Tâm điểm thế giới năm 2022:

Cuộc chiến chống COVID-19 và nỗ lực hồi phục chuỗi cung ứng toàn cầu

Thứ hai, 31/01/2022 10:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Bức tranh thế giới năm 2022, theo nhìn nhận của Báo Nhà báo & Công luận, sẽ được khắc họa chủ yếu trên 3 nhóm màu chính: địa chính trị, kinh tế và khí hậu. Tuy nhiên, tâm điểm của năm mới Nhâm Dần vẫn là cuộc chiến chống COVID-19 và nỗ lực hồi phục chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nhiều biến động địa chính trị 

Những biến động địa chính trị đáng lưu ý đầu tiên phải kể tới Nga – Ukraine. Một trong những câu hỏi chờ được trả lời trong năm 2022 là liệu chiến tranh có bùng phát? Những căng thẳng gần đây, từ cả phía Nga lẫn Ukraine cũng như sự hậu thuẫn từ các quốc gia thành viên NATO đang khiến khu vực biển Đen trở thành một trong những khu vực địa chính trị đáng lưu ý nhất của cuối năm 2021 và vẫn chưa có dấu hiệu giảm căng thẳng. 

cuoc chien chong covid 19 va no luc hoi phuc chuoi cung ung toan cau hinh 1

Hy vọng đại dịch kết thúc là tâm điểm của năm mới 2022 - Ảnh: AP

Nhiều người đã nói về việc Tổng thống Nga sử dụng căng thẳng Ukraine như một đòn bẩy để buộc châu Âu thông qua đường ống dẫn khí Nord Stream 2, nhưng sự việc có thể sẽ không dừng ở đó. Kể từ khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014 và Donbass, Luhansk ly khai, Ukraine vẫn nuôi tham vọng thu hồi. Với sự hỗ trợ của Mỹ và NATO, một cuộc xung đột ở phạm vi cục bộ rất có thể xảy ra. 

Vấn đề Triều Tiên dự kiến sẽ có ít khác biệt trong năm 2022. Với những chính sách và tuyên bố cứng rắn chống lại Mỹ, kỳ vọng quay trở lại bàn đàm phán thỏa thuận phi hạt nhân hóa sẽ khó có thể được thực hiện trong tương lai gần. 

So với Triều Tiên, vấn đề hạt nhân của Iran dường như có nhiều lạc quan hơn sau khi cả Mỹ và Iran đều leo thang căng thẳng bằng cách vi phạm không ít điều khoản trong thỏa thuận ký kết hồi năm 2015, kể từ thời điểm ông Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận được gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) năm 2018, để áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt Iran. Chính quyền Biden tỏ rõ ý định quay lại thỏa thuận, trong khi Iran cũng sẵn sàng nếu chấp nhận với một số điều kiện. Thực tế cho thấy hai bên đã có động thái giảm căng thẳng. 

Afghanistan cũng là một trong những câu hỏi lớn của năm 2022. Dù đã tuyên bố sẽ không tái áp dụng lại các biện pháp cai trị cực đoan như những năm 1990, nhưng các hành động của Taliban kể từ khi cầm quyền đã khiến thế giới dần mất tin tưởng vào lời hứa của họ. Phụ nữ và trẻ em đã bị cấm đi học và đi làm. Hãy chờ xem họ sẽ làm gì, và Mỹ liệu có hành động để sửa chữa cho đống đổ nát mà họ để lại vào năm 2021.

Thúc đẩy kinh tế, hồi phục chuỗi cung ứng toàn cầu

Một trong những câu hỏi lớn vẫn là liệu quan hệ thương mại Mỹ - Trung trong năm 2022 có được cải thiện? Dù đã đạt được những thành tựu bước đầu trong năm 2020, nhưng năm 2021 lại khá ảm đạm khi cả hai đều không thể hoàn thành những mục tiêu đã đề ra trong bước 1, cũng như không có dấu hiệu cho thấy các cuộc đàm phán sẽ sớm đi tới một thỏa thuận chung. Đàm phán vẫn sẽ diễn ra, song kết quả thực tiễn có hay không lại là câu hỏi khác. Việc Trung Quốc vượt Mỹ để trở thành nước giàu nhất thế giới cũng sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế toàn cầu, khi cán cân quyền lực có thể xoay chuyển và Trung Quốc sẽ quyền áp đặt nhiều hơn trong cuộc chơi này. 

cuoc chien chong covid 19 va no luc hoi phuc chuoi cung ung toan cau hinh 2

Chính sách Trung Quốc của chính quyền Joe Biden sẽ tác động và định hình tình hình thế giới năm 2022 - Ảnh: AP

Việc khôi phục nền kinh tế sau đại dịch COVID-19 cũng là một điều đáng quan tâm. Nhiều nước phát triển như Mỹ hay Anh đã thấy được những kết quả khả quan của các chính sách hỗ trợ kinh tế vào cuối năm 2021 và sẽ sớm thắt chặt các biện pháp để hạn chế lạm phát. 

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh lãi suất trong năm 2022 và điều này sẽ có tác động mạnh mẽ tới thị trường vàng và chứng khoán toàn cầu trong năm sau. 

Năm 2022 đánh dấu việc RCEP, hiệp định tự do thương mại lớn nhất thế giới chính thức có hiệu lực, điều này sẽ thúc đẩy chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó Trung Quốc sẽ là đầu tàu cho quá trình hồi phục. 

Ngành du lịch toàn cầu dự kiến cũng sẽ rục rịch hoạt động trở lại, khi nhiều nước bắt đầu thí điểm hộ chiếu vắc-xin COVID-19. Đã 2 năm kể từ khi ngành “công nghiệp không khói” sụp đổ trên toàn thế giới và việc xây dựng lại chắc chắn sẽ tốn nhiều thời gian và công sức, nhưng đây cũng là cơ hội cho nhiều sáng kiến và cơ hội mới. 

Thị trường tiền số rất sôi động trong dịp cuối năm 2021 và dự kiến sẽ tiếp tục bùng nổ trong năm 2022, khi mà ngày càng có nhiều dự án khả thi hơn đang được triển khai. Nhiều người vẫn hoài nghi về một bong bóng tiền số, nhưng có thể 2022 sẽ minh chứng được những áp dụng thực tiễn đầu tiên của công nghệ blockchain vào đời sống của người dân. Khởi điểm đó có thể bắt đầu từ NFT (Non-fungible token), một loại tài sản kỹ thuật số và Metaverse (Thực tế ảo).

cuoc chien chong covid 19 va no luc hoi phuc chuoi cung ung toan cau hinh 3

Căng thẳng biên giới Nga – Ukraine có thể dẫn tới xung đột cục bộ nhưng không dẫn tới chiến tranh - Ảnh: AP

Tương lai của đại dịch vẫn là dấu hỏi

Tâm điểm của thế giới năm 2022 vẫn là câu hỏi về tương lai của đại dịch COVID-19. Việc các biến thể mới có phát triển hay không, đại dịch có trở nên nguy hiểm hơn hay sẽ dần trở thành một loại cúm mùa thông thường đang nhận được sự chú ý của toàn cầu.

Sự xuất hiện của biến thể mới Omicron đang thúc đẩy các nhà khoa học nhanh chóng cải tiến vắc-xin và nghiên cứu thêm các liệu pháp điều trị mới. Cùng với những thành tựu đạt được trong năm 2021 như vắc-xin, thuốc điều trị COVID-19 dạng viên, miếng dán tạo đề kháng… thế giới hy vọng sẽ có thêm những cách thức mới cho cuộc chiến chống COVID. 

Từ nỗ lực của các quốc gia trong việc đẩy mạnh tiêm chủng vắc-xin, nhiều nơi triển khai mũi nhắc lại, có nhiều cơ sở và hy vọng rằng, đại dịch COVID-19 sẽ được khống chế vào cuối năm 2022 và trở thành một dạng cúm mùa. 

Tác động lâu dài và mạnh mẽ của biến đổi khí hậu cũng khốc liệt không kém là bao so với đại dịch, vì thế việc Hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP26 tại Scotland nhất trí đạt mục tiêu khí hậu, giữ cho mức tăng nhiệt độ trái đất ở mức 1,5 độ C, tiếp tục là tâm điểm của năm 2022. Đây sẽ là năm bản lề để các nước đặt ra các kế hoạch mục tiêu cũng như phương án hành động từ nay tới năm 2030.

cuoc chien chong covid 19 va no luc hoi phuc chuoi cung ung toan cau hinh 4

Amazon tạm dừng việc trở lại văn phòng làm việc cho đến năm 2022 do COVID-19 gia tăng. Tuy nhiên, hy vọng đại dịch sẽ kết thúc khi tiêm chủng được mở rộng. Ảnh: Getty.

Khi cả thế giới đang mong muốn nỗ lực duy trì cam kết COP26 để chống biến đổi khí hậu, các mô hình kinh doanh bền vững, năng lượng tái tạo và xe điện không ô nhiễm dự kiến sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và mở rộng tại nhiều thị trường hơn. 

Câu chuyện thiếu hụt năng lượng trong năm 2021 dự kiến sẽ vẫn tiếp diễn trong đầu năm 2022 và giá vẫn sẽ ở mức cao. Vấn đề năng lượng ở châu Âu cũng liên quan tới nguồn cung ở Nga, đồng thời đặt ra câu hỏi về việc độc lập khí hậu như Pháp đã từng đề ra.

Top 10 sự kiện nổi bật và có thể xảy ra trong năm 2022

1. Căng thẳng biên giới Ukraine - Nga có thể dẫn tới xung đột cục bộ. 

2. Eo biển Đài Loan tiếp tục nóng với các hoạt động quân sự gia tăng của Trung Quốc và Mỹ. 

3. Iran và Mỹ khả năng lớn sẽ tái ký thoả thuận hạt nhân 2015. 

4. Bầu cử Pháp: Bà Le Pen có thể trở thành nữ Tổng thống Pháp đầu tiên. 

5. Thị trường năng lượng tái tạo và xe điện sôi động trong bối cảnh các quốc gia thúc đẩy giảm phát thải carbon. 

6. Căng thẳng Mỹ - Trung chưa hạ nhiệt, Trung Quốc có những biện pháp đáp trả quyết liệt hơn. 

7. NFT và Metaverse bùng nổ: tiền số bước vào thời kỳ mới. Bitcoin có thể phá kỷ lục giá mới. 

8. Xuất hiện nhiều phương pháp mới chữa COVID-19 và cuộc đua chống lại biến thể mới.

9. Chính quyền Taliban có thể được quốc tế công nhận với những nỗ lực cải tổ. 

10. Các quốc gia đề xuất các kế hoạch triển khai mục tiêu Cop26. 

Hoàng Việt

Bình Luận

Tin khác

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

(CLO) Các quan chức Israel và Mỹ cho biết hầu hết tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái (UAV) mà Iran phóng vào Israel hôm 13/4 đều bị đánh chặn, cho thấy hệ thống phòng thủ tên lửa đa lớp đáng gờm của hai đối tác đồng minh.

Tiêu điểm Quốc tế
Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

(CLO) Ghép tạng có thể cứu được mạng sống, nhưng cũng có thể gây ra những thay đổi sâu sắc về tính cách, theo một nghiên cứu gần đây cho thấy.

Tiêu điểm Quốc tế
Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

(NB&CL) Thụy Sĩ và Ukraine đang mong đợi 80 - 100 quốc gia sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình đầu tiên dự kiến diễn ra tại thành phố Lucerne, Thụy Sĩ, vào ngày 16 và 17/6 tới. Nhưng giữa mong đợi và hiện thực luôn là khoảng cách, nhất là với một vấn đề nan giải như cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế