(CLO) Nếu như trước đây, xe công nghệ được hưởng khá nhiều lợi thế so với các đơn vị vận tải truyền thống thì gần đây những lợi thế này đã giảm mạnh. Với việc Grab (chiếm thị phần hơn 70% tại Việt Nam) tăng giá cước, “cuộc chơi” giữa xe công nghệ và xe truyền thống đang dần cân bằng trở lại.
Đông đảo tài xế đã căng băng rôn, tắt ứng dụng để phản đối việc tăng giá cước và mức chiết khấu của Grab. Ảnh: TL
Ngược dòng thời gian năm 2014, Grab bắt đầu có mặt tại Việt Nam với tên gọi ban đầu là GrabTaxi. Đến tháng 10/2014, Grab tiếp tục cho ra mắt dịch vụ GrabBike. Với những ưu điểm của loại hình xe ôm, Taxi công nghệ như minh bạch hóa với hành khách, thuận tiện cho người đi, áp dụng công nghệ 4.0,... hiện Grab đã trở thành một phần quan trọng của thị trường vận tải hành khách tại Việt Nam.
Tuy nhiên bên cạnh đó, nhiều bất cập cũng được bộc lộ khi . Đặc biệt là việc phát triển nhanh chóng, tràn lan thiếu quản lý và kiểm soát dẫn tới lượng xe ôm, Taxi công nghệ gia tăng nhanh chóng tạo nên áp lực lớn cho hạ tầng gia thông nhất là tại các đô thị lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 17/1/2020, Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được ban hành đem tới kỳ vọng chấm dứt tranh cãi giữa Taxi truyền thống và Taxi công nghệ, những vướng mắc quyền nghĩa vụ giữa lái xe, hãng công nghệ và khách hàng.
Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng đã đã ban hành Quyết định số 146/QĐ-BGTVT về việc dừng kế hoạch thí điểm xe hợp đồng điện tử, thời gian dừng từ ngày 1/4/2020. Không còn bó hẹp tại 5 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa và Quảng Ninh; GrabTaxi đã phủ sóng khắp các tỉnh thành trong cả nước.
Tưởng rằng những tranh cãi, bất cập về xe công nghệ đã chấm dứt thì ngày 7/12 vừa qua, hàng trăm tài xế Grab đã căng băng rôn, tắt ứng dụng, diễu hành khắp các tuyến phố ở Hà Nội và TP.Hồ Chính Minh và nhiều tỉnh thành phố trong cả nước để phản đối việc Công ty Grab tăng tỷ lệ khấu trừ trên doanh thu cuốc xe.
Theo đó từ 5/12, Grab điều chỉnh giá cước tối thiểu của GrabCar tại Hà Nội từ 25.000 đồng lên 27.000 đồng cho 2 km đầu và tăng thêm 1.000 đồng (từ 8.500 đồng lên 9.500 đồng) cho mỗi km tiếp theo. Tương tự, GrabCar 7 chỗ sẽ áp dụng mức tăng từ 30.000 đồng lên 32.000 đồng cho 2 km đầu tiên và từ 10.000 đồng lên 11.000 đồng cho mỗi km tiếp theo.
Tại TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, giá cước tối thiểu của GrabCar cũng tăng thêm 2.000 đồng, từ 25.000 đồng lên 27.000 đồng cho 2 km đầu tiên và tăng thêm 500 đồng cho mỗi km tiếp theo. Giá các dịch vụ GrabBike, GrabFood, GrabExpress cũng được điều chỉnh tăng.
Lý giải việc điều chỉnh giá cước lần này, Grab cho biết theo quy định mới của Nghị định 126/2020, thuế giá trị gia tăng (VAT) tăng từ 3% lên 10% với mỗi cuốc xe công nghệ được áp dụng. Do đó, để đảm bảo mức thu nhập cho tài xế, nền tảng đặt xe này đã phải tăng giá cước cơ bản các dịch vụ.
Tỉ lệ chiết khấu tài xế GrabCar áp dụng từ 28,375% lên 32,841% (bao gồm phí ứng dụng + phí VAT + thuế thu nhập cá nhân) đối với tài xế chịu phí sử dụng ứng dụng 25%.
“Cuộc chơi” giữa xe công nghệ và xe truyền thống đang dần trở lại cân bằng. Ảnh minh họa
Trước việc Grab tăng giá cước và mức chiết khấu với lái xe, anh Minh Tuấn (trú tại huyện Thạch Thất, TP.Hà Nội) một tài xế GrabCar không khỏi lo lắng cho biết, do công việc ở quê không ổn định nên năm 2019, anh đã vay ngân hàng mua ô tô để chạy Grab. Nhưng không may, dịch bệnh Covid-19 bùng phát khiến lượng khách giảm hẳn thậm chí trong thời điểm giãn cách xã hội lượng khách hầu như không có nên anh không có khách.
Đến nay, khi khách đi nhiều hơn thì chiết khấu lại tăng, cố gắng lắm thu nhập của anh cũng chỉ đủ trả nợ ngân hàng. Cánh tài xế như anh Sơn lo ngại việc tăng giá cước sẽ khiến khách hàng trở lại sử dụng dịch vụ Taxi, xe ôm truyền thống và không còn mặn mà với xe công nghệ.
Lo lắng và bức xúc hơn cả là đội ngũ tài xế GrabBike khi thu nhập của họ chắc chắn sẽ bị giảm đi đáng kể. Anh Cường, một lái xe đã có thâm niên hơn 4 năm hành nghề GrabBike bộc bạch, từ trước đến nay lái xe ôm công nghệ luôn phải tự trang bị phương tiện, giày dép, mũ áo,... ngoài ra là những chi phí sửa chữa phương tiện.
Anh tâm, sự, chạy giữa đường, nắng mưa một cái bảo hiểm y tế tài xế cũng không có bây giờ phải đóng thuế thì thật vô lý. Anh Cường cũng lo lắng sau Grab, các dịch vụ gọi xe khác như Be, FastGo, Now,...cũng sẽ tăng giá theo khiến khách hàng quay lưng và cánh tài xế sẽ ngày càng khó khăn hơn.
Trao đổi với PV Báo Nhà báo & Công luận, một chuyên gia trong lĩnh vực giao thông vận tải cho biết, hiểu một cách đơn giản, bạn mua vé máy bay, xe khách, tàu hỏa, thuê khách sạn, ăn uống,… giá của nó đã bao gồm thuế VAT 10%, doanh nghiệp chỉ thu hộ và nộp về ngân sách nhà nước. Bạn đi một cuốc taxi, một cuốc GrabBike cũng vậy. Từ trước tới giờ tất cả các hãng Taxi truyền thống đều thu và nộp như vậy.
Nhưng từ trước đến nay Grab luôn nhận mình là một đơn vị cung cấp dịch vụ gọi xe, không phải cung cấp dịch vụ vận tải (nhưng thực tế hoạt động chẳng khác gì các hãng vận tải truyền thống) để được hưởng VAT 3%. Từ đó Grab hạ giá thành, tăng chiết khấu để cạnh tranh không lành mạnh, thu hút tài xế và chiếm thị phần tới hơn 70% tại Việt Nam.
Nay Nghị định 126 đưa Grab trở về đúng bản chất, công bằng với các hãng vận tải khác. Nhưng Grab lại tăng thu chiết khấu từ tài xế lên thành 10% so với 3% trước kia. Điều này vừa đẩy khoản thuế VAT cho các tài xế phải nộp (thay vì người tiêu dùng), vừa giữ được lợi thế cạnh tranh với các hãng vận tải truyền thống.
Lợi thế không chỉ là những con số % mà còn là cách đối xử với tài xế, với khách hàng. Nếu như trước đây, xe công nghệ được hưởng khá nhiều lợi thế thì gần đây những lợi thế này đã giảm mạnh. Với việc tăng giá, “cuộc chơi” giữa xe công nghệ và xe truyền thống đang dần cân bằng và khách hàng sẽ là người lựa chọn loại hình vận tải phù hợp, ưu việt nhất.
(CLO) Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ, Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ và tin rằng quyết định trên chưa phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại cùng có lợi giữa hai nước.
(CLO) Sau gần 4 tháng báo Nhà báo và Công luận có bài phản ánh về Dự án khu đền thờ Nguyễn Cao có tổng mức đầu tư hơn 100 tỷ đồng do Ban Quản lý các dự án xây dựng TX Quế Võ làm chủ đầu tư, Công ty CP xây dựng Phú Đạt là nhà thầu xây dựng có dấu hiệu kém chất lượng, vừa làm đã hỏng, đến nay công trình chỉ được sửa chữa qua loa. PV cũng phát hiện thêm dự án đền Đậu, TX Quế Võ có dấu hiệu bị thi công không đúng thiết kế, kém chất lượng.
(CLO) Thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa bắt giữ Nguyễn Thùy Linh (sinh năm 1991), trú tại xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương. Linh là đối tượng đang bị cơ quan Công an truy nã về tội “Buôn bán hàng cấm”.
(CLO) Ngày 4/4, tại TP HCM diễn ra Hội nghị quảng bá, xúc tiến du lịch và giới thiệu chương trình ưu đãi thu hút khách du lịch đến Quảng Nam năm 2025, do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.
(CLO) Sáng 4/4, UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Hội nước sạch và Môi trường Việt Nam tổ chức hội thảo “Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung bộ”.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đề nghị 04 Đảng bộ tiếp tục chủ động, rà soát nội dung công việc chuẩn bị đại hội; quán triệt Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 14/6/2024, Kết luận số 118-KL/TW, ngày 18/01/2025 của Bộ Chính trị và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, kế hoạch và hướng dẫn của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ đến các chi bộ.
(CLO) Tỉnh Phú Thọ dừng, hoãn, hủy nhiều hoạt động vui chơi, giải trí dịp giỗ Tổ Hùng Vương 2025, trong hai ngày quốc tang nguyên Chủ tịch Lào Khamtay Siphandone.
(CLO) Tự nhận là Trưởng phòng Địa chính huyện và “vẽ” ra các cơ hội việc làm, đất tái định cư, một phụ nữ tại huyện Kỳ Anh đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 1,1 tỷ đồng của nhiều người dân.
(CLO) Xe điện trẻ em – món đồ chơi tưởng chừng vô hại, nhưng lại đang trở thành mối nguy tiềm tàng khi được sử dụng thiếu kiểm soát tại các công viên, khu vui chơi công cộng. Không mũ bảo hiểm, không biện pháp bảo hộ, thậm chí có trường hợp trẻ em điều khiển xe với tốc độ cao, luồn lách giữa dòng người đông đúc, gây nguy hiểm cho những người xung quanh.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố một loạt thuế quan mới, gây ra nhiều tranh cãi về công thức tính toán và mục tiêu kinh tế đằng sau quyết định này.
(CLO) Sáng 4/4, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Hà Tĩnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch và Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị giao ban báo chí quý I năm 2025 nhằm đánh giá kết quả hoạt động báo chí thời gian qua và triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới.
(CLO) Với tiềm năng phát triển dài hạn và là vùng trũng về giá, thị trường BĐS Quy Nhơn đã thu hút một lượng lớn nhà đầu tư từ các thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội và cả dòng vốn đầu tư từ nước ngoài.
(CLO) Ngày 4/4, tại TP HCM diễn ra Hội nghị quảng bá, xúc tiến du lịch và giới thiệu chương trình ưu đãi thu hút khách du lịch đến Quảng Nam năm 2025, do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.
(CLO) Tối qua (3/4), hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ Quân đội thuộc các khối diễu binh, diễu hành được cơ động ra ga Hà Nội để khởi hành vào miền Nam, chuẩn bị cho kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
(CLO) Chủ tịch UBND thành phố Lào Cai vừa ký văn bản mời thầu Dự án xây dựng kè chống sạt lở trị giá 50 tỷ đồng cho 31 hộ dân nằm dọc đường 23/9, phường Pom Hán để kịp thời khắc phục khẩn cấp sạt lở nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân.
(CLO) Huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) đang khẩn trương chuẩn bị cho Festival Cao Nguyên Trắng Bắc Hà hè 2025 và Vòng chung kết giải đua ngựa truyền thống vào ngày 7/6.
(CLO) Lực lượng chức năng đang làm rõ nguyên nhân xảy ra vụ cháy xảy ra vào chiều nay tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc trên đường Lưu Hữu Phước (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
(CLO) Việc bình chọn 50 sự kiện, hoạt động nổi bật từ năm 1975 đến 2025 của TP HCM thu hút hơn 9.000 lượt người dân tham gia. TP HCM dự kiến công bố 50 sự kiện, hoạt động nổi bật vào tháng 4/2025.
(CLO) Theo Cục Thống kê Nam Định, quý I/2025, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh ước đạt 11,86%, đứng thứ 3 cả nước, dẫn đầu vùng đồng bằng sông Hồng.
(CLO) Khảo sát thực tế tại Chung cư Diamond Riverside, quận 8 sau ảnh hưởng của trận động đất ở Myanmar, Sở Xây dựng TP HCM ghi nhận các vết nứt, bong tróc có độ sâu và chiều dài khác nhau.
(CLO) Theo thống kê của Công an TP HCM, trên địa bàn TP HCM hiện còn 1.046 cơ sở, với 9.570 phòng trọ còn tồn tại vi phạm về phòng cháy chữa cháy (PCCC). Trong đó, có 209 cơ sở đã tự dừng hoạt động.