Những vũ khí và công nghệ quân sự tiên tiến của Trung Quốc tại triển lãm Chu Hải
(CLO) Trung Quốc đã phô trương công nghệ quân sự tiên tiến bằng cách trình làng một loạt thiết bị quân sự hiện đại tại triển lãm hàng không lớn nhất đất nước.
Theo dõi báo trên:
Ngay trước khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ca nhiễm thứ 100.000 trên toàn cầu vào ngày 6/3, các nhà dịch tễ học đã cảnh báo về sự nguy hiểm của căn bệnh truyền nhiễm do virus Corona chủng mới SARS-CoV-2, hay còn gọi là COVID-19.
Sự nguy hiểm của COVID-19 nằm ở khả năng lây lan dễ dàng và phát tán rộng trong môi trường có sự tiếp xúc người- người, bên cạnh đặc tính có thể tiến hóa thành những chủng khác khi chúng được truyền đến vật chủ mới.
Kể từ khi đại dịch bắt đầu vào cuối tháng 12 năm ngoái tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, COVID-19 đã lan rộng ra hơn 1/2 thế giới chỉ sau 3 tháng. Nếu COVID-19 phải trải qua 90 ngày để đạt ca bệnh thứ 100.000 vào ngày 6/3, thì sau đó nó chỉ cần 27 ngày để tăng lên 1 triệu ca nhiễm vào ngày 3/4.
Sau 8 tháng, thế giới đã ghi nhận hơn 22,6 triệu ca nhiễm và gần 800 nghìn người tử vong. COVID-19 thực sự làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống, trật tự thế giới bị đảo lộn khi con người phải dần làm quen với những khái niệm mới như: cách ly, giãn cách xã hội, phong tỏa, trạng thái bình thường mới...
Sự tác động lớn và ám ảnh mạnh nhất của COVID-19 bên cạnh các yếu tố làm suy thoái kinh tế, bất ổn xã hội, đói nghèo… chính là sự tồn vong của loài người.
Những bài học đau thương từ rất nhiều đại dịch trong quá khứ, như đại dịch virus Zika (2015), dịch Ebola (2014-2016), dịch cúm lợn H5N1 (2009-2010), đại dịch SARS (2003), hay xa hơn và nghiêm trọng nhất là dịch cúm mùa Tây Ban Nha (1918-1920) khiến gần 50 triệu người chết và 1/3 dân số thế giới bị nhiễm bệnh, buộc các chính phủ, tổ chức và các công ty phải nhanh chóng tìm ra vắc xin để ngăn ngừa đại dịch này.
Kể từ đầu tháng 2/2020, rất nhiều công ty và chính phủ trên thế giới đã khởi động cho các chương trình nghiên cứu và phát triển vắc xin chống COVID-19. Đến cuối tháng 3, toàn thế giới lao vào cuộc đua tìm kiếm vắc xin, tạo ra một cuộc chiến khổng lồ với rất nhiều tỷ đô la được đầu tư.
Lịch sử ngành Dược và Y sinh học chưa bao giờ chứng kiến một cuộc đua nghiên cứu và sản xuất vắc xin cho cùng một loại bệnh lý như hiện tại. Tính đến 20/8, WHO và Liên minh Đổi mới Chuẩn bị Dịch tễ học Mỹ cho biết, có ít nhất 178 loại vắc xin đang được nghiên cứu đồng thời trên thế giới, trong đó 139 loại trong giai đoạn tiền thử nghiệm lâm sàng, tức mới chỉ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên động vật.
Trong một chương trình “The Daily Show” vào ngày thứ Năm (2/4), tỷ phú Bill Gates cho biết Quỹ Gates Foundation đã chi hàng tỷ đô la đầu tư cho nghiên cứu và xây dựng nhà máy khi lựa chọn 7 ứng viên vắc xin COVID-19.
“Mặc dù đến cuối cùng chúng tôi chỉ chọn ra nhiều nhất là hai vắc xin, nhưng chúng tôi sẽ tài trợ nhà máy cho cả 7 ứng cử viên. Nhờ đó, không khiến chúng tôi phải lãng phí thời gian để nói ‘Ok, loại vắc xin nào hiệu quả’, rồi sau đó mới xây dựng nhà máy cho họ”, Gates nói.
Ngoài Gates Foundation, BARDA - Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Y sinh tiên tiến Mỹ cũng đã đầu tư 5 tỷ đô la cho các dự án vắc xin từ các nhà sản xuất giàu kinh nghiệm; Liên minh Đổi mới trong chuẩn bị phòng dịch (CEPI) được hỗ trợ bởi các nhà đầu tư cũng như chính phủ Anh, Bỉ, Canada, Thụy Sĩ, Hà Lan… đã đầu tư gần 1 tỷ đô la cho việc tăng tốc thử nghiệm và xây dựng cho ít nhất 3 ứng viên vắc xin COVID-19.
Khó có thể đong đếm được đến hiện tại số tiền mà các quốc gia, tổ chức và công ty bỏ ra cho việc nghiên cứu và phát triển vắc xin COVID-19. Nhưng trong một cuộc phỏng vấn của Reuters, 30 giám đốc điều hành các công ty dược phẩm và các quan chức y tế Mỹ ước tính, số tiền chi cho công tác nghiên cứu và phát triển vắc xin COVID-19 cao gấp 20 lần chi phí cho các hoạt động tương tự của 4 đại dịch gần nhất.
Dẫu vậy, trong lịch sử ngành dược phẩm, chỉ có 6% ứng viên vắc xin được đưa ra thị trường và thường là một quá trình kéo dài hàng thập kỷ, từ 10 đến 15 năm. Nhưng yếu tố truyền thống về phát triển thuốc và vắc xin bị gạt sang một bên khi con người đang đối mặt với một loại virus đã lây nhiễm cho hơn 22 triệu người, giết chết gần 800 nghìn người và tàn phá nền kinh tế thế giới.
Cuộc đua này đã phá vỡ mọi tiêu chuẩn về tốc độ cũng như quy trình trong phát triển thuốc và vắc xin. Các quốc gia, các hãng dược phẩm bất chấp tốn kém đặt mục tiêu có được một loại vắc xin chống lại COVID-19 hiệu quả, trong thời gian từ 12 đến 18 tháng.
Khoảng 6 tháng kể từ khi đẩy mạnh nghiên cứu, bỏ qua những nghi vấn khoa học, Nga là nước đầu tiên công bố sở hữu vắc xin COVID-19, với tên gọi Sputnik V, khi Tổng thống Vladimir Putin công bố trong phiên họp chính phủ ngày 11/8.
Điều này đã tạo ra tiếng vang cực lớn, là thông tin đáng mừng nhất kể từ khi đại dịch gây nên nỗi hoang mang và sợ hãi bao trùm khắp toàn cầu. Không tính đến yếu tố chính trị, vắc xin Sputnik V là bằng chứng cho sự khát khao ngăn chặn đại dịch và như lời Tổng thống Putin nói, nó là “một bước tiến quan trọng đối với thế giới”.
Ngoài Sputnik V, WHO cho biết còn có 11 loại vắc xin nổi bật nhất đang ở giai đoạn thử nghiệm cuối cùng, trong đó Trung Quốc sở hữu 3 loại vắc xin, Anh (2 loại), Mỹ (2 loại), Đức (1 loại), Ấn Độ (2 loại), Nhật Bản (1).
Thay vì lên tiếng chúc mừng, rất nhiều nghi ngờ đã đặt ra sau khi nước Nga công bố sở hữu vắc xin COVID-19. Người ta đánh giá tuyên bố của Tổng thống Putin mang yếu tố chính trị nhiều hơn khoa học, bởi có chỉ trích cho rằng, Nga đã “đốt cháy giai đoạn” trong công tác nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng. Thực tế, công bố của Tổng thống Nga diễn ra trước khi Sputnik V bước vào giai đoạn thử nghiệm thứ ba.
Tuy nhiên, Bộ Y tế Nga nhanh chóng phủ nhận những nghi ngờ. Daniel Fried, một nhà cựu ngoại giao Mỹ, cũng nói rằng “có thể họ đã tập trung và có thể đã làm được điều này”, bởi nền tảng khoa học và kỹ thuật vượt trội thừa hưởng từ Liên Xô cũ đủ để tin vào sự thành công của Sputnik V.
Thông tin từ nước Nga ít nhiều lóe lên một niềm vui và hy vọng với nhiều quốc gia và người dân trên thế giới. Gần như ngay lập tức, 20 nước đã đặt mua 1 tỷ liều vắc xin Sputnik V của Nga.
Mặc dù WHO cảnh báo “cần đánh giá thêm”, nhưng ngay cả như hiện tại Sputnik V vẫn được xem như chiếc phao cứu sinh, niềm hy vọng lớn với những quốc gia đang là ổ dịch của thế giới như Ấn Độ, Brazil, Iran, Pakistan và Phillipines…
Theo truyền thông Nga, vắc xin Sputnik V sử dụng một loại virus khác được điều chỉnh để mang các gen mã hóa phản ứng miễn dịch mà tế bào cần để chống virus Corona chủng mới. Đây là công nghệ tương tự các loại vắc xin đang được CanSino của Trung Quốc, hay AstraZeneca và Đại học Oxford của Anh phát triển.
Vài ngày sau công bố của Nga, Thủ tướng Narendra Modi cũng có phát biểu quan trọng trong ngày quốc khánh Ấn Độ (15/8). Ông cho biết, quốc gia đông dân thứ hai thế giới đang thử nghiệm 3 loại vắc xin ở các giai đoạn khác nhau và sẵn sàng sản xuất quy mô lớn trong thời gian tới.
Đây thực sự là thông tin vui với Rajkumar Prajapati, một công nhân giống như hàng trăm triệu người Ấn Độ đang vật vã trong khó khăn bởi đại dịch COVID-19.
Sau khi Thủ tướng Modi tuyên bố phong tỏa toàn quốc vào ngày 24/3 để ngăn chặn sự lây lan của virus Corona, công việc thợ thạch cao của Rajkumar ở các công trường xây dựng tại Pune, một thành phố công nghiệp không xa Mumbai, nhanh chóng cạn kiệt.
Vào tháng 6, tiết kiệm của Rajkumar cũng hết sạch khiến anh và vợ cùng anh trai buộc phải trở lại Pune, nơi cách làng của mình 1.500 km, để kiếm việc làm. “Chúng tôi có thể chết vì virus Corona, nhưng nếu không có gì để ăn chúng tôi cũng sẽ chết theo cách nào đó”, Rajkumar nói.
Khi mặt trời mọc, anh bước ra khỏi nhà ga đến Pune, thành phố có nhiều ca nhiễm nhất trong các tiểu bang bị nhiễm bệnh nặng nhất trên toàn Ấn Độ. Tính đến ngày 20/8, Ấn Độ đã chính thức ghi nhận hơn 2,9 triệu trường hợp nhiễm COVID-19, xếp thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Brazil.
Rajkumar thổ lộ anh không còn lựa chọn nào khác khi buộc phải tiếp tục lao động để tồn tại, bởi cả thành phố cũng đang phải gồng mình vừa chống đại dịch vừa duy trì hoạt động sản xuất. Rajkumar kể, ngày thứ 9 liên tiếp anh phải nhận tin buồn từ những người thân và bạn bè, bởi thủ phạm COVID-19.
“Nếu dịch bệnh không được ngăn chặn, không biết liệu tôi còn người thân nào đến cuối năm và cũng không biết khi nào đến lượt tôi”, người đàn ông 35 tuổi ngậm ngùi nói.
Tuy nhiên, Rajkumar cũng mới được biết Ấn Độ đang phát triển vắc xin và anh rất hy vọng chính phủ sẽ sớm sản xuất hàng loạt để tiến hành tiêm chủng đại trà, để những người lao động chân tay như anh có cơ hội được chăm sóc y tế.
Nga cho biết dự kiến họ sẽ tiêm chủng đại trà cho người dân vào tháng 9, nhưng các chuyên gia nhận định, nhanh nhất cũng phải đến đầu tháng 1 năm 2021 mới có thể có lô vắc xin COVID-19 đầu tiên.
So với những người khác, Rajkumar vẫn còn may mắn bởi anh chưa bị lây nhiễm sau những “hành trình chết chóc”, từ Pune về nhà rồi trở lại Pune. Anh rất cảm ơn vì đã tìm được con đường an toàn để về nhà, bởi kể từ tháng 6, mỗi ngày Ấn Độ ghi nhận một kỷ lục mới về số ca nhiễm mới.
