Cứu người gặp nạn: Nên hay không nên?

Thứ tư, 16/12/2020 16:35 PM - 0 Trả lời

(CLO) Gần đây, những vụ việc người bị nạn bị người qua đường làm ngơ đã khiến cộng đồng một lần nữa dấy lên câu hỏi: Họ thờ ơ vì sợ sẽ phải chịu trách nhiệm nếu có điều gì xảy ra hay ngại phải dính đến pháp luật?

Những vụ việc tai nạn thương tâm vì không nhận sự giúp đỡ kịp thời của người dân

Trong thời gian gần đây, cộng đồng đã nhiều phen xôn xao khi xem những đoạn clip được tung lên mạng trong đó những người bị nạn vì không được sự can ngăn hay giúp đỡ kịp thời của người dân nên đã bị thương thậm chí tử vong.

Ngày 7/12, tại Bình Dương một nữ sinh bị gã côn đồ đánh liên tiếp vào mặt và bụng sau tai nạn giao thông. Đáng nói, dù rất đông người dân chứng kiến nhưng không ai ra tay can ngăn hay có bất cứu hành động nào để cứu cô gái thoát khỏi sự hành hung của gã thanh niên. Nữ sinh này sau đó, đã bị chấn thương nặng vùng đầu và mặt, tổn hại cả sức khỏe tâm lý lẫn thể chất.

Nữ sinh bị người đàn ông đánh liên tiếp vào mặt và bụng sau tai nạn giao thông ở Bình Dương.

Nữ sinh bị người đàn ông đánh liên tiếp vào mặt và bụng sau tai nạn giao thông ở Bình Dương.

Gần đây nhất vụ việc xảy ra vào đêm 11/12, một thanh niên trên đường đường ĐT741 đến đoạn qua ấp Vĩnh Tiến (xã Vĩnh Hòa, H.Phú Giáo, Bình Dương) thì bất ngờ tự ngã văng ra đường. Lúc này, có 4 người đi qua hiện trường nhưng không dừng lại cứu giúp, khiến nạn nhân sau đó bị xe khách cán chết. 

Nhiều người cho rằng những vụ việc thương tâm này chắc chắn sẽ không xảy ra nếu như những người chứng kiến kịp thời ra tay giúp đỡ cho nạn nhân. Nhưng cũng có những ý kiến đưa ra lý do, nhiều trường hợp giúp người lại thành “làm ơn mắc oán” trước đây khiến họ trở nên ngại ngần khi thấy người khác bị nạn.

Không cứu người có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự

Dưới góc độ pháp lý, tại Điều 38 của Luật Giao thôn Đường bộ quy định về trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi có vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra. Theo đó, những người liên quan trực tiếp đến vụ TNGT thì phải dừng xe lại, phải cứu người bị nạn, bảo vệ hiện trường, đồng thời cung cấp thông tin giải quyết vụ TNGT đó.

Còn đối với những nhân chứng, khi đi qua nhìn thấy vụ TNGT thì phải dừng lại cứu người bị nạn, bảo vệ hiện trường, cung cấp những thông tin mà mình chứng kiến cho cơ quan công an để làm cơ sở tìm ra nguyên nhân của vụ TNGT.

Theo Khoản 7a Điều 11, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi không cứu giúp người bị TNGT khi có yêu cầu sẽ bị phạt tiền từ 0,5 - 1 triệu đồng đối với cá nhân, từ 1 - 2 triệu đồng đối với tổ chức.

Ngoài việc có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi không cứu giúp người bị TNGT, được quy định tại Điều 132 Bộ luật Hình sự năm 2015 "Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng".

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 1 - 5 năm: Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm; Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp. Phạm tội dẫn đến hậu quả 2 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 3 - 7 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm.

Như vậy những quy định luật pháp đã khá rõ ràng cho các hành vi cố ý không cứu giúp người bị nạn hay không cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng để xử lý vụ việc. Vì vậy, người dân có thể yên tâm được pháp luật bảo vệ trong trường hợp giúp đỡ người bị nạn.

Giúp người bị nạn là trách nhiệm cũng như đạo đức của mỗi người

Cứu người không chỉ là nghĩa vụ được quy định tại pháp luật nhà nước mà còn là vấn đề đạo đức thể hiện tình người trong một xã hội văn minh. Những phiền phức khi giúp nạn nhân trong một vụ việc nào đó có thể là không tránh khỏi nhưng nếu đem điều ấy ra so với sức khỏe hay tính mạng của người được cứu sẽ thấy được giá trị của việc làm nhân lên gấp nhiều lần.

Vụ việc tại nạn xảy ra vào đêm 11/12. Nạn nhân là anh P.H.P. (30 tuổi, ngụ Bình Dương)bị té ngã trên đường nhưng không được cứu giúp, sau đó bị xe khách cán chết.

Vụ việc tại nạn xảy ra vào đêm 11/12. Nạn nhân là anh P.H.P. (30 tuổi, ngụ Bình Dương)bị té ngã trên đường nhưng không được cứu giúp, sau đó bị xe khách cán chết.

Hơn nữa, mỗi người hãy luôn đặt bản thân vào vị trí của người khác trong các trường hợp tương tự. Nếu như một ngày nào đó họ cũng bị tai nạn có thể ảnh hưởng tới tính mạng, lúc ấy họ mới thấy được tầm quan trọng của sự giúp đỡ từ những người xung quanh to lớn đến thế nào. Giả sử những người kia cũng chỉ dửng dưng khoanh tay đứng nhìn vì sợ vạ lây thì cảm giác của họ sẽ ra sao?

Xử lý như thế nào khi thấy người gặp nạn?

Theo các chuyên gia, để việc giúp người được thuận tiện và không phải nhiều rắc rối sau này, việc đầu tiên người dân nên làm là gọi cấp cứu đến số 115 (có thể hỏi họ về cách sơ cứu cho người đang gặp nạn) và gọi cảnh sát 113 để báo về sự việc. 

Sau đó, người cứu giúp hãy chụp và quay phim toàn bộ hiện trường đồng thời hô hào càng nhiều người đến trợ giúp càng tốt để làm bằng chứng xác minh sau này. Trường hợp nạn nhân còn tỉnh táo thì tìm cách liên lạc với người nhà của họ. Những bước chuẩn bị như thế sẽ tránh khỏi việc bị cơ quan điều tra mời đến tường trình sự việc nhiều lần và cũng như sẽ không bị người thân của người bị nạn hiểu lầm. Bên cạnh đó, cũng cần có sự linh hoạt từ cơ quan chức năng để người dân không cảm thấy phiền phức khi phải đối mặt với các quy trình pháp luật. 

Giúp người luôn là một nghĩa cử cao đẹp trong truyền thống của người Việt Nam. Tuy nhiên, một số trường hợp gần đây có thể khiến truyền thống ấy bị mai một. Vậy nên vai trò của cơ quan chức năng và người dân là tăng cường phổ biến ý thức pháp luật về cứu người gặp nạn để hạn chế những sự việc đau lòng sau này.

Khang Lâm

Tin khác

Hưng Yên: Tập trung giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án trọng điểm

Hưng Yên: Tập trung giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án trọng điểm

(CLO) Ngày 24/4, Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021- 2025 (Ban Chỉ đạo tỉnh) họp đánh giá tình hình triển khai thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh, xem xét bổ sung một số dự án vào danh mục dự án trọng điểm của tỉnh. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hữu Nghĩa, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh chủ trì cuộc họp.

Đời sống
Vụ chìm sà lan khiến 5 người chết và mất tích: Tìm thấy thêm 1 thi thể

Vụ chìm sà lan khiến 5 người chết và mất tích: Tìm thấy thêm 1 thi thể

(CLO) Tính đến tối 24/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể của 4 trong số 5 người chết và mất tích trong vụ chìm tàu kéo sà lan gần đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi).

Đời sống
Lô Lô Chải - Ngôi làng cổ nơi địa đầu Tổ quốc và cách làm du lịch thông minh

Lô Lô Chải - Ngôi làng cổ nơi địa đầu Tổ quốc và cách làm du lịch thông minh

(CLO) Từ một ngôi làng nhỏ, là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc ít người Lô Lô, quanh năm sống nhờ vào nương rẫy, ấy vậy mà chỉ trong vài năm qua, Lô Lô Chải đã khoác lên mình một diện mạo thật khác. Lô Lô Chải phát triển vượt bậc về du lịch, đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho bà con nơi đây.

Đời sống
Bộ đội chở nước sạch miễn phí đến tận làng tiếp tế cho bà con vùng hạn ở Gia Lai

Bộ đội chở nước sạch miễn phí đến tận làng tiếp tế cho bà con vùng hạn ở Gia Lai

(CLO) Thời tiết nắng nóng kéo dài đã khiến hàng trăm hộ dân vùng biên giới huyện Đức Cơ (Gia Lai) thiếu nước trầm trọng. Nhằm giúp đỡ bà con ứng phó với hạn hán, Công ty TNHH MTV 72, Binh đoàn 15 đã cung cấp nước sinh hoạt đến tận làng giúp bà con giải cơn khát.

Đời sống
Xuất hiện mưa đá có kích thước to như quả trứng gà tại Lào Cai

Xuất hiện mưa đá có kích thước to như quả trứng gà tại Lào Cai

(CLO) Tối 24/4, hai trận mưa lớn, kèm theo mưa đá bất ngờ xuất hiện tại một số xã thuộc huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Trận mưa kéo dài trong khoảng 15 - 20 phút, hiện chưa có thông tin về thiệt hại.

Đời sống