'Cuộc chiến quy tắc' khiến Mỹ và Trung Quốc dễ xung đột hơn

Thứ ba, 26/10/2021 16:46 PM - 0 Trả lời

(CLO) Không như các cuộc tranh giành quyền lực lớn trước đây, Mỹ và Trung Quốc đang ganh đua thông qua việc ai sẽ thiết lập được các quy tắc quốc tế, chứ không phải sức mạnh quân sự hay kinh tế. Song ngược lại, “cuộc chiến quy tắc” lại dễ gây ra xung đột về kinh tế hoặc cả quân sự.

Ai sẽ là người “làm luật”?

Những người chiến thắng trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất đã sắp xếp lại thế giới dưới hình thức Hội Quốc Liên. Họ đã làm như vậy một lần nữa sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, mặc dù bao trùm hơn, bằng cách thành lập Liên Hợp Quốc. Một điều gì đó tương tự đã xảy ra sau Chiến tranh Lạnh, khi “Đồng thuận Washington” được thực thi trên toàn cầu.

cuoc chien quy tac khien my va trung quoc de xung dot hon hinh 1

Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại một cuộc gặp năm 2013 - Ảnh: AP

Cả Trung Quốc và Mỹ đều không tìm cách sắp xếp lại thế giới bằng cách giành chiến thắng trong một cuộc chiến như vậy. Bởi vì cả hai đều nhận ra, một cuộc xung đột quân sự có thể rất thảm khốc. Họ đang cố gắng giành chiến thắng mà không cần phải chiến đấu, thay vào sử dụng các quy tắc quốc tế làm công cụ hạn chế đối thủ và định hình thế giới có lợi cho mình.

Rất lâu trước khi Mỹ thừa nhận sự cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc, Tổng thống Mỹ khi đó là Barack Obama đã hối thúc việc thông qua hiệp định thương mại Đối tác xuyên Thái bình dương, vì nó sẽ cho phép “Mỹ - chứ không phải các nước như Trung Quốc - viết ra các quy tắc trong thế kỷ 21”.

Chỉ thị an ninh quốc gia tạm thời của Tổng thống Joe Biden được công bố vào tháng 3 năm nay cũng đã kết thúc bằng một tuyên bố tương tự: “Mỹ chứ không phải Trung Quốc sẽ định hình các chuẩn mực và thỏa thuận toàn cầu mới”.

Dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc đã trở nên cởi mở hơn về thực hiện các quy tắc, thay vì chỉ cam kết. Bắc Kinh hiểu rằng sức mạnh quân sự hoặc thậm chí chính sách kinh tế cứng rắn không phải nguồn ảnh hưởng quốc tế duy nhất.

Cạnh tranh về công nghệ mới là trọng tâm của cuộc chiến mới này. Ví như, nước nào sẽ thiết lập ra các tiêu chuẩn toàn cầu cho mạng di động băng thông rộng 5G, hay các quy tắc về công nghệ nhận dạng khuôn mặt.

Nhưng nghịch lý là cạnh tranh về luật lệ lại có thể khiến xung đột quân sự dễ xảy ra hơn. Các quy tắc cơ bản của quan hệ quốc tế tồn tại để quản lý cạnh tranh và thúc đẩy hợp tác. Những quy tắc này chỉ tồn tại trong chừng mực. Các cường quốc có thể quyết định từ chối một cách đơn giản. Khi đó mọi thứ có thể trở nên mất kiểm soát.

cuoc chien quy tac khien my va trung quoc de xung dot hon hinh 2

Tiêm kích của Trung Quốc tăng cường tuần tra các khu vực - Ảnh: AP

Cuộc chiến giằng co và đáng lo!

Bởi vậy, Mỹ đã nhận thấy về sự cần thiết của các bộ quy tắc mà không gây ra xung đột. Tổng thống Joe Biden gần đây nhấn mạnh sự cần thiết của “cạnh tranh có trách nhiệm, thiết lập ‘lan can’ bảo vệ để cạnh tranh không trở thành xung đột”.

Sự gia tăng gần đây các máy bay phản lực Trung Quốc tiến vào Vùng nhận dạng Phòng không của Đài Loan đã cho thấy sự cần thiết của một đường dây nóng tức thì. Trong những tháng cuối cùng nắm quyền, Donald Trump thấy rằng cần phải trấn an người đồng cấp bên phía Trung Quốc rằng họ không sắp bị tấn công. Song chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley tiết lộ, những cuộc điện thoại như vậy có thể mất vài ngày hoặc vài tuần để thiết lập.

