Đại biểu Quốc hội bức xúc về nạn “bảo kê máy gặt”

Thứ hai, 26/10/2020 12:52 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đưa cơ giới vào đồng ruộng giúp người nông dân giảm bớt nhọc nhằn, giảm bớt chi phí sản xuất cho nông dân nhưng tình trạng bảo kê máy gặt ngày càng xuất hiện nhiều ở nhiều địa phương từ đầu năm 2016 đến nay, dẫn đến tình trạng mất an ninh trật tự tại nhiều địa bàn.

Đây là phát biểu của đại biểu Quốc hội Trần Thị Dung (đoàn Điện Biên) tại Quốc hội sáng nay (26/10).

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Dung (đoàn Điện Biên) bức xúc về nạn “bảo kê máy gặt”.

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Dung (đoàn Điện Biên) bức xúc về nạn “bảo kê máy gặt”.

Theo đó, tiếp theo chương trình kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV; Sáng nay, Quốc hội đã tiến hành thảo luận về các Báo cáo công tác của Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao; Công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; Công tác thi hành án và công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020.

Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Trần Thị Dung (đoàn Điện Biên) bày tỏ bức xúc về nạn “bảo kê máy gặt”.

Theo đại biểu Dung cho biết: Thời gian vừa qua, xuất hiện tình trạng bảo kê máy gặt khiến dư luận rất bức xúc. Chúng giành giật miếng cơm của người dân do thành quả nhọc nhằn trên chính mảnh đất của họ.

Cụ thể, vào mùa gặt với mục đích thầu toàn bộ cánh đồng, những đối tượng bảo kê ép buộc người dân phải thuê máy gặt mà chúng nhận bảo kê với giá cao. Nếu không đồng ý chúng không cho gặt hoặc giữ lại lúa đã thu hoạch.

"Đối với chủ máy gặt ở ngoài địa bàn muốn hoạt động thì phải nộp cho chúng từ 20 đến 30 nghìn đồng/1 sào thì chúng mới cho gặt thuê. Và phải ký vào bản hợp đồng đã soạn sẵn. Dù rất là bức xúc trước hành vi ngang ngược của chúng nhưng sợ ảnh hưởng đến việc thu hoạch nên người dân nhẫn nhịn làm theo", đại biểu Dung bức xúc.

Một đối tượng bảo kê máy gặt bị bắt giữ tại Thanh Hóa.

Một đối tượng bảo kê máy gặt bị bắt giữ tại Thanh Hóa.

Phân tích sự việc này, đại biểu Trần Thị Dung nêu rõ thủ đoạn của các đối tượng bảo kê là theo dõi, canh chừng cánh đồng lúa thấy có cái máy gặt mới nào, lạ mặt là lập tức đến hỏi thăm. Nếu chủ máy gặt không hợp tác là đuổi, đe dọa, phá máy, hành hung.

Nhiều chủ máy gặt muốn yên ổn làm ăn thì phải nộp một khoản tiền 2 triệu đồng một máy gặt, hoặc phải nộp tiền tính trên đầu sào.

Nguyên nhân được đại biểu Dung chỉ rõ: "Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do lợi nhuận thu được trên một vụ mùa tương đối cao. Nó chỉ diễn ra trong khoảng thời gian là 3 tuần cho nên chủ máy gặt cũng thu một khoản tiền trên 10 triệu đồng nên cũng phải nhắm mắt nộp 2-3 triệu để được gặt thuê".

Trước nạn bảo kê máy gặt, đại biểu Trần Thị Dung cho rằng, tại một số nơi để xảy ra tình trạng như trên là do chính quyền một số địa phương chưa quan tâm, giải quyết một cách triệt để. Việc bảo kê máy gặt ở nhiều địa phương không chỉ gây bất ổn an ninh, tiêu cực ở nông thôn mà còn kéo theo chủ máy gặt thổi giá lên cao để lấy thu bù chi. Ở đây phải tính là vấn đề bảo kê.

"Xét cho cùng nạn nhân chính là người nông dân lao động. Bình quân một sào gặt ở ruộng có công từ 120 đến 140 nghìn đồng; khi bảo kê bắt đóng các phần tiền này thì nâng lên khoảng 20 đến 30 nghìn/1 đầu sào", đại biểu Dung nhấn mạnh.

Phát biểu trước Quốc hội, đại biểu Trần Thị Dung cho biết: Tại báo cáo 482 của Chính phủ về thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề chất vấn tại mục 4 - Công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự ở khu vực nông thôn chưa được thành lập ở phạm vi này.

Đây là loại tội phạm với hành vi mới nhưng thực chất là cưỡng đoạt tài sản của người dân. Trong điều kiện chúng không thực hiện được sẽ dẫn đến cố ý gây thương tích hoặc giết người.

"Theo báo cáo của Chính phủ thì đến nay Bộ Công an đã bố trí 100% công an chính quy tại cơ sở. Do đó, đề nghị với Bộ Công an cần tăng cường quyết liệt, nắm địa bàn và ngăn chặn ngay từ gốc, xử lý nghiêm các hành vi bảo kê để đảm bảo an ninh trật tự tại vùng nông thôn. Bảo vệ thành quả của người nông dân để khi mùa về người nông dân không phải lo về tình trạng bảo kê máy gặt", đại biểu Dung đề nghị.

Quốc Trần

Tin khác

Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

(CLO) Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Festival Huế, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại.

Tin tức
Hà Nội sắp tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, làng nghề

Hà Nội sắp tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, làng nghề

(CLO) UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 128/KH-UBND về tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề.

Tin tức
Thanh tra Chính phủ công bố quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều lãnh đạo chủ chốt

Thanh tra Chính phủ công bố quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều lãnh đạo chủ chốt

(CLO) Ngày 25/4, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định về luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhiều công chức lãnh đạo, quản lý cấp cục, vụ về công tác cán bộ đối với lãnh đạo Ban Tiếp công dân Trung ương.

Tin tức
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương tìm kiếm người còn mất tích do chìm thuyền trên sông Chanh

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương tìm kiếm người còn mất tích do chìm thuyền trên sông Chanh

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tiếp tục huy động lực lượng, phương tiện cần thiết để tập trung tìm kiếm những người còn mất tích với tinh thần khẩn trương nhất, kịp thời nhất.

Tin tức
Xem xét cho phép doanh nghiệp lắp đặt trực tiếp cột điện tại thực địa Đường dây 500 kV mạch 3

Xem xét cho phép doanh nghiệp lắp đặt trực tiếp cột điện tại thực địa Đường dây 500 kV mạch 3

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ Công Thương, EVN, EVNNPT tiếp tục xem xét, nghiên cứu cho phép doanh nghiệp lắp đặt trực tiếp sản phẩm (cột điện - PV) tại thực địa Đường dây 500 kV mạch 3 nếu đáp ứng đủ điều kiện về năng lực thiết kế, công nghệ, quy trình kiểm chuẩn, kiểm soát chất lượng và có cam kết trách nhiệm.

Tin tức