Cuộc dạo chơi với bột màu của Lương Văn Tiến

Thứ bảy, 07/12/2019 11:40 AM - 0 Trả lời

(CLO) Dù là vẽ tĩnh vật, người hay phong cảnh, Lương Văn Tiến đã ghi dấu ấn trong lòng công chúng bởi lối sử dụng màu, bút pháp và những ám ảnh cảm xúc trong tranh của anh.

Báo Công luận

Đã rất lâu rồi tại Hà Nội có một cuộc trưng bày hoàn toàn chất liệu tranh bột màu, một chất liệu rất quen thuộc nhưng vì ít người theo đuổi nên thành ra mới lạ. Tôi đã từng mê đắm với các tác phẩm tranh bột màu của các họa sỹ Trường Mỹ thuật Đông Dương và họa sỹ Lê Văn Xương. Bột màu của Lương Văn Tiến có niềm mê đắm khác. Tranh của Tiến có hơi thở đương đại và gần với thế hệ trẻ hơn.

Sinh năm 1979 tại Hải Dương, Lương Văn Tiến được biết đến như một họa sĩ thành công với chất liệu bột màu. Dù là vẽ tĩnh vật, người hay phong cảnh, Lương Văn Tiến đã ghi dấu ấn trong lòng công chúng bởi lối sử dụng màu, bút pháp và những ám ảnh cảm xúc trong tranh của anh. Lối vẽ của Tiến, đã đủ để định hình phong cách từ nhiều năm trước, khi anh mê đắm trong thế giới của những đồ vật cũ kĩ, nâu xám với nhiều bức tranh đã có nhà sưu tập trong và ngoài nước. Lẽ ra Lương Văn Tiến đã có thể có một trưng bày cá nhân khá độc đáo từ vài năm trước, nhưng có vẻ như anh quá khiêm nhường.

Báo Công luận

Khiêm nhường, nhưng trong hội họa lại là một Lương Văn Tiến khác hẳn. Anh bộc lộ mình một cách thận trọng nhưng cũng không kém phần táo bạo. Những nét vẽ của anh, khỏe khoắn, dạt dào cảm xúc, khiến cho người xem không ngừng bị lôi cuốn vào cái thế giới đang hiển hiện đầy bí ẩn và cũng đầy hứa hẹn kia.

Màu sắc của Tiến, như đã hấp dẫn tôi ngay từ những ngày đầu xem tranh anh, lúc nào cũng thiết tha. Thường là màu trầm, màu lạnh, nhưng được họa sĩ sử dụng một cách có chủ đích vào việc lột tả màu thời gian (khi là tĩnh vật), lột tả cảm xúc (khi là phong cảnh thiên nhiên hay một góc phố). Lương Văn Tiến thích những đồ vật cũ, đồ đất.

Báo Công luận

Anh mất nhiều năm để sưu tầm những đồ vật xưa, những bát đĩa, lọ hoa, bình vôi, ấm nước, chum vại… Nhiều lần, những đồ vật cũ nứt ấy đã đi vào trong hội họa của anh, chúng vẫn vậy, mộc mạc giản đơn nhưng bất giác trở nên lấp lánh bởi góc nhìn của người họa sĩ. Chúng, những vật chứng của thời gian, đã sống lại trong một hình hài khác, một màu sắc khác, một miền cảm xúc khác. Chính họa sĩ đã thổi vào đó một linh hồn mới, để chúng được tái sinh, bằng sức mạnh của hình của sắc, như một phép nhiệm màu.

Empty

Tranh phong cảnh của Lương Văn Tiến cũng tiếp nối mạch cảm xúc ấy, nhưng có vẻ dạt dào, mướt mát hơn. Nếu như sự tĩnh lặng đến đắm đuối là dấu ấn riêng của tranh tĩnh vật, thì ở những bức phong cảnh vẽ thiên nhiên thuần túy hay cả những góc phố có sự xuất hiện của con người, có vẻ như luôn hiển hiện một sự chuyển động nhẹ nhàng uyển chuyển nào đó.

Ngay cả trong những bức vẽ không người như “Bên bờ ao”, “Chợ trưa”…, người ta vẫn có cảm giác có sự chuyển động trong đó, mặc dù khẽ khàng thôi, nhưng luôn có. Những lùm cây gợi sự chuyển động của gió, bờ ao dù chỉ được vẽ bằng vài nét bút đơn sơ vẫn gợi sự chuyển động của mặt nước, những tấm bạt căng trên mái chợ gợi những âm thanh lùng bùng…

Báo Công luận

Và trên tất cả, những nhát cọ phóng khoáng, những màu sắc vừa thâm trầm vừa sắc nét của Lương Văn Tiến làm gợn lên những xôn xao của cảm xúc. Tranh của Lương Văn Tiến vừa tĩnh mà vừa động là vì thế.

Màu lam được Lương Văn Tiến sử dụng trong hầu hết các bức tranh bột màu của mình, như một lá bùa. Lá bùa ấy mang lại cho tranh Tiến sự thâm trầm. Lá bùa đó mang lại sự bí ẩn, thinh lặng, và cả sự tinh tế. Người họa sĩ đã tận dụng hết những thế mạnh của bột màu, để chất liệu này như được khởi sắc, trở nên xốp nhẹ, trong trẻo và cũng rất đỗi khỏe khoắn, ấn tượng. Dưới ngòi bút của Lương Văn Tiến, bột màu như được cất cánh.

Báo Công luận

Trong cuộc thưởng lãm lần này, Lương Văn Tiến còn mang đến những khám phá mới qua những bức tranh bán trừu tượng với bút pháp khoáng đạt hơn, mạnh mẽ lược bỏ hình khối chỉ để lại những mảng màu gốc của bột màu nhấn nhá, ước lệ gây cảm xúc mạnh cho người xem. Hay bức chân dung “Người đàn ông trong quán café”. Tiến kể: “Tôi vẽ ông hôm ông đã uống tầm 450cc rượu và hút tầm 1 bao thuốc. Tay ông cầm điếu cảm giác như dính vào mặt để hít. Ông đã mất cách đây hình như hơn 2 tháng thì phải... Vẽ ông lúc tôi cũng phê phê thì phải! Không nhớ. Cuộc sống và thợ vẽ đôi lúc chúng ta không cần nhớ rõ. Anh em hút thuốc lúc say không biết có nhớ cảm giác như ta muốn nuốt cả điếu thuốc vào mồm?

Cuộc trưng bày mang tên Bột Màu của họa sỹ Lương Văn Tiến, tại Museum Shop and Coffee Gallery 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội chính thức khai mạc vào ngày 07/12/2019 đến 14/12/2019 là một cuộc trưng bày đẹp mắt, đáng để thưởng lãm.

Ngô Trần Vũ

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa