Cuộc ngược dòng bất ngờ của châu Á trong cuộc chiến chống Covid-19

Thứ sáu, 01/10/2021 13:18 PM - 0 Trả lời

(CLO) Khi Mỹ và châu Âu bắt đầu tăng cường tiêm chủng vắc xin Covid-19, thì châu Á - Thái Bình Dương vẫn ở trong tình trạng “đóng cửa” với các hạn chế nghiêm ngặt. Song giờ đây, các quốc gia bị tụt lại phía sau đó đang tăng tốc về phía trước để tạo ra một cuộc ngược dòng đầy bất ngờ.

Chuyện “rùa và thỏ”

Hàn Quốc, Nhật Bản và Malaysia thậm chí đã vượt qua Mỹ về số liều vắc xin được tiêm trên 100 người - một tốc độ không thể tưởng tượng được chỉ cách đây vài tháng. Một số quốc gia còn đã vượt qua cả Mỹ trong việc tiêm chủng đầy đủ cho người dân, hạn chế rất nhiều mối hiểm nguy mà biến thể Delta mang lại.

cuoc nguoc dong bat ngo cua chau a trong cuoc chien chong covid 19 hinh 1

Nhật Bản tiêm chủng cho người dân ở mọi lúc, mọi nơi, thậm chí kể cả ở các khu vực giải trí như phòng… chơi game! - Ảnh: AP

Tại Hàn Quốc, các nhà chức trách cho biết vắc xin đã giúp hầu hết mọi người không phải đến bệnh viện. Theo dữ liệu của Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của nước này, thì từ tháng 5 đến tháng 8, chỉ khoảng 0,6% người được tiêm chủng đầy đủ rơi vào tình trạng nghiêm trọng khi mắc Covid-19, trong đó chỉ 0,1% đã tử vong.

Tại Nhật Bản, các trường hợp bệnh nghiêm trọng cũng đã giảm một nửa trong tháng trước, xuống chỉ còn dưới 1.000 ca một ngày. Số ca nhập viện đã giảm mạnh, từ mức hơn 230.000 vào cuối tháng 8 xuống còn chỉ khoảng 31.000 vào thứ Ba (28/9) vừa rồi.

Jerome Kim, tổng giám đốc Viện vắc xin quốc tế, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Seoul, cho biết: “Nó gần giống câu chuyện ngụ ngôn rùa và thỏ. Châu Á di chuyển chậm, nhưng không ngừng. Họ luôn tận dụng triệt để số vắc xin có sẵn, bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu”.

Niềm tin, yếu tố quyết định

Tuy nhiên, rủi ro vẫn còn cho châu Á. Hầu hết các quốc gia không sản xuất được vắc xin của riêng họ và có thể đối mặt với vấn đề cung cấp, nếu chính phủ của họ phải cần tới một liều tiêm tăng cường thứ ba.

Riêng tại Đông Nam Á, việc triển khai còn chậm và không đồng đều, kéo theo nền kinh tế ở đó đang gặp nhiều thách thức. Ngân hàng Phát triển Châu Á gần đây đã hạ triển vọng tăng trưởng năm 2021 của các nước đang phát triển ở Châu Á từ 7,3% xuống 7,1%.

Nhưng đối với phần lớn khu vực, sự thay đổi đã diễn ra rất ấn tượng, thành công bắt nguồn từ những quan điểm và cách xử lý đại dịch khác nhau. Song có một điểm chung là trái ngược với Mỹ, vắc xin chưa bao giờ là một vấn đề gây chia rẽ ở châu Á - Thái Bình Dương.

Dù khu vực này cũng đối mặt với một vài phong trào chống vắc xin, nhưng chúng gần như không đáng kể. Các phương tiện truyền thông, các nhóm vận động và hệ thống chính trị cùng chung tay đã khiến các thông tin sai lệch không còn ảnh hưởng đến tâm lý của người dân.

Nhìn chung, hầu hết người châu Á đều tin chính phủ của họ sẽ làm điều đúng đắn và họ sẵn sàng đặt nhu cầu của cộng đồng lên trên quyền tự do cá nhân của mình.

