(CLO) Bốn tháng sau khi virus Corona xuất hiện, công cuộc tìm vắc-xin đang bước vào giai đoạn nước rút, khi tất cả những kỳ vọng khôi phục kinh tế, chính trị, xã hội đều phụ thuộc vào điều này.
7 trong tổng số gần 90 dự án phát triển vắc-xin do các chính phủ, các công ty hóa dược triển khai đang bước vào giai đoạn thử nghiệm trên người.
Với khoản lợi nhuận kếch xù chờ đón, chẳng ai mong muốn mình bị tụt hậu cả.
Cả ngành công nghiệp dược đang bị một đám mây che phủ. Chẳng ai biết rõ liệu có thể có một vắc-xin nào hiệu quả trước virus Corona hay không, liệu vắc-xin này có thể sản xuất đại trà cho hàng tỷ người hay không, hay thậm chí liệu có an toàn hay không.
Một số chuyên gia trong ngành nói rằng ngoài vắc-xin, người ta có thể tập trung vào liệu pháp chữa trị giúp nhanh chóng hồi phục từ Covid-19. Hướng đi này được cho là khả quan hơn sau khi thuốc Remdesivir được cấp phép.
Tất nhiên, cuộc chiến vắc-xin không thể tách rời khỏi các cuộc chiến chính trị. Điển hình giữa Trung Quốc và Mỹ, khi mà căng thẳng đôi bên đang leo thang về nguồn gốc của Covid-19, các công ty hóa dược cũng cảnh báo không để lộ bí mật nghiên cứu cho Bắc Kinh.
"Các nghiên cứu sinh học luôn luôn đối mặt với nguy cơ lộ thông tin. Vắc-xin trong thời điểm này quả là một mỏ vàng", John C. Demers, trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Mỹ nhận định.
"Ngoài giá trị thương mại, việc phát triển nên vắc-xin đầu tiên sẽ giúp một đất nước đạt được tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực. Chúng tôi sẽ làm mọi cách để bảo vệ các nghiên cứu của Mỹ".
Tốc độ nghiên cứu thần tốc
Lúc 1 giờ sáng ngày 21/3/1963, cô bé 5 tuổi Jeryl Lynn Hilleman đánh thức cha mình dậy. Cô bé bị quai bị, khiến quai hàm của mình bị sưng phồng.
Cha của cô, Maurice, lại là một người phát triển vắc-xin. Ông nói với Jeryl rằng cô bé hãy quay về phòng ngủ, bản thân mình thì lái xe tới phòng thí nghiệm, lấy vài dụng cụ và trở về nhà lẫy mẫu bệnh phẩm từ con gái. Năm 1967, vắc-xin chống quai bị của ông được FDA thông qua.
Trong giới vắc-xin, câu chuyện này đã trở thành một huyền thoại. Giáo sư Hilleman vẫn giữ kỷ lục sáng chế ra vắc-xin nhanh nhất lịch sử nước Mỹ. Thông thường, các vắc-xin thường mất từ 10 tới 15 năm để nghiên cứu và thử nghiệm. Chỉ 6% trong số đó tới được vạch đích.
Trong thời điểm đại dịch hiện tại, chẳng ai muốn chờ 4 năm cho một loại vắc-xin cả. Nền kinh tế thế giới cũng không chịu được 4 năm tê liệt.
Các nhà khoa học trên thế giới đang muốn rút ngắn thời gian phát triển vắc-xin, vốn thường tốn 10 năm, xuống còn 10 tháng.
Những nhà sản xuất vắc-xin đã phá vỡ quy trình bình thường. Những thí nghiệm được gộp vào làm cùng một lúc, những dây chuyền sản xuất bắt đầu trước thời hạn. Bản thân họ cũng đặt mình vào tình cảnh "được ăn cả, ngã về không", vì nếu thất bại, họ sẽ trắng tay, cùng hàng tỷ liều vắc-xin hỏng.
"Chúng tôi sẽ nhanh chóng thúc đẩy sản xuất với các công ty liên quan", ông Anthony Fauci, giám đốc Trung tâm bệnh truyền nhiễm quốc gia cho hay. "Chúng tôi không muốn chờ xác nhận kết quả rồi mới tiến hành sản xuất. Khi đó đã là quá muộn".
Hai "ông lớn" của Mỹ trong ngành này là Johnson & Johnson và Moderna. Bản thân công ty Johnson & Johnson đã hứa sẽ cung cấp 1 tỷ liều vắc-xin vào năm sau, dù chưa có vắc-xin nào được nghiên cứu thành công vào thời điểm này.
"Nếu muốn cung cấp vắc-xin cho 1 tỷ người, chúng ta không chỉ cần một loại vắc-xin an toàn và hiệu quả, mà còn cần biết cách sản xuất đại trà ở số lượng kỷ lục", giáo sư Stoffels của Johnson & Johnson nhận định.
Việc xây dựng một tòa nhà sản xuất vắc-xin khép kín có thể mất tới hàng chục triệu đô. các trang thiết bị có thể nhanh chóng "ngốn" 10 triệu đô cho mỗi cơ sở và phải mất tới hàng tháng đặt hàng và lắp đặt trước khi có thể đi vào vận hành.
AstraZeneca, một công ty dược phẩm lớn của Anh đã tuyên bố sẽ hợp tác với đại học Oxford để sản xuất hàng chục triệu liều vắc-xin vào cuối năm nay. Hiện đại học Oxford đã tiến hành thử nghiệm trên người và dự kiến có kết quả vào tháng 6 tới.
Thông thường, những tình nguyện viên sẽ được tiêm vắc-xin, sau đó chờ và theo dõi khả năng nhiễm bệnh của họ. Tuy nhiên trong thời kỳ đại dịch, đặc biệt khi nhiều nước lớn đã dần kiểm soát tốt khả năng lây lan của Covid-19, việc này sẽ mất rất nhiều thời gian.
Giáo sư Stanley A. Plotkin và giáo sư Arthur L. Caplan, hai chuyên gia sinh học của đại học New York, đã đề xuất để các tình nguyện viên chủ động tiếp xúc với nguồn bệnh. Điều này có thể rút ngắn hàng tháng, thậm chí hàng năm thời gian nghiên cứu.
Tất nhiên, việc yêu cầu họ tiếp xúc với một mầm bệnh có khả năng gây chết người có thể vi phạm quy tắc đạo đức.
An toàn có đáng để đánh đổi?
Những thí nghiệm loại này thường được dùng trong quá khứ, nhưng hiện tại chỉ được sử dụng trong nghiên cứu về cúm hay tiêu chảy.
"Cách tiếp cận này sẽ có rủi ro, nhưng nếu như vắc-xin ra chậm một tuần, sẽ có thêm hàng nghìn người tử vong trên thế giới", hai giáo sư viết trên tờ Vắc-xin.
Giáo sư Caplan nhận định việc thử nghiệm trên những người trẻ và khỏe có thể giúp giảm thiểu nguy cơ khi những người này sẽ ít gặp biến chứng sức khỏe hơn từ Covid-19. "Tôi nghĩ chúng ta có thể để các tình nguyện viên lựa chọn. Tôi tin rất nhiều người sẽ không ngần ngại", ông nói.
Trên trang web 1daysooner.org, có khoảng 9.100 người tới từ 52 nước cho biết họ sẵn sàng tình nguyện cho dự án này.
Các nhà khoa học vẫn đưa ra những cảnh báo khi thế giới vẫn chưa hiểu rõ hoàn toàn virus này. Bản thân những người khỏi bệnh có thể sẽ gặp những vấn đề về sức khỏe trong tương lai.
Một trong những rủi ro khác của việc đẩy nhanh tiến trình thử nghiệm vắc-xin là các nhà khoa học không thể lường hết được những phản ứng phụ gây nên. Tiêu biểu là việc vắc-xin cho sốt xuất huyết và SARS chưa bao giờ được tung ra thị trường và phải bỏ dở giữa chừng vì khiến một số người bị bệnh nặng hơn.
"Chúng ta cần phải cẩn trọng để việc tương tự không tái diễn", Michel De Wilde, cựu phó giám đốc của trung tâm nghiên cứu và phát triển Sanofi Pasteur nhận định.
Kể cả khi vắc-xin có hiệu quả nhưng vẫn sẽ có những thử thách khác. Tỷ phú Bill Gates đã cảnh báo về khả năng thiếu thốn trang thiết bị cần thiết để lưu trữ và vận chuyển vắc-xin.
Với việc hàng tỷ người trên thế giới đều cần vắc-xin, thủy tinh y khoa là một trong những mặt hàng được dự báo sẽ nhanh chóng thiếu hụt.
Vấn đề tiếp theo liên quan tới cốt lõi của nghiên cứu. Trong khi nhiều nghiên cứu đi theo con đường phát triển truyền thống, một số khác lại đang nghiên cứu vắc-xin dựa trên ADN. Bản thân con đường này chưa cho ra một vắc-xin nào được cấp phép.
"Bản thân tôi nghĩ rằng việc có nhiều phương pháp tiếp cận là rất khôn ngoan", giáo sư De Wilde nhận định.
Phương pháp truyền thống bao gồm việc đưa vào trong cơ thể một kháng thể virus đã suy yếu, giúp cho hệ miễn dịch "học" trước và có thể phản ứng nhanh hơn khi virus thật tiến nhập vào cơ thể.
Một phương pháp khác là giúp hệ thống miễn dịch nhận biết những yếu tố nhận diện đặc biệt của virus. Vì thế, vắc-xin không cần chứa toàn bộ virus suy yếu mà chỉ cần một bộ phận nhỏ của virus đó, giúp hệ miễn dịch con người có thể nhắm tới một cách chính xác khi cần. Vắc-xin viêm gan B là điển hình cho phương pháp này.
Một vấn đề nữa là trong khi các nhà khoa học đang bàn về một loại "vắc-xin toàn cầu", các chính phủ lại đang tập trung chủ yếu vào việc sản xuất phục vụ cho nhu cầu trong nước.
Bản thân chính phủ Mỹ cũng đã lựa chọn ra 14 dự án có khả năng thành công nhất, từ đó tiếp tục thu gọn để tập trung nguồn tài trợ của chính phủ. Tổng thống Mỹ đã hứa sẽ cung cấp 300 triệu lượt vắc-xin tới tay người dân vào tháng 1 năm sau.
Adar Poonawalla, CEO của Serum Institute, nơi sản xuất 1.5 tỷ liều vắc-xin mỗi năm, đã nói rõ rằng 1.3 tỷ người Ấn Độ phải nhận được vắc-xin trước khi nghĩ tới việc xuất khẩu.
"Vấn đề hiện tại là bất kỳ chính phủ nào sẽ không chấp thuận việc xuất khẩu vắc-xin khi bản thân nước mình đang gặp nhiều khó khăn do đại dịch gây nên", Sandy Douglas, một nhà nghiên cứu tại đại học Oxford nhận định. "Giải pháp duy nhất là có rất nhiều loại vắc-xin khác nhau được phát triển ở nhiều nơi trên thế giới".
Trung Quốc hiện đang có 9 dự án nghiên cứu vắc-xin, huy động 1000 nhà khoa học cùng với quân đội.
Dự án sớm nhất của Trung Quốc có thể hoàn thành vào tháng 9 tới, ngay trước thềm cuộc bầu cử Mỹ.
(CLO) Sáng 22/11, tại khu nghỉ dưỡng Hoiana (huyện Duy Xuyên), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo công bố việc đăng cai Hội nghị Quốc tế về Du lịch Nông thôn lần đầu tiên của UN Tourism (tổ chức du lịch thế giới), diễn ra vào năm 2024 tại Quảng Nam.
(CLO) Những trích đoạn từ cuốn hồi ký sắp xuất bản của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đề cập đến mọi thứ, từ cuộc xung đột ở Ukraine cho đến Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
(CLO) Ngày 22/11, Thủ tướng Viktor Orban cho biết ông sẽ mời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm Hungary, đồng thời đảm bảo rằng lệnh bắt giữ ông Netanyahu của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) sẽ "không được thực hiện".
(CLO) Nga tuyên bố các hệ thống phòng không hiện đại trên thế giới, bao gồm của Mỹ và châu Âu, không thể đánh chặn loại tên lửa đạn đạo mới Oreshnik mà nước này vừa phóng vào thành phố Dnipro ở miền trung Ukraine.
(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Tỷ phú Elon Musk, chủ sở hữu mạng xã hội X, đã chỉ trích dự luật của Úc, trong đó cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội và phạt các mạng xã hội lên tới 49,5 triệu AUD (32 triệu USD) đối với các vi phạm.
(CLO) Từ ngày 29/11/2024 tới đây, gần 50 triệu cổ phiếu của CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam (Mã: TNA) bị đình chỉ giao dịch sẽ chuyển sang sàn UpCom. Doanh thu Quý 3 của đơn vị giảm tới 95% gây thua lỗ nặng.
(CLO) Kết quả kinh doanh của Địa ốc Hoàng Quân tuy có cải thiện nhưng mới chỉ hoàn thành 26% mục tiêu cả năm. Trong khi lượng nợ vay gia tăng mạnh để bù đắp dòng tiền kinh doanh đang âm tới 1.185 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.
(CLO) Ngày 22/11, tại Hội trường Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), Đại hội thường niên VFF năm 2024 khoá IX (nhiệm kỳ 2022 - 2026) đã chính thức diễn ra với sự tham dự của lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá trong nước và quốc tế.
(CLO) Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
(CLO) Quyết định nêu rõ hai phi công được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì "đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện bay chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc."
(CLO) Đó là chia sẻ của tiền đạo Nguyễn Tiến Linh tại buổi tập đầu tiên của đội tuyển Việt Nam trong đợt tập trung chuẩn bị cho AFF Cup 2024, sáng 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Do mâu thuẫn gia đình, Vương Văn Thiêng đã lấy chai xăng vẩy vào người bố mẹ rồi bật lên để đe dọa. Tuy nhiên, hành động này khiến lửa bùng phát và cháy, làm ông T, bà H tử vong.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng 22/11, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
(CLO) Trung Quốc đã phô trương công nghệ quân sự tiên tiến bằng cách trình làng một loạt thiết bị quân sự hiện đại tại triển lãm hàng không lớn nhất đất nước.
(CLO) Một ngày sau khi có thông tin Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép, Ukraine đã bắn tên lửa tầm xa ATACMS vào khu vực Bryansk, nằm cách 379 km về phía tây nam Moscow.
(CLO) Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil đã ra tuyên bố của các nhà lãnh đạo vào thứ Hai (18/11), kêu gọi "hành động" giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng mà toàn cầu đang phải đối mặt, như xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu và các vấn đề lớn khác.
(CLO) Theo số liệu thống kê chính thức của Chính phủ Indonesia, gần 10 triệu người đã rời khỏi tầng lớp trung lưu của nước này kể từ năm 2019 cho đến nay.
(CLO) Trong nhiều năm, con người đã suy ngẫm về viễn cảnh tận thế của thế giới, gồm cả các nhà tiên tri, nhà khoa học vĩ đại cho đến các tổ chức nghiên cứu vũ trụ như NASA. Và không thể không lo lắng khi những nguy cơ mà họ đưa ra đều đang dần hiện hữu.
(CLO) Phó Tổng thống đắc cử JD Vance được coi là ứng cử viên sáng giá nhất để kế nhiệm ông Donald Trump với tư cách là ứng cử viên của Đảng Cộng hòa vào năm 2028.
(CLO) Trong chiến dịch vận động tranh cử của mình, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều lần cam kết sẵn sàng đàm phán với Nga nhằm hạ nhiệt những căng thẳng giữa hai quốc gia. Vậy quan hệ Nga - Mỹ sẽ có những thay đổi đáng kể dưới thời ông Trump tới đây?
(CLO) Có thể khẳng định rằng chưa bao giờ mối quan hệ Việt Nam - Mỹ tốt đẹp như hiện tại. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của Việt Nam trong chính sách Châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Vì thế, ngay cả với sự trở lại Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump cùng khẩu hiệu “nước Mỹ trên hết”, thì bên cạnh những thách thức, một thời cơ lớn cho Việt Nam cũng sẽ được gợi mở.
(CLO) Từ chỗ thất bại trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 và hứng chịu vô số hậu quả, ông Donald Trump đã trở lại đỉnh cao quyền lực một cách ngoạn mục khi đánh bại bà Kamala Harris trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay.
(CLO) Quyết định của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khi sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Galant và bổ nhiệm cựu Ngoại trưởng Israel Katz thay thế ông đã đánh dấu một bước ngoặt bất ngờ trong nền chính trị nước này.