Đại biểu Quốc hội đề nghị đánh giá sự lãng phí của hai cơ sở bệnh viện lớn, dự án Đại học Quốc gia

Thứ tư, 25/05/2022 19:26 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đại biểu Quốc hội đề nghị đánh giá định lượng những lãng phí tại các dự án lớn như: Hai cơ sở 2 của bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức, trụ sở chung của các cơ quan tại Hà Nội, Dự án Đại học quốc gia để có những bài học kinh nghiệm, xử lý cho phù hợp.

Tại phiên thảo luận tổ trong chương trình Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV ngày 25/5, các đại biểu Quốc hội đã nếu các ý kiến, kiến nghị liên quan đến công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

dai bieu quoc hoi de nghi danh gia su lang phi cua hai co so benh vien lon du an dai hoc quoc gia hinh 1

Đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên – đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên.

Lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản vẫn luôn là vấn đề cần phải suy nghĩ

Phát biểu ý kiến, đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên – đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên bày tỏ đồng tình với báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2021.

Theo đại biểu Tạ Thị Yên, trong các loại hình lãng phí thì lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản vẫn luôn là vấn đề cần phải suy nghĩ bởi loại lãng phí này bao trùm lên tất cả các giai đoạn đầu tư, từ quy hoạch, kế hoạch đến bố trí vốn thực hiện dự án, bàn giao và đưa vào sử dụng.

Đại biểu Tạ Thị Yên nêu rõ: Trong báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Tài chính – Ngân sách cũng đã nêu rõ, vẫn còn nhiều bộ, ngành, địa phương chưa đảm bảo tiến độ của nhiều dự án, đặc biệt là những dự án quan trọng quốc gia, chương trình mục tiêu quốc gia gây lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến phát triển KT-XH của địa phương như các dự án: Đường sắt đô thị trên cao tại Hà Nội, TPHCM; Dự án đền bù GPMB, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

“Đề nghị Chính phủ chỉ đạo quyết liệt hơn với các bộ ngành, địa phương không đảm bảo tiến độ công trình, dự án, chậm giải ngân vốn đầu tư công, vốn ODA gây lãng phí nguồn lực, tài chính công, giảm hiệu quả đầu tư công”, bà Yên đề nghị.

Vấn đề tiếp theo được đại biểu đoàn Điện Biên nêu ra là trong lĩnh vực tài chính, ngân sách. Theo đó, các chỉ tiêu về tiết kiệm chi thường xuyên, hiệu quả chi tiêu ngân sách đều có những chuyển biến tích cực như trong báo cáo của Chính phủ. Tuy nhiên, trong lĩnh vực ngân sách Nhà nước có vấn đề chậm phân bổ NSNN cho các công trình, dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, trong kế hoạch phục hồi phát triển KT_XH sau COVID-19.

“Nhất là chậm phân bổ cho các chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và chương mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đây là những công trình, dự án, chương trình Quốc hội đã có Nghị quyết chuyên đề; đã dự kiến, bố trí nguồn vốn khi xây dựng thì quyết liệt, khẩn trương nhưng khi thực hiện thì lại chậm”, đại biểu Tạ Thị Yên nêu rõ.

Đại biểu đoàn Điện Biên đề nghị Chính phủ cần quan tâm chỉ đạo, làm rõ trách nhiệm của Bộ ngành, cơ quan đơn vị đã gây ra sự chậm trễ này bởi  không chỉ làm lãng phí nguồn lực tài chính công đã được bố trí mà cũng không phát huy được nguồn lực phối hợp của xã hội. “Việc quy định trách nhiệm của người đứng đầu, trước hết phải soi vào việc thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, rồi sau với đến các vấn đề khác”, đại biểu nhấn mạnh.

Cũng theo đại biểu Tạ Thị Yên, việc mua sắm công còn nhiều biểu hiện tham nhũng, lãng phí mà điển hình là vụ án Kít xét nghiệm COVID-19 của Công ty Việt Á cho thấy một bộ phận cán bộ còn thiếu trách nhiệm, chưa một tuân thủ pháp luật; tiếp tay cho nhóm người xấu tham nhũng ngân sách, làm ảnh hưởng đến công tác cán bộ. Do đó, cần có biện pháp nghiêm trị những hành vi như vậy để làm gương.

Hay vấn đề lãng phí sách giáo khoa khi nhiều loại sách đủ thiết kế dung 1 lần, làm hàng triệu cuốn sách đến cuối năm phải bỏ đi, vừa lãng phí vừa làm tổn hại đến môi trường.

“Trước đây, SGK được truyền tay học sinh từ năm này sang năm khác, anh giữ cho em học. Đây là 1 truyền thống rất tốt đẹp nên tôi đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ GD&ĐT xem xét lại vấn đề này”, bà Yên nói.

dai bieu quoc hoi de nghi danh gia su lang phi cua hai co so benh vien lon du an dai hoc quoc gia hinh 2

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng - Đoàn ĐBQH thành phố Cần Thơ

Tính “lượng hóa” trong tiết kiệm, chống lãng phí còn hạn chế

Nhất trí với báo cáo của Chính phủ và thẩm tra của Ủy ban Tài chính – Ngân sách về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tuy nhiên, đại biểu Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng - Đoàn ĐBQH thành phố Cần Thơ băn khoăn về tính “lượng hóa” trong tiết kiệm, chống lãng phí còn hạn chế, chưa tính được tiết kiệm được là bao nhiêu và lãng phí như thế nào.

Đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng lấy ví dụ: Liên quan đến Dự án Đại học quốc gia (ĐHQG), ngày 19/5 vừa qua Đại học Quốc gia đã chính thức chuyển về cơ sở mới ở Hòa Lạc sau đúng 20 năm. Khởi công công trình vào năm 2003 với mức đầu tư là 20 nghìn tỷ nhằm xây dựng một Đại học tầm cỡ khu vực quốc tế nhưng sau rất nhiều năm thì đến đầu năm 2022 vừa qua thì mới chính thức chuyển về; mặc dù các cơ sở vật chất đã hoàn thiện cách đây nhiều năm rồi nhưng vẫn bỏ không. “Câu hỏi đặt ra ở đây là lãng phí kéo dài có hay không? Có lượng hóa được hay không và từ lượng hóa ấy chúng ta xử lý cho phù hợp và rút kinh nghiệm sâu sắc”, ông Hùng nêu.

Đại biểu đoàn Cần Thơ cũng cho biết, không chỉ có ĐHQG, mà rất nhiều công trình khác liên quan đến ngành giáo dục cũng lãng phí, như có 2 tòa nhà giảng đường của Đại học Kinh tế quốc dân qua 5 nhiệm kỳ Hiệu trưởng mới hoàn thành được mặc dù thời gian rất là lâu, gây lãng phí nguồn lực.

dai bieu quoc hoi de nghi danh gia su lang phi cua hai co so benh vien lon du an dai hoc quoc gia hinh 3

Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 tại Hà Nam không được sử dụng. Ảnh: TTO

Sự lãng phí đáng chú ý tiếp theo được đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng nhắc đến là hai cơ sở 2 của 2 bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức. “Theo thông tin tôi có được thì 2 bệnh viện này đều được hoàn thành vào năm 2018, nhưng riêng đối với bệnh viện Việt Đức thì đến ngày hôm nay cũng chưa tiếp nhận, chưa điều trị bệnh nhân nào. Còn Bệnh viện Bạch Mai có một thời gian rất ngắn có điều trị, trưng dụng làm bệnh viện để điều trị COVID-19 một thời gian mấy tháng, đến thời điểm hiện nay lại đóng cửa trở lại. Có một thời gian rất dài đã xây dựng cũng đã triển khai nhưng hầu như cũng không có bệnh nhân để điều trị ở đây. Không biết đánh giá về mặt lãng phí ở đây cụ thể như thế nào?”, đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng đặt câu hỏi.

Lấy tiếp một ví dụ khác ngay tại thủ đô Hà Nội đó là trụ sở chung của các cơ quan tại Hà Nội ở phường Xuân La, quận Tây Hồ, đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, các cơ quan ở Hà Nội có trụ sở chung ở Xuân La, dự kiến là có 8 sở ngành chuyển về đó làm việc. Tuy nhiên khi chuyển về được 1 năm thì các sở ngành lại xin ra vì  có rất nhiều vấn đề liên quan.

“Hiện các sở ngành khác cũng xin trở về chỗ cũ vì chỗ mới có nhiều bất cập, không phù hợp. Hay một số cơ sở 2 của một số trường đại học đi xa một chút là không có sinh viên học và cứ để không như vậy”, ông Hùng cho biết.

Đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho biết, ông muốn đi vào những ví dụ rất cụ thể như vậy để thấy rằng các công trình, các trụ sở, trường học, bệnh viện đã triển khai nhưng ở tình trạng lãng phí rất lớn.

“Tôi rất mong, cần phải có đánh giá định lượng được những lãng phí này là bao nhiêu, cần phải có những bài học kinh nghiệm để xử lý tiếp theo cho phù hợp”, ông Hùng kiến nghị.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

(CLO) Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CT về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn Thành phố.

Tin tức
Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

(CLO) Chính phủ phấn đấu đến hết năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên. Đối với các xã, phường, thị trấn được chọn làm điểm chỉ đạo của trung ương, tỷ lệ này là trên 90%.

Tin tức
Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

(CLO) Liên quan đến dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát đầy đủ các hàng hóa, dịch vụ/nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; xem xét, bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Tin tức
Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển có hiệu lực từ ngày 16/4/2024. Trong đó, Nghị định quy định rõ về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển.

Tin tức
Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

(NB&CL) Kết quả thanh tra tổng thể, toàn diện dự án Khu đô thị sinh thái hai bên bờ sông Đơ cho thấy, công tác lập hồ sơ mời thầu, chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, xác định thiếu số tiền sử dụng đất,… dẫn đến bỏ sót cho ngân sách Nhà nước hơn 98 tỷ đồng.

Tin tức