Washington muốn hợp tác nhiều hơn với Bắc Kinh, vượt ra ngoài mức độ quản lý khủng hoảng. Song Trung Quốc lại tỏ ra thờ ơ hơn với khái niệm “lan can bảo vệ” mà Tổng thống Biden đưa ra. Họ nghi ngờ rằng một khái niệm như vậy là hình thức che đậy mỏng manh, nhằm giữ nguyên hiện trạng vốn vẫn đang có lợi cho Mỹ

Bản thân Trung Quốc không lạ gì chiến lược “quản lý xung đột” cho các mục đích địa chính trị. Họ đang thiết lập một “Bộ quy tắc ứng xử” có vẻ trung lập cho Biển Đông, song thực ra để củng cố sự thống trị của mình ở vùng biển này.

Thi đấu mà không có “hàng rào bảo vệ” như là một trò đá gà mà Trung Quốc có vẻ dễ chơi hơn. Họ đang nhận ra việc xoay trục của Mỹ sang “cạnh tranh có trách nhiệm” là một dấu hiệu của sự yếu kém.

Kinh nghiệm cho thấy, ngoài Donald Trump, hầu hết các tổng thống Mỹ khi nhậm chức đều nói chuyện cứng rắn với Trung Quốc, nhưng theo thời gian, họ sớm nhận ra tầm quan trọng của Trung Quốc.

Điều đó lại đang diễn ra. Trong cuộc điện đàm vào ngày 09/09 mới đây với người đồng cấp Tập Cận Bình, Tổng thống Joe Biden đã đồng ý thỏa thuận hòa giải “trao đổi con tin”: giữa giám đốc điều hành Meng Wanzhou của Tập đoàn Huawei với 2 người người Canada Michael Kovrig và Michael Spavor. Nhiều khả năng, ông Biden cũng đã nói về hiệp ước quan hệ đối tác an ninh ba bên Mỹ, Anh và Úc trong cuộc điện đàm này.

Hiệp ước AUKUS đã được công bố vào ngày 15/9, còn việc thả GĐĐH Meng Wanzhou của Huawei được công bố vào ngày 24/09. Sau đó, các cuộc họp trực tuyến giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào cuối năm. Kể từ đó, Bắc Kinh cho thấy họ sẵn sàng mạo hiểm xung đột về Đài Loan để thay đổi hiện trạng.

Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin và Phó Tổng thống Kamala Harris từng nhấn mạnh rằng, Mỹ quyết cạnh tranh với Trung Quốc nhưng không “tìm kiếm xung đột”. Tuy nhiên, một cuộc chiến để trở thành người viết ra quy tắc quốc tế lúc này lại dễ dẫn đến các xung đột về kinh tế, thậm chí cả quân sự. Đó mới là điều đáng lo ngại!

Hoàng Hải

Bình Luận

Tin khác

Vụ sập cầu Baltimore: Lời cảnh báo mới từ cây cầu cũ

Vụ sập cầu Baltimore: Lời cảnh báo mới từ cây cầu cũ

(CLO) Con tàu container làm sập cây cầu Francis Scott Key ở Baltimore (Mỹ) không chỉ gây tắc nghẽn một cảng sầm uất mà còn nhắc nhở về sự mong manh, dễ tổn thương của dòng chảy thương mại toàn cầu.

Tiêu điểm Quốc tế
Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

(CLO) Cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore, bang Maryland, Mỹ đã sập vào sáng sớm ngày 26/3 do bị một tàu chở hàng container đâm vào trụ cầu, khiến 6 người rơi xuống làn nước lạnh giá bên dưới và mất tích.

Tiêu điểm Quốc tế
Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

(CLO) Trong khi tình hình Gaza, đặc biệt là thành phố Rafa, vẫn căng như dây đàn khi Israel quyết tiến vào đây để tiêu diệt các đơn vị Hamas, thì ở một thế giới khác, những người Israel và Palestine sống tại Đức đang… chung tay cứu trợ người dân Gaza.

Tiêu điểm Quốc tế
Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

(CLO) Dù sớm nhìn ra khả năng khai thác các khoáng sản quan trọng ở đáy biển sâu nhưng Mỹ đã bị Trung Quốc bỏ lại phía sau trong cuộc đua này. Và vì thế, Washington đang phải tăng tốc.

Tiêu điểm Quốc tế
ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

(CLO) Chi nhánh IS ở Afghanistan - hay còn được gọi là Nhà nước Hồi giáo ở tỉnh Khorasan (ISIS-K) - đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công đẫm máu tại Moscow hôm 22/3. Vậy nhóm khủng bố này có gì đặc biệt và vì sao chúng lại ra tay?

Tiêu điểm Quốc tế