(CLO) Tại phiên thảo luận chiều nay (21/7) của Quốc hội, nhiều đại biểu đề nghị Quốc hội sớm có Luật liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19, thúc đẩy sản xuất-kinh doanh. Trong khi đó, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị nhanh chóng hoàn thành dự án Luật Đất đai sửa đổi, để bộ luật này sớm đi vào cuộc sống.
Sau khi Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh (Chương trình) năm 2022, điều chỉnh Chương trình năm 2021. Chiều nay, Quốc hội đã tiến hành thảo luận về nội dung này.
Sớm có dự án Luật phòng chống dịch
Phát biểu trước Quốc hội, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Anh (đoàn Bắc Ninh) đề xuất chú trọng nâng cao kỹ năng xây dựng luật… cho đại biểu, nhất là đại biểu trúng cử lần đầu, nâng cao hơn nữa kỹ năng phản biện chính sách của các đại biểu, cần coi trọng lấy ý kiến của các hiệp hội, người dân từ đó có sự phân tích, tiếp thu, cần thiết thì phải lập nhóm chuyên gia, có sự đầu tư nguồn lực khi xây dựng các dự án luật.
Đặc biệt, đại biểu Kim Anh đề nghị: Quốc hội cần giao Chính phủ chuẩn bị các Luật Phòng, chống các bệnh truyền nhiễm, Luật Đầu tư công… khi nảy sinh những vấn đề mới trong xã hội.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Anh (đoàn Bắc Ninh).
Đại biểu Lê Xuân Thân (Đại biểu Quốc hội đoàn Khánh Hoà) thì nhấn mạnh công tác xây dựng luật nên đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Ông Thân cho rằng nên xem xét sớm Luật về phòng bệnh và nâng cao sức khoẻ người dân, Luật về tình trạng khẩn cấp.
Tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội và cho biết việc chuẩn bị chương trình xây dựng luật, pháp lệnh là sự tiếp nối nhất quán của Chính phủ cũ và mới. Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp, sẽ có một số dự án luật được Chính phủ tiếp tục bổ sung vào chương trình.
Về phòng chống dịch COVID-19, Chính phủ và các bộ, ngành đang làm hết sức, một số việc cần xử lý trong thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ đã sẵn sàng. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết Chính phủ chuẩn bị trình Quốc hội một số luật liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19, thúc đẩy sản xuất-kinh doanh.
Đại biểu Lê Xuân Thân (Đại biểu Quốc hội đoàn Khánh Hoà).
Nhanh chóng hoàn thiện Dự án Luật Đất đai (sửa đổi)
Phát biểu liên quan đến dự án Luật Đất đai (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám (đoàn Kom Tum) cho rằng dự kiến lấy ý kiến và thông qua dự án Luật Đất đai sửa đổi nêu trên là sự thận trọng có cơ sở bởi tính phức tạp và nội dung rộng lớn của vấn đề.
Đại biểu Tô Văn Tám cho rằng, dự án Luật Đất đai sửa là một trong những nội dung trọng tâm của nhiệm kỳ, là quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả và hợp lý đất đai. Tuy nhiên, trên thực tế, việc sử dụng đất đai thời gian qua cho thấy đất đai chưa trở thành nguồn lực lớn, chưa được sử dụng tốt để phát triển kinh tế-xã hội. Nhiều vi phạm vẫn xảy ra trong quá trình quản lý, sử dụng đất đai ở nhiều địa phương thông qua việc giao đất, thu hồi đất.
Đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám (đoàn Kom Tum).
Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình Nguyễn Văn Thân cũng cho rằng việc lấy ý kiến, thông qua Luật Đất đai sửa đổi là nhiệm vụ rất quan trọng, bởi đây là bộ luật có tác động rất lớn tới rất nhiều lĩnh vực.
Đại biểu Thân nêu ví dụ đơn cử như thị trường bất động sản, bây giờ giá tăng rất mạnh, thậm chí có thể dẫn tới “khủng hoảng” thị trường bất động sản. Hiện nay, bất động sản ở đây chỉ dành cho những người ở, còn bất động sản về du lịch thì đang xuống. Lý do là hiện nay tất cả các địa phương và các công trình của các doanh nghiệp đã giải tỏa đền bù rồi nhưng đang vướng về Luật Đất đai và Luật Đấu thầu.
“Đây cũng là vướng mắc chung ở hầu hết các địa phương. Vì thế, nếu kéo dài tới kỳ họp thứ tư mới đưa dự án Luật Đất đai sửa đổi ra để xem xét thông qua thì hàng trăm trăm nghìn tỷ sẽ ứ đọng và hàng trăm doanh nghiệp sẽ gặp tình trạng rất nguy hiểm. Vì thế, tôi đề nghị cần sớm sửa đổi luật nếu không Quốc hội phải đưa ra Nghị quyết để sớm giải quyết các bất cập từ luật và vướng mắc từ thực tiễn,” ông Thân kiến nghị.
Còn đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Bé (đoàn Kiên Giang) cho rằng, việc sửa đổi Luật Đất đai là hết sức cần thiết để giải quyết rất nhiều vấn đề liên quan đến đất đai, đảm bảo quyền sở hữu tài sản của công dân.
"Tôi khi Luật Đất đai sửa đổi được đưa vào chương trình dự kiến và thông qua tại kỳ họp thứ năm (tháng 5/2023) theo quy trình tại 3 kỳ họp. Riêng trong năm 2022, dự án Luật Đất đai sửa đổi sẽ được lấy ý kiến 2 lần tại kỳ họp thứ hai và thứ ba", đại biểu đoàn Kiên Giang nói.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Bé (đoàn Kiên Giang).
Theo đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé, mặc dù đến giữa năm 2023, dự án này mới được thông qua và đến đầu năm 2024 mới có hiệu lực và sau đó sẽ vẫn cần có văn bản hướng dẫn thi hành và có thể sẽ còn kéo dài đến cuối nhiệm kỳ thì luật mới đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, đây là một dự án luật điều chỉnh có tác động đến nhiều quy định cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Vì vậy, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé nêu quan điểm thống nhất với phương án là sẽ xem xét thông qua tại 3 kỳ họp. Tuy nhiên, bà đề nghị nên đưa dự án này vào kỳ họp cuối của năm 2021, để tiến độ hoàn thành sửa đổi luật hoàn thành sớm hơn.
Liên quan đến nội dung này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, riêng dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là dự án luật phức tạp, có nội dung tác động lớn tới xã hội, cần nhiều thời gian để nghiên cứu kỹ lưỡng, Chính phủ đưa dự án luật này vào chương trình là sự cố gắng rất lớn.
(CLO) Ngày 4/4/2025, Công an xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho biết, đang hoàn tất hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính đối với một cá nhân có hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng chức năng.
(CLO) Ghi nhận chiều ngày 4/4, ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10/3 Âm lịch), giao thông tại Hà Nội nhìn chung thông thoáng, chưa xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài tại các tuyến đường chính và cửa ngõ ra vào thành phố.
(CLO) Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030 khoảng 443.000 tỷ đồng; được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
(CLO) Trong 3 tháng đầu năm 2025, lượng đặt phòng của khách châu Âu ở Mỹ đã giảm khoảng 18-20%, khiến nước này có thiể mất hàng tỷ USD doanh thu từ du lịch.
(CLO) Ngày 4/4, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục TDTT Việt Nam giữ chức Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ, Đào tạo và Môi trường thuộc Bộ VHTT&DL. Quyết định có hiệu lực từ ngày ban hành.
(CLO) Ngày 4/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, chỉ tính từ đầu tháng 3/2025 đến nay, các phòng nghiệp vụ đã bắt, xử lý 4 vụ, 28 đối tượng khai thác khoáng sản trái phép; thu giữ 6 tầu hút cát, 5 máy xúc và nhiều tang vật có liên quan.
(CLO) Chỉ trong một ngày, 500 người giàu nhất thế giới đã mất tổng cộng 208 tỷ USD sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế nhập khẩu mới, kéo theo làn sóng bán tháo dữ dội trên các thị trường toàn cầu.
(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có thông tin trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam liên quan đến đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14H và đoạn tuyến Quốc lộ 1A qua địa bàn để đảm bảo an toàn giao thông.
(CLO) Để khắc phục khó khăn, kịp thời chấn chỉnh những bất cập, tháo gỡ “điểm nghẽn”, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng đề nghị, trong thời gian tới cần đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, sắp xếp đơn vị hành chính.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành ban hành các tiêu chuẩn, tiêu chí, nguyên tắc phân bổ vốn, cải cách thủ tục hành chính, cái gì địa phương làm được thì phân cấp, phân quyền, nghiên cứu Nghị quyết 57 để bổ sung, hoàn thiện; tập trung vào phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo về văn hóa, nghệ thuật.
(CLO) Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Hội Luật gia Việt Nam.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xử lý dứt điểm các tồn tại, bất cập đối với hệ thống đèn tín hiệu, biển báo giao thông, hoàn thành trong tháng 4/2025.
(CLO) Chiều 4/4, tại buổi họp báo định kỳ Bộ Công Thương, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Bộ Công Thương cho biết, Uỷ ban này đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt với tổng số tiền 80 triệu đồng.
(CLO) TP. HCM hạn chế giao thông nhiều tuyến đường để phục vụ quá trình lắp đặt, vận hành trận địa pháo lễ phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và Phu nhân thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 - 6/4/2025. Ngày 4/4, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Évariste Ndayishimiye.
(CLO) Để khắc phục khó khăn, kịp thời chấn chỉnh những bất cập, tháo gỡ “điểm nghẽn”, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng đề nghị, trong thời gian tới cần đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, sắp xếp đơn vị hành chính.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành ban hành các tiêu chuẩn, tiêu chí, nguyên tắc phân bổ vốn, cải cách thủ tục hành chính, cái gì địa phương làm được thì phân cấp, phân quyền, nghiên cứu Nghị quyết 57 để bổ sung, hoàn thiện; tập trung vào phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo về văn hóa, nghệ thuật.
(CLO) Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Hội Luật gia Việt Nam.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xử lý dứt điểm các tồn tại, bất cập đối với hệ thống đèn tín hiệu, biển báo giao thông, hoàn thành trong tháng 4/2025.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn làm Tổ trưởng Tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ.
(CLO) Ghi sổ tang khi đến viếng đồng chí Khamtay Siphandone tại Đại sứ quán Lào ở Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính viết: "Tôi đánh giá cao những đóng góp to lớn của đồng chí Khamtay Siphandone cho mối quan hệ vĩ đại hai nước Việt - Lào". Thật vậy, lúc sinh thời, một trong những dấu ấn sâu đậm trong sự nghiệp của đồng chí Khamtay Siphandone- Cố Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, cố Chủ tịch nước Công hòa dân chủ nhân dân Lào Khamtay Siphandone- là những đóng góp to lớn của đồng chí trong việc xây dựng, củng cố và phát triển tình hữu nghị Việt Nam – Lào. Đất nước hình chữ S dường như luôn hiện diện trên những chặng đường hoạt động cách mạng của Đại tướng.
(CLO) Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ, Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ và tin rằng quyết định trên chưa phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại cùng có lợi giữa hai nước.
(CLO) Sáng 4/4, Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam do Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu, Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dẫn đầu đã viếng và ghi sổ tang tưởng niệm đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào.