Cuộc khủng hoảng Ukraine: Cơ hội lấy lại sức mạnh địa chính trị của EU

Thứ bảy, 15/01/2022 20:54 PM - 0 Trả lời

(CLO) Cuộc khủng hoảng Ukraine cho thấy Liên minh châu Âu (EU) đóng một vai trò mờ nhạt như thế nào ngay trên lục địa của mình, nhưng đây cũng chính là cơ hội tốt để EU lấy lại tầm ảnh hưởng về địa chính trị trong khu vực.

EU sẽ không chỉ đứng nhìn?

Trong suốt một tuần qua, cuộc khủng hoảng Ukraine đã trở thành tâm điểm về địa chính trị và đặc biệt an ninh ở châu Âu và cả trên thế giới, với liên tiếp các cuộc đàm phán song phương quan trọng Nga-Mỹ, Nga-NATO và Nga-Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE). Và như đã biết, các bên đều không đạt được bất cứ thỏa thuận nào, khiến tình hình trở nên nóng bỏng hơn.

cuoc khung hoang ukraine co hoi lay lai suc manh dia chinh tri cua eu hinh 1

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang muốn lấy lại vai trò địa chính trị cho EU

Thậm chí giới chức Mỹ và Ba Lan còn cảnh báo nguy cơ châu Âu sẽ lần đầu tiên xảy ra chiến tranh sau 30 năm, tức sau cuộc chiến Nam Tư hồi đầu thập niên 90 thế kỷ trước. Song thật bất ngờ khi người ta thấy rất ít bóng dáng hay vai trò của Liên minh châu Âu trong sự việc rất quan trọng này. Xin đừng nhầm lẫn giữa EU với NATO hay OSCE, dù rằng giữa các tổ chức này có rất nhiều điểm chung.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa EU sẽ không can dự vào sự việc, cũng như sẽ không phó mặc tất cả cho NATO và Mỹ giải quyết cuộc khủng hoảng tại Ukraine - nơi mà Nga đang huy động tới hơn 100.000 quân, nhiều vũ khí hạng nặng và được cho rằng sẽ phát động tấn công bất cứ lúc nào.

Các chuyên gia nói rằng EU đang theo dõi sự việc này từ xa và giờ đã đến lúc họ cần phải hành động. Hôm thứ Năm và thứ Sáu vừa rồi, ngoại trưởng các nước thành viên EU đã nhóm họp tại thành phố Brest phía tây bắc nước Pháp. Và một nguồn tin ngoại giao Pháp nói với các nhà báo rằng EU "có liên quan sâu sắc đến những gì đang diễn ra về Ukraine".

Thực ra, những động thái gần đây của EU vẫn chưa thuyết phục được các nhà quan sát tin rằng EU sẽ củng cố vai trò của mình trong cuộc khủng hoảng Ukraine.

Jacques Rupnik, trưởng nhóm nghiên cứu tại Đại học Khoa học Po có trụ sở tại Paris cho biết: “Mọi thứ đang giống như thời kỳ hậu Thế chiến thứ hai khi người Mỹ và người Nga quyết định về tương lai của châu Âu, bất kể cuộc xung đột này đang diễn ra ngay trước ngưỡng cửa của lục địa già”.

Tuy nhiên, mọi thứ có thể sẽ thay đổi trong thời gian tới. Lưu ý, Pháp sẽ giữ chức chủ tịch EU trong 6 tháng tới, tức từ giờ cho đến tháng 6. Và trong một cuộc họp báo vào tháng 12 vừa rồi, Macron từng nói rằng ông muốn biến "châu Âu trở nên hùng mạnh trên thế giới, hoàn toàn có chủ quyền, tự do trong các lựa chọn và làm chủ vận mệnh của mình".

Với những tham vọng như vậy, EU cần phải thoát ra khỏi vai trò của một tổ chức "quyền lực mềm" chỉ tập trung vào kinh tế và thương mại, mà bỏ qua vai trò "quyền lực cứng" về địa chính trị.

Song, để làm được điều này, sự đồng thuận giữa các quốc gia EU là rất quan trọng. Đây không phải là mục tiêu dễ đạt được, khi mà thực tế sự chia rẽ giữa các quốc gia châu Âu vẫn là một vấn đề đáng ngại trong những năm qua.

Cho tới thời điểm này, các quốc gia EU vẫn có nhận thức khác nhau về mối đe dọa trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Thậm chí, Ý còn từng ám chỉ rằng họ chẳng có liên quan gì đến tình hình an ninh ở phía đông!

Đáng lo hơn, Mỹ - quốc gia đang đóng vai trò chủ chốt trong cuộc khủng hoảng tại Ukraine (chứ không phải một quốc gia châu Âu nào) - vẫn chưa cải thiện được nhiều mối quan hệ với châu Âu. Chính quyền Donald Trump trước đây còn từng coi Liên minh châu Âu là “kẻ thù”.

Quan hệ giữa EU và Mỹ thực ra cũng chưa hề được cải thiện sau khi Tổng thống Joe Biden lên nắm quyền. Bằng chứng là Pháp còn từng nổi giận khi cáo buộc Mỹ đã “đi đêm” với Anh và Úc trong hiệp ước AUKUS.

Sứ mệnh “La bàn chiến lược”

Bởi vậy, EU chỉ có thể củng cố vai trò địa chính trị nếu có được sự đồng thuận. Brendan Simms, Giám đốc Trung tâm Địa chính trị tại Đại học Cambridge, Vương quốc Anh, cũng đồng ý rằng đoàn kết là yếu tố cần thiết để châu Âu tìm kiếm được “quyền lực cứng” về địa chính trị.

cuoc khung hoang ukraine co hoi lay lai suc manh dia chinh tri cua eu hinh 2

Sứ mệnh "La bàn chiến lược" của EU đang bắt đầu được khởi động

Tính thống nhất rõ ràng rất quan trọng để EU củng cố vai trò khi mà thực tế cho thấy Mỹ không ngần ngại bỏ qua châu Âu, ngay cả khi liên quan đến một cuộc xung đột đang xảy ra ở một nước láng giềng của EU. Điều này càng làm tăng tính cấp thiết để EU phải đưa ra một lập trường chung về quốc phòng.

Châu Âu hẳn cũng đã nhận ra rằng thế giới đang bị thống trị bởi các cường quốc như Trung Quốc và Mỹ. Nếu không thể hiện vai trò, họ có thể sẽ tiếp tục bị tụt lại phía sau về sức mạnh địa chính trị trong tương lai.

Để rồi, EU đang cho thấy họ dù chưa phản ứng quyết liệt, song sẽ không chịu ngồi yên. Vào vào tháng 3 tới, liên minh này sẽ tiến hành thông qua cái mà họ gọi là “La bàn chiến lược” được Tổng thống Pháp Macron khởi xướng và thúc đẩy.

"La bàn chiến lược" của EU được thiết kế để trả lời ba câu hỏi: Chúng ta phải đối mặt với những thách thức và mối đe dọa nào? Làm thế nào chúng ta tổng hợp sức mạnh của mình? Và cách tốt nhất để thể hiện tầm ảnh hưởng của châu Âu với tư cách là một tác nhân toàn cầu và khu vực là gì?

Tất nhiên, EU sẽ phải trải qua một hành trình dài với rất nhiều việc phải làm để giải quyết những câu hỏi trên. Song cuộc họp ở Brest vừa rồi sẽ có ý nghĩa mở đường.

Quan trọng hơn, cuộc khủng hoảng tại Ukraine dù đã phơi bày sự mờ nhạt của EU ngay trong khu vực, song lại chính là cơ hội tốt để họ tạo ra một bước tiến lớn đầu tiên trong sứ mệnh “La bàn chiến lược” của mình.

Hải Anh

Bình Luận

Tin khác

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

(CLO) Các quan chức Israel và Mỹ cho biết hầu hết tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái (UAV) mà Iran phóng vào Israel hôm 13/4 đều bị đánh chặn, cho thấy hệ thống phòng thủ tên lửa đa lớp đáng gờm của hai đối tác đồng minh.

Tiêu điểm Quốc tế
Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

(CLO) Ghép tạng có thể cứu được mạng sống, nhưng cũng có thể gây ra những thay đổi sâu sắc về tính cách, theo một nghiên cứu gần đây cho thấy.

Tiêu điểm Quốc tế
Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

(NB&CL) Thụy Sĩ và Ukraine đang mong đợi 80 - 100 quốc gia sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình đầu tiên dự kiến diễn ra tại thành phố Lucerne, Thụy Sĩ, vào ngày 16 và 17/6 tới. Nhưng giữa mong đợi và hiện thực luôn là khoảng cách, nhất là với một vấn đề nan giải như cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Phát hiện mới về lão hóa và sự bất tử của nhà khoa học từng đoạt giải Nobel

Phát hiện mới về lão hóa và sự bất tử của nhà khoa học từng đoạt giải Nobel

(CLO) Kể từ thời xa xưa, con người đã cố gắng hết sức để tránh xa cái chết. Ngày nay, khi những tiến bộ khoa học biến những thứ tưởng chừng viễn tưởng thành hiện thực, chúng ta có tiến gần hơn đến việc kéo dài tuổi thọ hay thậm chí là sự bất tử không?

Tiêu điểm Quốc tế