"Cuộc chiến cuối" của ngài Donald Trump

Thứ năm, 14/01/2021 14:40 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Bản thân ngài Donald Trump có lẽ cũng không bao giờ nghĩ rằng những ngày cuối cùng trên cương vị Tổng thống của mình lại giông bão đến thế.

Khi dư âm của “cuộc bạo loạn tại Điện Capitol” còn chưa dứt thì việc Twitter tuyên bố khóa vĩnh viễn tài khoản của ông đã đưa ông chủ thứ 45 của Nhà Trắng vào một cuộc chiến căng thẳng không hề mong đợi.

“Động thái báo thù” của các Big Tech

Đó là ví von của báo chí thế giới trước sự vụ ngày 8/1, Twitter tuyên bố đình chỉ vĩnh viễn tài khoản của ông Trump (@realDonaldTrump) với lý do tránh kích động bạo lực thêm nữa, sau khi những người ủng hộ nhà lãnh đạo Mỹ tấn công trụ sở Quốc hội hôm 6/1. Ngay sau đó, các nền tảng mạng xã hội khác như Facebook hay Instagram cũng đã khóa tài khoản của ông Trump vô thời hạn, viện dẫn lý do tránh xúi giục bạo lực. Sự viện dẫn này được đưa ra với “bằng chứng” là trong thời gian vụ tấn công tòa nhà Quốc hội Mỹ diễn ra, nhà lãnh đạo Mỹ đăng tải nhiều dòng trạng thái trên trang mạng cá nhân Twitter, lúc đầu kêu gọi Phó Tổng thống Mike Pence đảo người kết quả bầu cử. Thậm chí, gần 4 giờ chiều ngày 6/1, ông Trump đã đưa ra một thông điệp video ghi từ Vườn Hồng đại ý: “Chúng ta đã có một cuộc bầu cử bị đánh cắp” cùng lời nhắn nhủ: “Chúng tôi yêu các bạn. Các bạn rất đặc biệt”. Nên nhớ, trước khi bị đình chỉ vĩnh viễn, tài khoản cá nhân của ông Trump trên Twitter có khoảng 88,7 triệu người theo dõi - một con số không hề nhỏ.

Báo Công luận

Tuy nhiên, theo giới quan sát, việc các tập đoàn công nghệ lớn (thường được gọi là Big Tech), “tránh xúi giục bạo lực” chỉ là “lý do tức thời”, nếu không muốn nói “chỉ là một phần của lý do”. Tờ Politico thậm chí còn không đừng được khi lên tiếng tiết lộ về “một phần của lý do” này là việc các Big Tech đã không thể chờ đợi thêm chút nào nữa sau hơn “1.400 ngày chịu đựng ông Trump”. Sự chịu đựng ấy, theo các nhà quan sát, là vô số những vấn đề, từ việc các Big Tech phải đối mặt với các cuộc điều tra chống độc quyền tiềm ẩn, chống cạnh tranh. Ông Trump cũng cáo buộc các nền tảng truyền thông xã hội kiểm duyệt và thiên vị. Chưa hết, việc ông Trump phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc cũng bị cho là đã tạo ra sự không chắc chắn cho các chuỗi cung ứng công nghệ… Theo thống kê hồi tháng 7/2019 của tạp chí Nikkei Asian Review, khoảng 50 công ty Mỹ đang cân nhắc rút một phần hoặc toàn bộ khỏi Trung Quốc do cuộc chiến thuế quan giữa hai nước. Thực tế đó được xem là lý do căn bản khiến mối quan hệ giữa vị Tổng thống thứ 45 và các Big Tech ngày thêm căng thẳng và ngày càng tỏ thái độ không ủng hộ ông Trump tại vị.

“Các nguyên tắc quản lý về tự do ngôn luận không phải quyền của các hãng công nghệ”

Đó là quan điểm được nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel đưa ra ngày 11/1 vừa qua sau động thái “gây bão” của các Big Tech. Trong quan điểm của “người đàn bà thép”, việc thiết lập các nguyên tắc quản lý về tự do ngôn luận phải là công việc của các nghị sĩ chứ không phải quyền của các hãng công nghệ tư nhân như Facebook hay Twitter.

Cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley cho rằng động thái của Twitter là “không thể tin được” vì họ đã khiến “Tổng thống Mỹ không được lên tiếng”.

Báo Công luận

Trong lòng nước Mỹ, các quan điểm nhìn nhận cũng hết sức trái chiều. Đối thủ của ông Trump và nhiều học giả về truyền thông xã hội hoan nghênh động thái trên của các nền tảng, một số nói rằng đây là việc lẽ ra phải làm từ lâu. Còn một số lãnh đạo thuộc Đảng Cộng hòa của ông Trump đã lên án quyết định của các mạng xã hội cho rằng “Ngôn luận nên được tự do, cho dù các bạn có nhất trí với một quan điểm nào đó hay không”.

Về phần mình, ông Trump cho biết: “Tôi đã đoán được điều này sẽ xảy ra”, còn cậu con trai cả của ông - Donald Trump Jr. thì gọi động thái của Twitter là “hoàn toàn điên rồ” và là bằng chứng cho thấy “Tự do ngôn luận không còn tồn tại ở Mỹ. Nó đã biến mất bởi các tập đoàn công nghệ lớn và những thứ còn lại chỉ dành cho một nhóm người” - Donald Trump Jr. viết.

Hạ viện Mỹ đã thông qua Nghị quyết hối thúc Phó Tổng thống Mike Pence kích hoạt Tu chính án 25 của Hiến pháp Mỹ để lập tức phế truất Tổng thống đương nhiệm Donald Trump. Vụ tấn công tòa nhà Quốc hội Mỹ ngày 6/1 là vụ việc nghiêm trọng chưa từng thấy trong lịch sử Mỹ, xảy ra khi Quốc hội đang kiểm đếm phiếu đại cử tri để xác nhận chiến thắng cho ông Joe Biden. Về phần mình, ngày 12/1, Tổng thống Trump gọi kế hoạch luận tội của phe Dân chủ tại Hạ viện là phần tiếp theo của “cuộc săn phù thủy lớn nhất trong lịch sử chính trị”. 

Hà Trang

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế