Đại biểu Quốc hội nêu bất cập về cam kết phần vốn nhà nước tại dự án hầm Đèo Cả

Thứ năm, 05/11/2020 19:36 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong 3 năm qua, Tập đoàn Đèo Cả phải kiến nghị nhiều lần nhưng chưa được bố trí đủ phần vốn nhà nước cam kết tham gia tại dự án hầm Đèo Cả.

Đây là thông tin được đại biểu Quốc hội Nguyễn Hồng Vân (Đoàn Phú Yên) nêu ra tại phiên họp Quốc hội ngày 5/11, khi thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hồng Vân cho biết, việc giải ngân gói hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh còn chậm, hiệu quả chưa cao.

Ông Nguyễn Hồng Vân đã nêu cụ thể về trường hợp Tập đoàn Đèo Cả. Đây là Tập đoàn đã và đang thực hiện một số dự án lớn về đường bộ, với các dự án lớn là: Hầm Đèo Cả, Cổ Mã, hầm Cù Mông và mở rộng hầm Hải Vân 2. Những công trình mà Tập đoàn này đã đảm bảo về chất lượng kỹ thuật và vượt  về tiến độ, đem lại hiệu quả về kinh tế.

Dự án Hầm Đèo Cả. Ảnh TL

Dự án Hầm Đèo Cả. Ảnh TL

Hiện, doanh nghiệp này không những chưa được hưởng ưu đãi, hỗ trợ gì của Chính phủ mà trong thời gian qua đã nhiều lần kiến nghị nhưng chưa được bố trí đủ phần vốn nhà nước cam kết tham gia tại dự án hầm Đèo Cả.

Được biết, dự án hầm Đèo Cả, phần vốn NSNN tham gia là 5.048 tỷ đồng, tuy nhiên đến nay mới giải ngân 3.868 tỷ đồng, còn 1.180 tỷ đồng chưa được bố trí giải ngân như cam kết.

Theo đại biểu Nguyễn Hồng Vân, 1.180 tỷ đồng trong hơn 3 năm qua chưa được bố trí. “Sự chậm trễ trên đã gây ra thiệt hại cho doanh nghiệp hơn 300 tỷ đồng.Vấn đề này rất cần được Chính phủ và các cơ quan hữu quan quan tâm và sớm giải quyết”, đại biểu Nguyễn Hồng Vân nêu rõ.

Tại một cuộc làm việc với Hiệp hội các nhà đầu tư giao thông đường bộ, lãnh đạo Tập đoàn Đèo Cả cho biết, trong 3 năm qua, nhà đầu tư đã rất nhiều lần kiến nghị, Bộ GTVT đã 4 lần tổng hợp ý kiến các Bộ ngành, báo cáo thủ tướng Chính phủ. Kiểm toán Nhà nước, Hiệp hội các nhà đầu tư công trình hạ tầng giao thông Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đoàn ĐBQH các tỉnh có dự án đi qua đã kiến nghị sớm giải quyết; đại biểu Quốc hội đã chất vấn, các cơ quan nhà nước đã có rất nhiều văn bản qua lại nhưng các vướng mắc của dự án vẫn chưa được giải quyết.

Lãnh đạo Tập đoàn Đèo Cả cho biết, các vướng mắc kéo dài đã gây thiệt hại lớn cho các nhà đầu tư, Ngân hàng Vietinbank và niềm tin của các nhà đầu tư đối với chính sách PPP.

Cam kết bị phá vỡ từ phía cơ quan nhà nước

PGS.TS Trần Chủng – Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ (VARSI) cho biết, đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) đang mang lại nhiều lợi ích trong việc thu hút vốn từ tư nhân để đầu tư phát triển hạ tầng, giải quyết nhu cầu vốn trong điều kiện ngân sách hạn hẹp. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, VARSI đã nhận được khá nhiều phản hồi từ phía các nhà đầu tư trong việc vận hành các dự án PPP, liên quan tới những cam kết của cơ quan nhà nước và nhà đầu tư trong hợp đồng dự án.

Theo PGS.TS Trần Chủng, trong khi cơ quan nhà nước yêu cầu nhà đầu tư phải thực hiện nhiều cam kết, nếu không thực hiện đúng sẽ bị xử lý vi phạm nhưng ở chiều ngược lại, cơ quan nhà nước trong các trường hợp không thực hiện đúng cam kết, làm ảnh hưởng đến dự án, gây thiệt hại cho nhà đầu tư, ngân hàng thì không có chế tài xử lý.

Đây là nguyên nhân khiến nhiều dự án hiện đang lâm vào tình cảnh khó khăn, thậm chí nhìn rõ nguy cơ sa lầy nợ lớn của ngân hàng.

Ông Chủng cho biết, ngoài dự án Hầm Đèo Cả, dự án cao tốc Hà Nội – Hải Phòng cũng đang rơi vào tình trạng cam kết của nhà nước về bố trí vốn ngân sách cho dự án chưa được thực hiện đầy đủ. Cụ thể, dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, vốn Nhà nước tham gia khoảng 17.000/47.000 tỷ đồng (tương đương 39%). Đến cuối năm 2019, dự án được Bộ KHĐT phân bổ khoản hỗ trợ đầu tiên ngân sách Nhà nước (NSNN) trị giá 1.351 tỷ đồng hỗ trợ thanh toán chi phí giải phóng mặt bằng.

Được biết, một dự án khác của Tập đoàn Đèo Cả là hầm Hải Vân 2 đã hoàn thành nhưng chưa thể đưa vào khai thác do không có nguồn kinh phí vận hành, dẫn đến nguy cơ xảy ra tai nạn trên tuyến đường vào hầm như thời gian qua.

Dương Lâm

Tin khác

Giá vàng hôm nay: Biến động trái chiều, nơi tăng, nơi giảm

Giá vàng hôm nay: Biến động trái chiều, nơi tăng, nơi giảm

(CLO) Trong phiên giao dịch ngày (20/4), giá vàng trong nước có nhiều biến động trái chiều giữa các “nhà vàng”.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vào hè, thợ sửa điều hoà đắt “sô”, bỏ túi bạc triệu mỗi ngày

Vào hè, thợ sửa điều hoà đắt “sô”, bỏ túi bạc triệu mỗi ngày

(CLO) Dù làm việc dưới thời tiết nắng nóng cùng cường độ công việc cao nhưng thợ lắp điều hòa phấn khởi bởi có thể “cá kiếm” hàng triệu đồng mỗi ngày.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đồng euro chạm mức thấp lịch sử trong giao dịch SWIFT

Đồng euro chạm mức thấp lịch sử trong giao dịch SWIFT

(CLO) Dữ liệu giao dịch do dịch vụ tài chính toàn cầu tổng hợp cho thấy tỷ trọng của đồng euro trong các hoạt động thanh toán xuyên biên giới toàn cầu thông qua hệ thống SWIFT vào tháng trước đã giảm xuống mức thấp nhất mọi thời đại.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngày 22/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

Ngày 22/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

(CLO) Chiều 19/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có thông báo về việc đấu thầu vàng miếng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mỹ tái áp đặt trừng phạt năng lượng Venezuela

Mỹ tái áp đặt trừng phạt năng lượng Venezuela

(CLO) Nhà Trắng đã khôi phục các lệnh trừng phạt đối với ngành năng lượng của Venezuela. Động thái này diễn ra khi Venezuela đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống.

Thị trường - Doanh nghiệp