Hệ thống y tế ở Ấn Độ rất kém, khi chỉ có 0,55 giường bệnh trên 1.000 dân, thấp hơn nhiều so với 2,15 của Brazil và 2,80 của Mỹ. Khi di chuyển từ các điểm nóng COVID-19 ở các thành phố về các vùng nông thôn, nơi các cơ sở y tế được trang bị kém hơn, sẽ gây nguy hiểm cho những người di chuyển như Rajkumar.
Có lẽ vì thế, tuyên bố của Thủ tướng Modi như một lời hứa mà không chỉ có Rajkumar, các bạn anh, còn hàng tỷ người dân Ấn Độ đang chờ đợi vào thời khắc vắc xin COVID-19 được sản xuất trong nước.
Từ lâu câu chuyện nghiên cứu thành công vắc xin đã khó, việc vắc xin có đến được tay những người như công nhân nghèo Rajkumar trên khắp thế giới có lẽ còn khó hơn. Bởi cuộc đua vắc xin là cuộc chiến của người giàu và khi mà “chủ nghĩa dân tộc vắc xin” đang đặt lên trên hết, thì những người như Rajkumar sẽ phải đợi mòn mỏi.
Theo khảo sát được công bố mới đây của CEPI, ước tính có khoảng 4 tỉ liều vắc xin COVID-19 được sản xuất từ tháng 10 năm 2020 đến cuối năm 2021.
Trong khi đó, số người cần được tiêm chủng để chấm dứt đại dịch được ít nhất là 70% dân số toàn cầu, tương đương 5,5 tỷ người. Nếu như loại vắc xin được cấp phép cần đến 2 mũi tiêm, đồng nghĩa sẽ cần có 11 tỷ liều.
Rõ ràng câu chuyện sở hữu vắc xin là xa vời với những người như Rajkumar, khi biết rằng Mỹ đã chi tới 10,9 tỷ đô la để đặt mua trước ít nhất 800 triệu liều vắc xin, trong số 5,7 tỷ liều đã được đặt mua trên toàn thế giới tính đến 12/8.
Hơn một lần Công ty dược phẩm đa quốc gia AstraZeneca (Anh và Thụy Điển) đã lặp lại lời hứa không thu lợi nhuận từ vắc xin COVID-19 trong thời kỳ đại dịch, bởi lợi nhuận của họ đang tăng nhờ hoạt động kinh doanh thuốc mới, cũng như thuốc điều trị ung thư và hô hấp.
Ngoài ra, chi phí sản xuất vắc xin do Đại học Oxford phát triển mà họ đầu tư, dự kiến sẽ được bù đắp bằng nguồn tài trợ từ chính phủ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng từng cam kết sẽ biến vắc xin phòng COVID-19 của Trung Quốc thành “sản phẩm phổ thông toàn cầu”, trong khi một số nhà sản xuất khác cam kết mức giá rẻ.
Đại dịch COVID-19 đang bước vào làn sóng lây nhiễm thứ hai. Mức độ nguy hiểm của lần này ác liệt hơn trước khi mà virus Corona có nhiều biến thể hơn và có thể có nhiều nguồn lây.
Trung Quốc cho biết họ nhiều lần tìm thấy dấu vết của mầm bệnh trên bao bì và thực phẩm, làm dấy lên lo ngại rằng các mặt hàng đông lạnh nhập khẩu có liên quan đến sự bùng phát dịch gần đây ở Bắc Kinh và thành phố cảng Đại Liên.
Phía New Zealand cũng đang xem xét giả thuyết tương tự sau khi phát hiện một gia đình nhiễm Covid-19 sau 102 ngày không có ca nhiễm nội địa nào. Một trong 4 thành viên nhiễm bệnh của gia đình làm việc tại một nhà máy đông lạnh tại Auckland.
Các cơ sở bảo quản và các nhà máy chế biến thịt là môi trường lý tưởng để virus lây lan, vì mầm bệnh Covid-19 phát triển mạnh trong môi trường lạnh và khô. Tuy nhiên, không có bằng chứng cụ thể nào cho thấy virus này có thể lây truyền qua thực phẩm và hiện vẫn chỉ đang là mối lo ngại của các chuyên gia.
Sự bùng phát trở lại của COVID-19 cho thấy mức độ an toàn và tính mạng của con người ngày càng mong manh. Ngay cả đối với những trường hợp sống sót sau khi bị nhiễm bệnh, cuộc sống của họ cũng bị đảo lộn khi các triệu chứng bất ngờ liên tục đeo bám.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ ước tính, 35% người lớn vẫn không cảm thấy bình thường trở lại, thậm chí từ hai đến ba tuần sau khi xét nghiệm dương tính và có các triệu chứng. Một nghiên cứu trên 143 bệnh nhân ở Italia cho thấy, 87% cho biết có ít nhất một tác dụng kéo dài 60 ngày sau khi bắt đầu triệu chứng đầu tiên của họ.
Rõ ràng, COVID-19 nguy hiểm hơn rất nhiều các cảnh báo của các chuyên gia. Rajkumar chia sẻ rằng, cách phòng chống tốt nhất là tuân thủ những chỉ dẫn của chính phủ và lời khuyên của bác sỹ bên cạnh việc tự mình ý thức đảm bảo an toàn cho cá nhân.
Cho đến lúc này, ít ra Rajkumar đang khỏe mạnh. Niềm tin của anh có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được. Cũng giống như Rajkumar, Bill Gates đang tự tin có ít nhất một vắc xin trong số 7 ứng viên chạy đến vạch cuối cùng.
Theo dữ liệu của WHO, cho biết ít nhất 12 vắc xin COVID-19 đang ở giai đoạn cán đích. Sẽ chẳng bao lâu nữa, ít nhất một trong số đó sẽ được sản xuất đại trà. Tạm bỏ qua quan điểm “chủ nghĩa dân tộc vắc xin”, câu chuyện đại dịch toàn cầu đến lúc để nói lời cuối.
Nhưng trước khi nói lời cuối thì tất cả chúng ta sẽ phải nhắc nhớ với nhau rằng cuộc đua COVID-19 sẽ kết thúc với chiến thắng không thuộc về cá nhân nào. Chiến thắng ấy sẽ buộc phải là của cả nhân loại. Bởi sứ mệnh của vắc xin là ngăn ngừa bệnh tật và với cuộc đua này, hy vọng, tất cả các “vận động viên” tham gia, sẽ không bỏ quên những lời hứa, những cam kết, và rằng, những căn bệnh đã, đang lăm le hủy hoại thế giới đại đồng sẽ không còn cớ gì để tồn tại và con người lại tiếp tục được sống trong một hành tinh mà ở đó quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc luôn luôn được tôn trọng và bảo toàn.
(CLO) Trung Quốc đã phô trương công nghệ quân sự tiên tiến bằng cách trình làng một loạt thiết bị quân sự hiện đại tại triển lãm hàng không lớn nhất đất nước.
(CLO) Một ngày sau khi có thông tin Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép, Ukraine đã bắn tên lửa tầm xa ATACMS vào khu vực Bryansk, nằm cách 379 km về phía tây nam Moscow.
(CLO) Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil đã ra tuyên bố của các nhà lãnh đạo vào thứ Hai (18/11), kêu gọi "hành động" giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng mà toàn cầu đang phải đối mặt, như xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu và các vấn đề lớn khác.
(CLO) Theo số liệu thống kê chính thức của Chính phủ Indonesia, gần 10 triệu người đã rời khỏi tầng lớp trung lưu của nước này kể từ năm 2019 cho đến nay.
(CLO) Trong nhiều năm, con người đã suy ngẫm về viễn cảnh tận thế của thế giới, gồm cả các nhà tiên tri, nhà khoa học vĩ đại cho đến các tổ chức nghiên cứu vũ trụ như NASA. Và không thể không lo lắng khi những nguy cơ mà họ đưa ra đều đang dần hiện hữu.
(CLO) Phó Tổng thống đắc cử JD Vance được coi là ứng cử viên sáng giá nhất để kế nhiệm ông Donald Trump với tư cách là ứng cử viên của Đảng Cộng hòa vào năm 2028.