Reuben Ng, giáo sư tại Trường chính sách công Lý Quang Diệu của Singapore, cho biết sự hoài nghi về mức độ an toàn của vắc xin Covid-19 gần như đã bị loại bỏ tại các quốc gia châu Á, dù trước đó không lâu họ vẫn còn khá lo sợ.

cuoc nguoc dong bat ngo cua chau a trong cuoc chien chong covid 19 hinh 2

Như nhiều quốc gia châu Á khác, ngay cả người dân nông thôn ở Malaysia cũng đang được tiêm phòng vắc xin Covid-19 - Ảnh: AP

Cứu cánh duy nhất

Hầu hết người dân châu Á đã tin rằng vắc xin là cách duy nhất để thoát khỏi đại dịch. Trong tháng này, khi một trung tâm tiêm chủng ở Tokyo tiến hành tiêm cho những trẻ tuổi, các thanh thiếu niên đã xếp hàng dài từ sáng sớm.

Ở Hàn Quốc, khi chính quyền mở cửa tiêm chủng cho những người ở độ tuổi trên 50, khoảng 10 triệu người đã đăng nhập cùng một lúc vào một trang web của chính phủ để đăng ký. Hệ thống được thiết kế chỉ để xử lý tối đa 300.000 yêu cầu cùng lúc này đã gặp sự cố tạm thời.

Những người ở các quốc gia nghèo có cuộc sống bị ảnh hưởng nặng nề bởi các lệnh phong tỏa cảm thấy rằng, họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiêm vắc xin. Indonesia và Philippines là nơi sinh sống của hàng triệu công nhân làm công ăn lương hàng ngày, những người không thể dựa vào trợ cấp thất nghiệp để tồn tại.

Arisman, 35 tuổi, một tài xế ở Jakarta, Indonesia, cho biết anh đã tiêm vắc xin Sinovac do Trung Quốc sản xuất lần thứ hai vào tháng 7. “Nếu tôi bị ốm, tôi sẽ không nhận được tiền. Nếu tôi không làm việc, tôi cũng sẽ không nhận được tiền”, anh chia sẻ.

Tikki Pangestu, đồng chủ tịch Liên minh Tiêm chủng châu Á - Thái Bình Dương, đánh giá rằng, hệ thống y tế thiếu thốn ở nhiều nước đã thúc đẩy các chính phủ của họ buộc phải nhanh chóng triển khai tiêm vắc xin như cứu cánh duy nhất.

cuoc nguoc dong bat ngo cua chau a trong cuoc chien chong covid 19 hinh 3

Lượng vắc xin được chuyển tới các nước châu Á không ngừng trong những tháng qua - Ảnh: AP

Thay đổi tiếp cận, thay đổi tình thế

Trở lại với trước đây, khi Mỹ và các quốc gia châu Âu đang gấp rút tiêm vắc xin vào cuối năm 2020, nhiều quốc gia châu Á có phần thờ ơ. Họ đã kiểm soát được Covid-19 bằng cách kiểm soát, phong tỏa nghiêm ngặt, cũng như đóng cửa cả biên giới. Nhiều quốc gia muốn đợi cho đến khi các thử nghiệm lâm sàng hoàn thành mới đặt hàng.

Sau đó biến thể Delta xuất hiện. Để rồi, các biện pháp kiểm soát, phong tỏa không còn hiệu quả, đơn giản loại biến thể mới này vẫn tìm thấy đường lây lan, dù bị ngăn chặn nghiêm ngặt đến đâu. Vào mùa hè vừa rồi, Hàn Quốc phải đối mặt với sự bùng phát tồi tệ nhất; bệnh viện ở Indonesia thì hết ôxy và giường; hay các nhân viên y tế ở Thái Lan đã phải từ chối bệnh nhân do quá tải số ca nhiễm. 

Australia từng phong tỏa toàn xã hội vào tháng 6, sau khi một tài xế bị nhiễm biến thể Delta từ một phi hành đoàn người Mỹ. Thủ tướng Scott Morrison trước đó không lâu đã nói rằng tiêm chủng “không phải một cuộc chạy đua”, thì gần như lập tức kêu gọi người Úc “đi tìm vàng” trong chiến dịch tiêm chủng của đất nước.

Chiến dịch “sửa sai” của Úc đã diễn ra với tốc độ khá ấn tượng. Vào tháng 8, chính phủ nước này đã mua một triệu liều Pfizer từ Ba Lan. Đến đầu tháng 9, Thủ tướng Morrison cũng đã phê duyệt hợp đồng mua một triệu liều Moderna nữa từ châu Âu.

Khi bùng phát Delta, chỉ gần 25% người Úc trên 16 tuổi được tiêm một mũi. Nhưng đến thời điểm này, 86% trưởng thành đã có mũi tiêm đầu tiên, 62% người đã được tiêm đầy đủ. Úc dự kiến ​​sẽ tiêm chủng đầy đủ cho 80% dân số trên 16 tuổi vào đầu tháng 11 tới.

Greg Dore, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học New South Wales, cho biết: “Nỗ lực tuyệt vời của chính phủ và sự chung tay của cộng đồng đã giúp chúng tôi xoay chuyển tình thế”.

cuoc nguoc dong bat ngo cua chau a trong cuoc chien chong covid 19 hinh 4

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nhận mũi tiêm tăng cường COVID-19 tại Bệnh viện Đa khoa Singapore vào ngày 17 tháng 9 năm 2021 - Ảnh: REUTERS

Sự đồng lòng làm nên điều kỳ diệu

Sự chung tay của xã hội và chính phủ rõ ràng là một yếu then chốt giúp châu Á đang bứt phá ngược dòng ngoạn mục. Giáo sư Reuben Ng gần đây đã phát hiện ra rằng, một nhóm người cao tuổi sống một mình lo lắng họ có thể chết trong cô đơn bởi tác dụng phụ của vắc xin. Tuy nhiên, các tình nguyên viên hứa họ sẽ đến thăm họ và điều này đã mang lại hiệu quả.

Nhật Bản là một trong những quốc gia tiêu biểu trong việc huy động toàn lực lượng xã hội trong chiến dịch tăng tốc tiêm chủng vắc xin. Họ từng bị chỉ trích quá chậm trong cuộc chiến này, nhưng sau đó đã phản ứng lại rất nhanh.

Miharu Kuzuhara, 26 tuổi, một họa sĩ đồ họa ở Tokyo, từng thất vọng nói: “Chúng tôi đã thua các nước láng giềng châu Á như Đài Loan và Hàn Quốc. Tôi đã có cảm giác Nhật Bản là tồi tệ nhất”.

Nhưng sau đó, chính phủ Nhật Bản đã điều động quân đội thiết lập và điều hành các trung tâm tiêm chủng ở Tokyo và Osaka, rồi ủy quyền cho các công ty tiêm phòng. Chính quyền địa phương đã trả tiền cho các bác sĩ và y tá để thực hiện nhiệm vụ tiêm phòng cho người dân trong những ngày nghỉ.

Để rồi, kết quả thật ngoạn mục. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ vắc xin Covid-19 ở Nhật Bản đã đạt mức xấp xỉ 70%, vượt qua cả Mỹ. Ở một số vùng nông thôn, tỷ lệ tiêm chủng thậm chí còn đạt gần như 100%.

Hoàng Hải

Bình Luận

Tin khác

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

(CLO) Các quan chức Israel và Mỹ cho biết hầu hết tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái (UAV) mà Iran phóng vào Israel hôm 13/4 đều bị đánh chặn, cho thấy hệ thống phòng thủ tên lửa đa lớp đáng gờm của hai đối tác đồng minh.

Tiêu điểm Quốc tế
Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

(CLO) Ghép tạng có thể cứu được mạng sống, nhưng cũng có thể gây ra những thay đổi sâu sắc về tính cách, theo một nghiên cứu gần đây cho thấy.

Tiêu điểm Quốc tế
Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

(NB&CL) Thụy Sĩ và Ukraine đang mong đợi 80 - 100 quốc gia sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình đầu tiên dự kiến diễn ra tại thành phố Lucerne, Thụy Sĩ, vào ngày 16 và 17/6 tới. Nhưng giữa mong đợi và hiện thực luôn là khoảng cách, nhất là với một vấn đề nan giải như cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế