“Cuộc khủng hoảng người nhập cư, một thách thức lớn hơn việc thống nhất 2 miền”

06/10/2015 10:00

Khi Đức tưng bừng kỷ niệm 25 năm ngày thống nhất 2 miền đất nước, Tổng thống Joachim Gauck cho hay cuộc khủng hoảng người nhập cư tại Châu Âu là một thách thức còn lớn hơn việc thống nhất 2 miền Đông Tây. Ông Gauck, một cựu mục sư của Đông Đức, người đã đóng vai trò chủ chốt trong cuộc đấu tranh hoà bình dẫn đến sự sụp đổ của bức tường Berlin năm 1989, đã nói rằng hai miền đất nước đã hoà nhập làm một sau hơn 25 năm thống nhất.

(CLO) Khi Đức tưng bừng kỷ niệm 25 năm ngày thống nhất 2 miền đất nước, Tổng thống Joachim Gauck cho hay cuộc khủng hoảng người nhập cư tại Châu Âu là một thách thức còn lớn hơn việc thống nhất 2 miền Đông Tây. Ông Gauck, một cựu mục sư của Đông Đức, người đã đóng vai trò chủ chốt trong cuộc đấu tranh hoà bình dẫn đến sự sụp đổ của bức tường Berlin năm 1989, đã nói rằng hai miền đất nước đã hoà nhập làm một sau hơn 25 năm thống nhất.

[caption id="attachment_50197" align="aligncenter" width="640"]không giống như trước kia, chúng ta cần quy về là của chung, những gì vốn từ trước đến nay không phải là của chung.” Ông Gauck lo ngại (Ảnh Getty Image) "Không giống như trước kia, chúng ta cần quy về là của chung, những gì vốn từ trước đến nay không phải là của chung.” Ông Gauck trong bài phát biểu kỷ niệm 25 năm thống nhất (Ảnh Getty Image)[/caption]

“Những gì là vốn là của chung đã quay về là của chung”, ông phát biểu trước Thủ tướng Đức và những nhà hoạt động chính trị thuộc Đông Đức cũ. Nhưng ông Gauck cũng nói rằng quá trình hoà nhập đã khó khăn hơn rất nhiều so với những gì mà người ta tưởng tượng trước đây.

Vào thời điểm đó, Tây Đức đã vỗ tay và ủng hộ những người đồng hương vượt qua biên giới đã chia cách họ trong hàng thập kỷ. Gần đây nhất, người Đức lại vỗ tay đón chào những người tị nạn chạy trốn khỏi những nước như Syria khi họ đến nhà ga trung tâm Munich. Chính quyền ước tính có ít nhất 800,000 người đã đến Đức trong năm 2015. Ông Gauck, người được cho là có một sức ảnh hưởng tâm lý khá lớn tại nước này, đã cảnh báo việc hoà nhập những người tị nạn này, với một tôn giáo khác, một văn hoá khác sẽ khó hơn rất nhiều so với việc thống nhất những người dân Đức, người chia sẻ chung một tiếng, chung một nền văn hoá và lịch sử, kể cả trong lúc chia cắt.

“Giống như năm 1990, khi mà chúng ta đang đối diện với một thách thức mà sẽ ảnh hưởng đến chúng ta trong nhiều thế hệ kế tiếp. Nhưng không giống như trước kia, chúng ta cần quy về là của chung, những gì vốn từ trước đến nay không phải là của chung.”

Gauck đã kêu gọi những người Đức hãy kiên nhẫn , vì sẽ cần thời gian để họ có thể làm quen vơi một môi trường khi mà “một số những thứ thân quen có thể biến mất” khi mà những người tị nạn cần thời gian để làm quen với một xã hội mới, khi mà nó có thể khiến họ cảm thấy đối lập với lối sống cũ của mình.

Gauck cũng kêu gọi các người tị nạn hãy cố gắng hoà nhập với xã hội của Đức và cũng khẳng định rằng những định kiến của nước này về nhân phẩm con người, bình đẳng xã hội cho phụ nữ và người đồng tính, tôn trọng luật pháp bất kể tôn giáo là điều không thể phủ nhận và không thể tranh luận.

Ý kiến của ông cũng phản ánh nỗi lo đang ngày càng gia tăng ở Đức khi mà dòng người nhập cư không ngừng này có thể ảnh hưởng tới những giá trị tự do của nền dân chủ Đức.

Trong khi vẫn tiếp tục chào đón những người nhập cư, Đức tập trung chủ yếu vào việc khẳng định sự tôn trọng đối với nền văn hoá nước này. Đức đã cho dịch sang tiếng Ả rập một phần của hiến pháp nước này, nhấn mạnh những quyền cơ bản như quyền tự do ngôn luận.

Đa số những người tị nạn đến từ Trung Đông, Châu Phi và một số xã hội Hồi giáo, nơi mà có những định nghĩa khá cổ hủ về vai trò của người phụ nữ, đồng tính cũng như những vấn đế khác.

Ông Gauck và bà Merkel, những người đã lớn lên sau "hàng rào sắt" của Đông Đức cũ, đã kêu gọi sự giúp đỡ của những nước khác nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng người nhập cư.

“Đức không thể giải quyết vấn đề này một mình, mà chỉ có sự hợp tác giữa các nước Châu Âu bằng việc phân chia vai trò hợp lý giữa các nước mới có thể cải thiện tình hình,” bà Merkel cho hay.

Tổng thống Đức Joachim Gauck cũng kêu gọi người dân hãy thấu hiểu cho những đất nước Đông Âu và kể cả đối với Đông Đức cũ khi họ có suy nghĩ khác trong vấn nạn này.

Khi mà Tây Đức đã quen với việc là một điểm đến của người nhập cư trong hàng thập kỷ qua thì Đông Đức chưa từng biết đến việc này kể từ trước năm 1990.

Vẫn có rất ít người nhập cư tại Đông Đức so với những nước Đông Âu.

Ông Gauck cũng nói rằng thái độ đang thay đổi đối với những người tị nạn và nhập cư cũng là kết quả của những kinh nghiệm của các nước trước đó, liên quan đến việc những nước Đông Âu như Hungary và Slovakia phản đổi áp dụng quota trong việc phân chia những người tị nạn trong EU.

Hoàng Việt

Theo Reuters

    Nổi bật
        Mới nhất
        “Cuộc khủng hoảng người nhập cư, một thách thức lớn hơn việc thống nhất 2 miền”
        • Mặc định

        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO