

Sáu là, vấn đề hợp tác. Mặc dù các công ty ở tất cả các cấp của chuỗi phát sóng đang có sự cạnh tranh, nhưng thiệt hại do vi phạm bản quyền nội dung là quá lớn nên cần nỗ lực đồng bộ trong hợp tác. Những điều này cần phải diễn ra ở tất cả các cấp của ngành và ở tất cả các bước của quy trình, từ sản xuất và bảo mật nội dung tại chỗ cho đến truyền tải. Càng nhiều công ty và tổ chức tham gia, giải pháp tổng thể càng hiệu quả. Sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan quản lý, sự hợp tác của các ISP, hiệp hội, doanh nghiệp, đại diện chủ sở hữu quyền và chủ sở hữu quyền sẽ tạo thành liên minh để bảo vệ nội dung số trước vấn nạn ăn cắp bản quyền đang bùng nổ trên không gian mạng.

Ông Lưu Đình Phúc -

Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và thông tin điện tử

Tin khác

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo
Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

(CLO) Sáng 26/4, tại TP. Sơn La, tỉnh Sơn La, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt đã tổ chức Lễ tri ân kỷ niệm 40 năm Báo Nông thôn Ngày Nay xuất bản số báo đầu tiên (7/5/1984 - 7/5/2024).

Nghề báo