Đặc sản ngày Tết độc đáo của dân tộc thiểu số

Thứ bảy, 08/01/2022 12:57 PM - 0 Trả lời

(CLO) Không chỉ riêng bánh chưng, bánh tét, các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng có rất nhiều món đặc sản truyền thống ngày Tết.

dac san ngay tet doc dao cua dan toc thieu so hinh 1

Xôi ngũ sắc: Món xôi ngũ sắc này có thể thấy ở rất nhiều gia đình dân tộc thiểu số, trong đó hay gặp nhất là những nhà người Tày. Người Tày quan niệm xôi ngũ sắc gồm 5 màu tượng trưng cho ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ sẽ đem đến sự may mắn, thành đạt cho năm mới.

dac san ngay tet doc dao cua dan toc thieu so hinh 2

Canh thụt: Đây là món ăn lạ của đồng bào M’nông, thường xuất hiện trong bữa cơm đầu năm mới. Nguyên liệu dùng nhiều loại rau quen thuộc ở Tây Nguyên như rau nhíp, đọt mây, còn có cả cá suối. Cách nấu món canh thụt rất độc đáo, nguyên liệu được bỏ vào một ống lồ rồi đem nướng trên ngọn lửa, dùng một que tre để thụt vào, đảo đều các nguyên liệu cho đến khi trong chín mềm. 

dac san ngay tet doc dao cua dan toc thieu so hinh 3

Bánh láo khoải: Bánh còn có tên gọi khác là lức khoải hay rớ khoải, là một món bánh đặc biệt của người Mông, chỉ được làm vào dịp Tết. Nguyên liệu chính để làm bánh láo khoải là ngô nghiền đồ chín, sau đó nén trên bàn đá, nặn thành hình bầu dục, bôi mỡ trộn mật ong xung quanh. Khi ăn, bánh sẽ được thái mỏng rồi nướng trên than củi hoặc thái chỉ nấu với đường, ngoài ra cũng có thể dùng bánh láo khoải để nấu với quả đậu Hà Lan như nấu canh.

dac san ngay tet doc dao cua dan toc thieu so hinh 4

Gỏi kiến bóp chua: Đối với người Ba Na gỏi kiến bóp chua là món ăn quý chỉ được dùng trong dịp Tết hay những ngày quan trọng. Loại kiến dùng để chế biến là loài kiến khá to có màu vàng, nhộng màu trắng rất thơm ngon và bổ dưỡng, khi ăn có vị chua, mùi hơi ngai ngái.

dac san ngay tet doc dao cua dan toc thieu so hinh 5

Khâu nhục: Khâu nhục là món thịt ướp đẫm nhiều loại gia vị như ngũ vị hương, húng lìu, địa liên, tỏi, ớt, hạt tiêu, bột ngọt, dấm, rượu... rồi hấp cách thuỷ trong vòng nửa ngày. Miếng thịt khâu nhục mềm thơm, dậy mùi gia vị, khi ăn tạo cảm giác như tan trong miệng. Đây là đặc sản ngày Tết của nhiều dân tộc miền núi phía Bắc như Nùng, Tày, Sán Dìu.

dac san ngay tet doc dao cua dan toc thieu so hinh 6

Pa pỉnh tộp: Pa pỉnh tộp là tên của món cá gập nướng, là một đặc sản của người Thái ở vùng Tây Bắc. Đây là một món không thể thiếu trong những ngày lễ Tết, đặc biệt là trên mâm cơm đãi khách. Người Thái cạo vảy sạch sẽ những con cá chép, trắm, trôi,...sau đó mổ dọc sống lưng. Nhiều loại nguyên liệu và gia vị được nhồi vào, cá được gập lại nướng trên than hồng. Món cá phải đẫm gia vị, ngọt, chắc thịt mới là thành công.

dac san ngay tet doc dao cua dan toc thieu so hinh 7

Bánh cooc mò: Bánh cooc mò hay còn gọi là bánh sừng trâu xuất hiện ở khá nhiều vùng dân tộc thiểu số, dễ thấy ở địa bàn của người Tày, Nùng hay dân tộc Cờ tu. Người ta thường làm loại bánh này vào dịp lễ Tết hoặc những sự kiện quan trọng. Nguyên liệu chính tuỳ từng nơi, người ta dùng lá dong, lá chuối hoặc lá đót để gói bánh. Chiếc bánh có hình nhọn như chiếc sừng trâu. Phần ruột bên trong dẻo, ngấm hương vị của những loại lá cỏ thanh khiết, đậm chất rừng núi

dac san ngay tet doc dao cua dan toc thieu so hinh 8

Bánh chưng đen: Trong khi ở miền xuôi, chúng ta đã quen thuộc với bánh chưng xanh thì một số dân tộc vùng cao như người Tày, người Thái... lại có món bánh chưng đen vô cùng lạ mắt. Để tạo ra màu đen của bánh chưng, người ta sử dụng tro đốt rơm hoặc một số loại cây rừng, rây thật mịn rồi trộn với gạo nếp thơm. Cũng với nhân thịt lợn, đỗ xanh nhưng bánh chưng đen của các dân tộc vùng cao lại được gói thành đòn như bánh tét của người trong Nam. Khi cắt ra, miếng bánh tròn trịa, dẻo quánh với phần nhân vàng ươm, thơm mùi cây cỏ núi rừng.

DL (t/h)

Bình Luận

Tin khác

Sẵn sàng các điều kiện chuẩn bị cho mùa du lịch Sầm Sơn năm 2024

Sẵn sàng các điều kiện chuẩn bị cho mùa du lịch Sầm Sơn năm 2024

(CLO) Chuẩn bị cho năm du lịch 2024, TP Sầm Sơn (Thanh Hóa) đang khẩn trương chỉnh trang đô thị, chuẩn bị cơ sở hạ tầng để phục vụ tốt nhất cho du khách khi tới tham quan, nghỉ dưỡng.

Đời sống văn hóa
Trưng bày gần 150 tài liệu, hiện vật về ý nghĩa, tầm vóc và giá trị của chiến thắng Điện Biên Phủ

Trưng bày gần 150 tài liệu, hiện vật về ý nghĩa, tầm vóc và giá trị của chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 -7/5/2024) và ký Hiệp định Gienève (21/7/1954-21/7/2024), sáng nay 25/4, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề: "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt".

Đời sống văn hóa
Nón lá hai mê của người Tày ở Hà Giang - Không chỉ là vật che mưa nắng

Nón lá hai mê của người Tày ở Hà Giang - Không chỉ là vật che mưa nắng

(CLO) Nghề thủ công truyền thống làm Nón lá hai mê tại xã Xuân Giang, huyện Quang Bình đã được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là một trong những nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Tày ở đây.

Đời sống văn hóa
Trình diễn nghệ thuật nhạc kịch tại Carnaval Hạ Long 2024

Trình diễn nghệ thuật nhạc kịch tại Carnaval Hạ Long 2024

(CLO) Lễ hội Carnaval Hạ Long 2024 sử dụng nghệ thuật nhạc kịch, kết hợp hài hòa với các yếu tố lịch sử, văn hóa để làm nổi lên các giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.

Đời sống văn hóa
Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Tối 24/4, lễ khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ chính thức diễn ra tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên và trình chiếu phim truyện "Đào phở và Piano".

Đời sống văn hóa