(CLO) Tại phòng khám đầu tiên chuyên điều trị các bệnh do ô nhiễm ở Delhi (Ấn Độ), ông Deepak Rajak 64 tuổi đang vật lộn với cơn hen suyễn ngày càng nặng. Con gái ông đã đưa ông đến đây trong tình trạng vô cùng lo lắng khi thấy sức khỏe của cha mình xấu đi nhanh chóng.
Trong phòng chờ, Rajak nói rằng ông thấy rất khó thở và không thể ngừng ho. “Không thở được. Tôi đi xe buýt đến và cảm thấy như bị ngạt thở”.
Phòng khám chuyên khoa tại Bệnh viện Ram Manohar Lohiya (RML) ở thành phố Delhi được thành lập vào năm ngoái để đáp ứng nhu cầu điều trị ngày càng tăng cho các bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí, đặc biệt là trong mùa đông, khi tình trạng ô nhiễm tại thủ đô Ấn Độ trở nên trầm trọng hơn.
Lớp bụi mù độc hại dày đặc đã bao phủ thành phố từ cuối tháng trước, biến ngày thành đêm. Tình trạng này đã làm gián đoạn các chuyến bay, che khuất tầm nhìn của các tòa nhà và đe dọa tính mạng của hàng triệu người dân nơi đây.
"Tình trạng y tế khẩn cấp"
Theo các thiết bị giám sát chất lượng không khí toàn cầu, tính đến tuần trước, không nơi nào trên thế giới có mức độ ô nhiễm không khí nguy hiểm như thành phố Delhi.
Tình hình trở nên nghiêm trọng đến mức bà Atishi Marlena, người đứng đầu chính quyền khu vực Delhi, đã phải tuyên bố về "tình trạng y tế khẩn cấp", khi quyết định cho đóng cửa trường học và kêu gọi người dân ở nhà để giảm thiểu tác động của ô nhiễm.
Tuy nhiên, đó không phải là sự lựa chọn của Rajak, người làm công việc giặt khô để nuôi sống gia đình. “Có thể làm gì đây? Tôi phải ra ngoài để làm việc”, ông chia sẻ. “Nếu tôi không kiếm được tiền, thì gia đình tôi sẽ sống sao? Mỗi khi ra ngoài, cổ họng tôi như bị tắc nghẽn. Đến tối, tôi cảm thấy như mình đã chết”.
Trong tuần này, tại một số khu vực ở thành phố Delhi, chỉ số chất lượng không khí (AQI) đã vượt quá 1.750, theo IQAir. Trên mức 300 được coi là nguy hiểm cho sức khỏe. Vào thứ Tư, chỉ số ô nhiễm bụi mịn PM2.5, loại ô nhiễm nhỏ nhất và nguy hiểm nhất, đã cao hơn 77 lần so với mức an toàn do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt ra.
Khi hít vào, bụi mịn PM2.5 đi sâu vào mô phổi, từ đó có thể xâm nhập vào máu và dẫn đến bệnh hen suyễn, bệnh tim và phổi, ung thư, các bệnh hô hấp khác, cũng như suy giảm nhận thức ở trẻ em.
Một số người mô tả không khí độc hại khiến mắt họ bỏng rát và cổ họng ngứa ngáy. “Tôi cảm thấy như bị dính ớt vào mắt”, Mohammad Ibrahim, một tài xế địa phương chia sẻ với CNN, ông nói rằng ngực ông luôn đau đớn vì phải làm việc ngoài trời suốt ngày dài trong môi trường ô nhiễm nặng.
Một số cư dân cho biết việc sinh sống tại nơi đây trở nên ngày càng khó khăn. Cựu quân nhân Không quân Ấn Độ, Aditya Kumar Shukla, 64 tuổi, chia sẻ rằng ông cố gắng không ra ngoài vào.
"Bạn không thể làm gì để bảo vệ mình khỏi ô nhiễm, ngay cả khi ở trong nhà, không khí vẫn ô nhiễm và nó sẽ xâm nhập vào bên trong", ông chia sẻ tại bệnh viện Batra ở thành phố Delhi, nơi ông đang điều trị bệnh hen suyễn.
Tại phòng khám, tiến sĩ Amit Jindal cho biết ông và các đồng nghiệp đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể số lượng bệnh nhân gặp phải các vấn đề về ngực đường hô hấp kể từ khi mức độ ô nhiễm không khí tăng vọt. Ông xác nhận rằng sự gia tăng này liên hệ trực tiếp với khói bụi.
Bệnh nhân gặp phải các triệu chứng như ho dai dẳng, vấn đề về ngực và phổi, cùng với cảm giác cay mắt. Gaurav Jain, bác sĩ chuyên khoa phổi tại bệnh viện Batra, cho biết rằng ngay cả những người không hút thuốc cũng đang mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
Ông nói: "Nhiều bệnh nhân hít phải khí ô nhiễm trong thời gian dài, đặc biệt là những người làm việc gần các khu vực bụi bặm, họ mắc COPD. Phổi của họ không khỏe mạnh, bị khó thở ở độ tuổi khá trẻ và có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn."
Vấn đề nan giải
Ô nhiễm không khí đã là một vấn nạn dai dẳng ở thành phố Delhi trong hơn hai thập kỷ.
Sự chuyển giao giữa mùa hè và mùa đông thường đồng nghĩa với việc chất lượng không khí ngày càng xấu đi. Trong những ngày không gió, khói bụi từ nhiều nguồn khác nhau như đốt rơm rạ, nhà máy nhiệt điện và phương tiện giao thông tích tụ dày đặc trên bầu trời.
Cơ quan quản lý ô nhiễm Ấn Độ đã báo động về tình trạng ô nhiễm không khí cực kỳ nghiêm trọng tại nhiều khu vực vào Chủ nhật và buộc phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp như dừng hoạt động của các phương tiện vận tải và công trình xây dựng.
Họ cũng đang phun nước và chất chống bụi ra đường, đồng thời tăng cường quét đường. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết dù được triển khai hàng năm, nhưng chúng chỉ là những biện pháp tạm thời và không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của ô nhiễm không khí.
Vào năm 2019, chính phủ Ấn Độ đã triển khai Chương trình Không khí Sạch Quốc gia nhằm cải thiện chất lượng không khí ở các thành phố, đồng thời thành lập các ủy ban ở cả cấp quốc gia và địa phương để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng các chính phủ lại chủ yếu tập trung vào các biện pháp ứng phó khẩn cấp thay vì những nỗ lực dài hạn.
"Chúng ta cần thực hiện các hành động có hệ thống và toàn diện để giảm ô nhiễm tại nguồn, điều đó có nghĩa là chúng ta phải bắt đầu xem xét mức độ ô nhiễm từ giao thông, ngành điện, công nghiệp, chất thải, và xác định các khu vực chịu ảnh hưởng", nhà phân tích môi trường Sunil Dahiya cho biết.
(CLO) Ngày 22/11, Công an huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, vừa phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công an TP Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan.
(CLO) Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 4 đối tượng về tội Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép.
(CLO) Sáng 22/11, tại khu nghỉ dưỡng Hoiana (huyện Duy Xuyên), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo công bố việc đăng cai Hội nghị Quốc tế về Du lịch Nông thôn lần đầu tiên của UN Tourism (tổ chức du lịch thế giới), diễn ra vào năm 2024 tại Quảng Nam.
(CLO) Những trích đoạn từ cuốn hồi ký sắp xuất bản của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đề cập đến mọi thứ, từ cuộc xung đột ở Ukraine cho đến Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
(CLO) Ngày 22/11, Thủ tướng Viktor Orban cho biết ông sẽ mời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm Hungary, đồng thời đảm bảo rằng lệnh bắt giữ ông Netanyahu của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) sẽ "không được thực hiện".
