Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng tranh luận với Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủy điện

Thứ tư, 04/11/2020 20:55 PM - 0 Trả lời

(CLO) Liên quan đến những vấn đề về thủy điện, tại nghị trường Quốc hội chiều nay (4/11), đại biểu Quốc hội Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng tranh luận với Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh.

Tiếp theo chương trình kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, chiều nay, Quốc hội tiếp tục tiến hành thảo luận tại hội trường liên quan đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Phùng Quốc Hiển.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh giải trình trước Quốc hội.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh giải trình trước Quốc hội.

Thủy điện có cả những mặt tích cực và hạn chế

Giải trình trước Quốc hội liên quan đến thủy điện, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, trong phiên họp lần này, rất nhiều đại biểu Quốc hội đã đề cập đến các vấn đề về phát triển thủy điện, những vấn đề tác động đến môi trường, thủy điện vừa và nhỏ cũng như những vấn đề liên quan đến phòng, chống thiên tai, bão lũ.

Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, hiện nay tổng số cả nước chúng ta có 429 đập thủy điện và các công trình thủy điện ở các quy mô khác nhau. Với dung tích trữ nước khoảng 56 tỷ m3 và đóng một công suất là khoảng 20.000MW, chiếm 37% công suất nền, công suất phát của đất nước trong hiện nay và đây là một nguồn năng lượng rất quan trọng phục vụ cho nhu cầu về năng lượng của đất nước cho phát triển kinh tế - xã hội cũng như nhu cầu đời sống của nhân dân.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, đối với thủy điện, có cả những mặt tích cực và có cả những mặt hạn chế, tùy thuộc vào quản lý và các chính sách để xử lý các vấn đề đó liên quan.

Tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng cho biết, hằng năm, Bộ đều có các cuộc kiểm tra, giám sát và báo cáo đầy đủ theo tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết số 62 của Quốc hội, để báo cáo Quốc hội về: Một là, độ an toàn hồ đập, hồ thủy điện; Hai là, sự vận hành của hệ thống thủy điện, đặc biệt trong việc tham gia phòng, chống lụt bão và thực hiện phòng, chống thiên tai tại địa phương; Ba là, những vấn đề trong các bộ, ngành để tiếp tục thực hiện các chức năng quản lý trong phân cấp với địa phương.

“Thực hiện chỉ đạo của Quốc hội, đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ và Ban Bí thư về kiểm soát chặt chẽ phát triển thủy điện, không cho phép xây dựng vào rừng tự nhiên”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Cũng theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, từ năm 2016, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành đưa chỉ tiêu tuyệt đối không bổ sung bất kỳ một dự án thủy điện nhỏ nào, cho dù là nhỏ, vừa hay lớn nếu có sử dụng đến diện tích đất rừng tự nhiên.

“Trên danh nghĩa Thông tư 43 của Bộ Công Thương quy định chiếm dụng đất không vượt quá 10 hecta cho 1MW điện, nhưng trên thực tế, trong giai đoạn này chiếm các loại đất, trong đó có cả đất sản xuất nông nghiệp cũng như đất rừng trồng và đất rừng nghèo, rừng sản xuất chỉ có 1,9 hecta cho 1MW. Điều đó chứng tỏ, chúng ta cũng đã thực thi chính sách một cách rất chặt chẽ và nghiêm túc theo đúng tinh thần chỉ đạo của Quốc hội tại Nghị quyết 62”, Bộ trưởng nói.

Liên quan đến chỉ đạo của Quốc hội trong việc xem xét, đánh giá hiệu quả của các dự án điện, nhất là thủy điện nhỏ và vừa. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, Bộ Công Thương đã cùng phối hợp với các bộ, ngành đưa ra khỏi quy hoạch của các thủy điện là 472 dự án, đồng thời đưa ra khỏi quy hoạch này 8 dự án thủy điện bậc thang ở các lưu vực sông.

Bên cạnh đó, 213 điểm tiềm năng cho phát triển thủy điện cũng được đưa ra khỏi quy hoạch thủy điện theo yêu cầu của Quốc hội cũng như để đảm bảo những yêu cầu mới trong phát triển.

Đại biểu Quốc hội Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng phát biểu ý kiến tranh luận với Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh.

Đại biểu Quốc hội Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng phát biểu ý kiến tranh luận với Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh.

Thước đo nào khẳng định thủy điện mặt tốt là ưu việt, mặt xấu chỉ là tạm thời?

Tranh luận về nội dung trên đối với Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre) thẳng thắn: Tôi xin trao đổi lại với đồng chí Bộ trưởng Bộ Công Thương mấy điểm như này. Trước hết, chúng ta biết rằng chúng ta có 3 đột phá chiến lược: thể chế, nhân lực và cơ sở hạ tầng điện được coi là một trong những vấn đề rất quan trọng của cơ sở hạ tầng và tôi rất chia sẻ, đồng tình với đồng chí một điều rằng, thủy điện có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển và tôi cũng đồng tình rằng, thủy điện đúng là có tính 2 mặt.

“Tuy nhiên, đến bây giờ chúng ta lấy thước đo nào để khẳng định rằng, thủy điện mặt tốt là ưu việt và mặt xấu chỉ là tạm thời?”, đại biểu đặt câu hỏi.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cho biết, trải qua vấn đề vừa qua thì người dân không biết đâu cả, nhưng cứ nhìn thấy thiệt hại vô cùng to lớn, nhãn tiền, xót xa mà không thể tính toán được.

“Đồng chí cũng nói đến đoạn không phá rừng tự nhiên, rồi có rừng nghèo, rừng kiệt và đặc biệt là đã có chỉ đạo. Tuy nhiên, chúng ta biết rồi, đôi khi Trung ương, thậm chí kể cả địa phương chỉ đạo nhưng mà các đơn vị cũng không thực hiện. Chúng ta không kiểm tra, không xử lý, chỗ này cũng chưa rõ”, đại biểu Nhưỡng nhấn mạnh.

Theo đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, hiện đã bỏ nhiều dự án là 472 cộng 8 (8 dự án thủy điện bậc thang ở các lưu vực sông-PV), như vậy có hàng trăm dự án, gần 500 dự án. Tuy nhiên, phải nói rằng đây là những dự án mà nhìn thấy rõ nguy cơ và phải nói rằng là tất cả các dự án điện nói chung và dự án thủy điện đều có tiềm ẩn về nguy cơ. Đặc biệt, nước ta lại có rất nhiều tiềm năng về năng lượng xanh, năng lượng sạch, rồi bây giờ điện gió, điện mặt trời, điện tái tạo, chúng ta có rất nhiều thì chúng ta có thể thay thế.

“Tôi rất tán thành ý kiến của rất nhiều đại biểu là, nếu một rừng tự nhiên, một rừng nguyên sinh là rất giá trị. Quảng Nam vừa qua chịu nặng nề về lở đất, tôi là người đi giám sát Quảng Nam thấy rằng, rừng của Quảng Nam là giữ được nhiều, nếu không giữ được như thế thì còn lở nữa”, đại biểu nêu ý kiến.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cho biết, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Quốc hội đều thống nhất một quan điểm là không đánh đổi môi trường lấy sự phát triển và đã từng có kế hoạch đóng cửa rừng; do đó, hãy thực hiện đúng phương châm này. Trước khi đánh giá lại tất cả những vấn đề đó thì cần kiểm điểm lại phương châm này và đánh giá thật đúng.

“Tôi cũng không chống lại vấn đề làm thủy điện nhưng phải làm thế nào đây để đất nước không thấy đau đớn, không thấy xót xa, không thấy thiệt thòi”, đại biểu bày tỏ.

Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc (đoàn Đồng Nai).

Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc (đoàn Đồng Nai).

Thủy điện hết khấu hao như quả bom nổ chậm?

Qua ý kiến của Bộ trưởng Bộ Công Thương và tranh luận của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc (đoàn Đồng Nai) phát biểu: Nhân ý kiến trình bày của Bộ trưởng Bộ Công Thương và tranh luận của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, tôi muốn nhấn mạnh đến yếu tố mà chúng ta đang bàn đến về lợi hại của hệ thống các thủy điện nhỏ, chúng ta mới bàn đến câu chuyện ngày hôm nay, nhưng giả dụ 40, 50 năm nữa khi đã hết khấu hao, khi đã không còn hiệu quả kinh tế thì tất cả các công trình xây ở nơi rừng sâu, núi thẳm này sẽ là một quả bom nổ chậm. “Nguồn nhân lực nào quản lý nó?”, đại biểu đặt câu hỏi.

Theo đại biểu Dương Trung Quốc thì ngay từ bây giờ, khi xây dựng, phải thấy kết cục của thủy điện như thế nào? bởi chắc chắn nó sẽ là một di sản sau này thế hệ con cháu chúng ta phải lo, cũng như một số điện ta gọi là sạch hiện nay, tái tạo hiện nay.

“Nếu chúng ta thấy hàng vạn m2 của điện mặt trời khi không sử dụng nữa, nó sẽ là một nguồn gây ô nhiễm như thế nào?”, đại biểu nói.

Trước Quốc hội, đại biểu Dương Trung Quốc bày tỏ suy nghĩ: “Tôi nghĩ ngay bây giờ Bộ Công Thương, ngành tài nguyên và môi trường cũng phải quan tâm đến, có chế tài để bảo đảm chúng ta có nguồn lực để giải quyết những vấn đề hậu họa như thế”.

Quốc Trần

Tin khác

Việt Nam - Trung Quốc: Đẩy mạnh hợp tác xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền

Việt Nam - Trung Quốc: Đẩy mạnh hợp tác xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bộ Tư pháp hai nước Việt Nam và Trung Quốc đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác thiết thực, hiệu quả tập trung vào các lĩnh vực xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền, xây dựng, hoàn thiện pháp luật.

Tin tức
Xử lý kỷ luật hàng loạt đảng viên, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

Xử lý kỷ luật hàng loạt đảng viên, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

(CLO) Tỉnh Gia Lai vừa xử lý 18 đảng viên liên quan đến việc đấu thầu, mua sắm trang thiết bị do Công ty AIC cung cấp, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh – ông Phùng Ngọc Mỹ.

Tin tức
Các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam

Các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, khơi dậy mạnh mẽ mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực từ văn hóa, khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng.

Tin tức
Rà soát cơ chế, chính sách để đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán

Rà soát cơ chế, chính sách để đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao các bộ, ngành sớm rà soát các quy định pháp luật hiện hành về cơ chế, chính sách đặc thù để tham mưu, đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, nhằm phát triển toán học Việt Nam nói riêng, tạo ra đột phá đối với các lĩnh vực nghiên cứu khoa học nói chung.

Tin tức
Hai Chính phủ Việt Nam và Venezuela sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để khuyến khích các dự án hợp tác, đầu tư

Hai Chính phủ Việt Nam và Venezuela sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để khuyến khích các dự án hợp tác, đầu tư

(CLO) Hai Chính phủ Việt Nam và Venezuela sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để khuyến khích và tạo thuận lợi cho các dự án hợp tác và đầu tư song phương, đặc biệt trong lĩnh vực dầu khí, nông nghiệp, viễn thông và xây dựng.

Tin tức