(CLO) Nga tuyên bố các hệ thống phòng không hiện đại trên thế giới, bao gồm của Mỹ và châu Âu, không thể đánh chặn loại tên lửa đạn đạo mới Oreshnik mà nước này vừa phóng vào thành phố Dnipro ở miền trung Ukraine.
(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Tỷ phú Elon Musk, chủ sở hữu mạng xã hội X, đã chỉ trích dự luật của Úc, trong đó cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội và phạt các mạng xã hội lên tới 49,5 triệu AUD (32 triệu USD) đối với các vi phạm.
(CLO) Từ ngày 29/11/2024 tới đây, gần 50 triệu cổ phiếu của CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam (Mã: TNA) bị đình chỉ giao dịch sẽ chuyển sang sàn UpCom. Doanh thu Quý 3 của đơn vị giảm tới 95% gây thua lỗ nặng.
(CLO) Kết quả kinh doanh của Địa ốc Hoàng Quân tuy có cải thiện nhưng mới chỉ hoàn thành 26% mục tiêu cả năm. Trong khi lượng nợ vay gia tăng mạnh để bù đắp dòng tiền kinh doanh đang âm tới 1.185 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.
(CLO) Ngày 22/11, tại Hội trường Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), Đại hội thường niên VFF năm 2024 khoá IX (nhiệm kỳ 2022 - 2026) đã chính thức diễn ra với sự tham dự của lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá trong nước và quốc tế.
(CLO) Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
(CLO) Quyết định nêu rõ hai phi công được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì "đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện bay chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc."
(CLO) Đó là chia sẻ của tiền đạo Nguyễn Tiến Linh tại buổi tập đầu tiên của đội tuyển Việt Nam trong đợt tập trung chuẩn bị cho AFF Cup 2024, sáng 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Liên tiếp những vụ cháy nhà xưởng xảy ra trên địa bàn huyện Hoài Đức (TP.Hà Nội) thời gian qua đòi hỏi chính quyền cơ sở, các ban ngành liên quan cần có giải pháp để ngăn chặn, xử lý vi phạm để tránh thiệt hại đáng tiếc.
(CLO) Nhà xưởng, công trình có dấu hiệu vi phạm trật tự xây dựng đã và đang mọc lên trên địa bàn huyện Hoài Đức không chỉ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn phòng cháy chữa cháy mà còn để lại hệ lụy phá vỡ quy hoạch đô thị, ô nhiễm môi trường.
(CLO) Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) - Công an TP.Hà Nội vừa phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan tổ chức kiểm tra, bắt giữ 2 phương tiện thủy đang khai thác cát trên sông Hồng.
(CLO) UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH thương mại Song Dương vì xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật ra môi trường.
(CLO) Theo Công an TP Hà Nội, thời tiết đang trong mùa hanh khô nên nguy cơ cháy, nổ rất cao. Việc người dân tự ý đốt rác, đốt cỏ là rất nguy hiểm khi không ý thức hết được quy trình phòng cháy chữa cháy, có thể dẫn đến mất kiểm soát ngọn lửa và gây ra hậu quả đáng tiếc.
(CLO) Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Bắc Ninh đã gửi hồ sơ vi phạm đề nghị cơ quan chức năng xử phạt 41/45 cơ sở sản xuất trong Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá, huyện Yên Phong.
Sau bão số 3, ước tính thành phố Hải Phòng có hàng chục nghìn cây xanh bị gãy đổ, bật gốc; riêng dải trung tâm (nơi được coi là lá phổi xanh) đã có trên 800 cây (chiếm gần 1/3 lương cây tại đây) bị ảnh hưởng nặng nề cần được phục hồi, chăm sóc đặc biệt.
(CLO) Việc TP. Hà Nội thí điểm mô hình vùng phát thải thấp, hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm tại quận Hoàn Kiếm rồi mở rộng ra các khu vực là cần thiết. Tuy nhiên điều này sẽ có tác động lớn đến đời sống nhân dân nên cần được thực hiện theo lộ trình, có tính toán cụ thể.