Thảo luận Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi):

Đại biểu Quốc hội nói gì về việc giao UBND cấp tỉnh thẩm định báo cáo tác động môi trường?

Thứ bảy, 24/10/2020 15:23 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong phiên thảo luận về dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi). Sáng 24/10, các đại biểu đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp sôi nổi, thẳng thắn xung quanh việc giao UBND cấp tỉnh thẩm định báo cáo tác động môi trường.

Mở đầu phiên thảo luận, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi).

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng.

Liên quan đến việc giao UBND cấp tỉnh thẩm định báo cáo tác động môi trường(Điều 36 dự thảo Luật), ông Phan Xuân Dũng cho biết: Theo ý kiến của nhiều Đoàn đại biểu Quốc hội là giao cho UBND cấp tỉnh phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang bộ thẩm định các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của các Bộ, cơ quan ngang bộ (trừ Bộ TN&MT, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an) trên địa bàn.

Việc giao UBND cấp tỉnh thẩm định sẽ nắm rõ mức độ tác động của dự án đến môi trường, kinh tế - xã hội tại địa phương và thống nhất với thẩm quyền, trách nhiệm quản lý xuyên suốt tại địa phương từ thẩm định kết quả báo cáo ĐTM, cấp GPMT, kiểm tra, thanh tra về BVMT của dự án, cơ sở.

Nhiều ý kiến đồng thuận

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (đoàn Đồng Tháp) cho biết, về thẩm quyền, thẩm định báo cáo tác động môi trường ở Điều 36 là vấn đề này có một ý nghĩa vô cùng quan trọng và trong bối cảnh chúng ta đang chứng kiến những hậu quả do thiên tai để lại của khu vực miền Trung. Cho thấy rằng sự cố về môi trường, những tác động của môi trường theo chiều hướng xấu, nó có nhiều nguyên nhân nhưng, trong đó chắc chắn có những nguyên nhân do khâu đánh giá tác động môi trường của một số dự án chưa được thấu đáo. Vì vậy, dự thảo có đặt ra các phương án.

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (đoàn Đồng Tháp).

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (đoàn Đồng Tháp).

Quan điểm của đại biểu Hoa cho rằng, nếu phương án Chính phủ trình, tức là giao cho Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh để tổ chức thẩm định các báo cáo này thì đúng là nó có thuận lợi trong thủ tục hành chính liên thông. Nhưng hạn chế của nó là nó sẽ không bảo đảm tính khách quan.

Đại biểu Hoa ủng hộ phương án 2, tức là phương án này giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

“Nội dung này trong Báo cáo giải trình của Thường vụ Quốc hội đã phân tích rất kỹ và tôi nghĩ rằng nếu theo phương án 2, thì sẽ thuận lợi cho việc đánh giá, thẩm định. Bởi vì, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, sẽ nắm rõ mức độ tác động của dự án đến môi trường tại địa phương và bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong việc xác định trách nhiệm quản lý và cũng bảo đảm tính khách quan, vì tác động môi trường trực tiếp đến từng địa bàn thì trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các địa phương sẽ phải thể hiện rõ”, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa phát biểu.

Đại biểu Phạm Văn Tuân (đoàn Thái Bình) cho rằng, việc là giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định đối với các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt. Chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của các bộ, cơ quan ngang bộ, trừ Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định. Trong quá trình thẩm định có sự tham gia phối hợp của các bộ, ngành quản lý công trình xây dựng chuyên ngành.

Đại biểu Phạm Văn Tuân (đoàn Thái Bình).

Đại biểu Phạm Văn Tuân (đoàn Thái Bình).

Đại biểu Tuân lý giải: Trách nhiệm về bảo vệ môi trường, xử lý môi trường thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố, các địa phương mới nắm chắc được mức độ tác động của dự án đến môi trường gắn với phát triển kinh tế - xã hội và đời sống dân sinh của dân cư tại địa phương. Đồng thời, sẽ thực hiện thống nhất từ khâu thẩm định, cấp giấy phép đến việc kiểm tra, thanh tra trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

Đồng quan điểm nêu trên, đại biểu Phạm Như Hiệp (đoàn Thừa Thiên Huế), đại biểu Lê Minh Chuẩn (đoàn Quảng Ninh), đại biểu Lê Công Nhường (đoàn Bình Định) cho biết: Sau khi nghiên cứu Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), về thẩm quyền và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, quy định tại Điều 36b. Hai đại biểu thống nhất với phương án là giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì thẩm định, phối hợp với Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành. Việc quy định như phương án này đảm bảo sự phân cấp, phân quyền, đồng thời tạo chủ động, linh hoạt cho các địa phương.

Tuy nhiên, khoản 1 là Ủy ban nhân dân tỉnh cũng phải tham gia, bởi vì dự án sẽ ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư tỉnh quản lý trực tiếp, nên phải tham gia ngay từ đầu. Ví dụ như một số dự án Điện hạt nhân và dự án Bô xít, những dự án lớn trong thời gian vừa qua.

Đại biểu còn “nghi ngờ” năng lực của UBND cấp tỉnh

Liên quan đến nội dung trên, đại biểu Phạm Thị Thu Trang (đoàn Quảng Ngãi) lại nêu quan điểm “trái ngược” vì nghi ngờ năng lực của UBND cấp tỉnh.

Đại biểu Phạm Thị Thu Trang (đoàn Quảng Ngãi).

Đại biểu Phạm Thị Thu Trang (đoàn Quảng Ngãi).

Đại biểu Trang phát biểu: Tôi cơ bản thống nhất với Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các nội dung của dự thảo luật. Về thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Điều 36b. Tại khoản 3, tôi tán thành phương án 1 quy định là bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định của pháp luật về xây dựng chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của mình, trừ đối tượng quy định tại khoản 1 điều này.

Đưa ra quan điểm trên, đại biểu cho rằng: “Vì trong điều kiện hiện nay, điều kiện về vật chất, năng lực đánh giá, thẩm định tác động môi trường của đa số địa phương còn nhiều hạn chế”.

Đại biểu Phạm Thị Thu Trang cũng cho biết: Các dự án thuộc chủ trương cấp bộ có quy mô lớn, địa phương khó thẩm định đạt chất lượng. Quy định thẩm quyền bộ, ngành tổ chức thẩm định để bảo đảm về thiết bị, nhân lực và có điều kiện là mời chuyên gia các nơi tham gia Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đạt kết quả chất lượng.

Đại biểu Nguyễn Trường Giang (đoàn Đắk Nông)

Đại biểu Nguyễn Trường Giang (đoàn Đắk Nông)

Tranh luận thẳng thắn

Tranh luận về phát biểu của đại biểu Phạm Thị Thu Trang (đoàn Quảng Ngãi), đại biểu Nguyễn Trường Giang (đoàn Đắk Nông) cho biết: Tôi đồng ý với đại biểu Thu Trang ở góc độ như này, tức là trách nhiệm thì không thể loại trừ trách nhiệm của Hội đồng, nhưng tôi cho rằng trách nhiệm của người quyết định thẩm định mới là quan trọng. Trong dự thảo luật nếu như chúng ta bổ sung trách nhiệm của Hội đồng thẩm định thì cũng cần phải làm rõ phân định trách nhiệm giữa Hội đồng thẩm định và trách nhiệm của cơ quan thẩm định như thế nào.

Bởi vì, trên thực tế chất lượng tham mưu, chất lượng tư vấn của Hội đồng chấm thẩm định sẽ quyết định rất quan trọng đến quyết định của người ra quyết định thẩm định trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường mà tôi thấy rằng là trong dự thảo luật chưa rõ. Tóm lại, tôi đề nghị nếu xử lý được cần phải xử lý trách nhiệm rõ ràng giữa Hội đồng thẩm định và người quyết định thẩm định.

Cũng tranh luận với đại biểu Phạm Thị Thu Trang (đoàn Quảng Ngãi), đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (đoàn Bình Dương) cho rằng: Tôi tranh luận với đại biểu Thu Trang, đoàn Quảng Ngãi về thẩm quyền phê duyệt, xác nhận cấp giấy phép về môi trường thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đại biểu cho rằng vì do địa phương chưa đủ điều kiện nhân lực, quyền lực cho nên việc này giao cho bộ có đầy đủ điều kiện và có chuyên gia đáp ứng được yêu cầu về thực hiện thẩm định, phê duyệt và cấp giấy phép.

Về ý này tôi đồng ý với ý kiến đại biểu Điểu Huỳnh Sang đoàn Bình Phước phát biểu trước đây, nên phân cấp cho các địa phương, bởi mấy lý như sau: Thứ nhất, không phải địa phương nào cũng thiếu điều kiện như đại biểu nêu. Như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác, nhất là địa phương có kinh tế phát triển, có đủ điều kiện về vấn đề này. Không biết tôi nhận định có chủ quan hay không nhưng tôi khẳng định một điều như thế.

Đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (đoàn Bình Dương).

Đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (đoàn Bình Dương).

Thứ hai, chưa đủ thì chúng ta có đề án, phương án để nâng cao năng lực của các địa phương. Bởi vì, nếu về tổng thể phát triển kinh tế - xã hội địa phương thì địa phương chịu trách nhiệm và quyết định mọi chủ trương, chính sách phát triển. Tôi nghĩ nên theo hướng này.

Thứ ba, với tinh thần "bộ tinh, tỉnh mạnh", nâng tầm của tỉnh lên là hết sức phù hợp trong các luật mà chúng ta đang làm. Bởi vì, theo chức năng, nhiệm vụ của bộ, theo nghị định của Chính phủ thì bộ nên tập trung vào làm công tác tham mưu, nghiên cứu chiến lược, hoàn thiện chính sách pháp luật, thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo.

Đại biểu Nguyễn Thanh Hồng cho biết thêm: Tôi nghiên cứu một số báo cáo thanh tra, kiểm toán khi đề xuất hoàn thiện các hệ thống quy định về lĩnh vực tài nguyên môi trường tôi thấy rất chậm. Tôi đọc một số văn bản, địa phương bí thì hỏi bộ, nhưng bộ hướng dẫn cứ theo quy định pháp luật mà làm. Vấn đề cần tăng cường các bộ chính là chỗ này chứ không phải đi thẩm tra, thẩm định, cấp giấy phép.

“Với tinh thần về cải cách hành chính, nếu xu hướng phân cấp cho địa phương thì chắc chắn sẽ giảm về mặt thời gian, mặt thủ tục. Ngoài ra, trong điều kiện trạng thái mới của xã hội thế này thì phân cấp cho địa phương sẽ thuận lợi hơn nhiều trong việc giải quyết. Ngoài ra, tôi cũng chưa kịp rà soát tính thống nhất trong hệ thống pháp luật nhưng một số vấn đề phát sinh liên quan đến các quy định về thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực này khi có tranh chấp hoặc khi có các khiếu nại, đặc biệt là vấn đề phát sinh trong giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện người dân”, đại biểu Thanh nhấn mạnh.

Quốc Trần

Tin khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là 'đột phá của đột phá'

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá"

(CLO) Với mục tiêu đào tạo từ 50.000-100.000 kỹ sư cho ngành bán dẫn, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm coi đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là đột phá của đột phá trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Tin tức
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

(CLO) Chiều 24/4, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đến thăm, tặng quà một số thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Tin tức
Chủ tịch UBND TP Hà Nội: Cán bộ không được làm ẩu, cố tình làm sai

Chủ tịch UBND TP Hà Nội: Cán bộ không được làm ẩu, cố tình làm sai

(CLO) “Cán bộ từ xã trở lên không được lợi dụng chính sách để làm không đúng. Không được làm ẩu, cố tình làm sai", Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Sóc Sơn trước kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.

Tin tức
Tỉnh Nam Định triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tỉnh Nam Định triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng về nội dung bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(CLO) Ngày 24/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định tổ chức Hội nghị bồi dưỡng lý luận chính trị, cập nhật kiến thức mới cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý chủ chốt gắn với triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng nội dung bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tin tức
Hà Nội sắp ra mắt ứng dụng “Ha Noi-S”

Hà Nội sắp ra mắt ứng dụng “Ha Noi-S”

(CLO) Thành phố Hà Nội nghiên cứu, phát triển và chuẩn bị ra mắt ứng dụng “Ha Noi-S” với nhiều tiện ích đưa người dân, doanh nghiệp tiếp cận với cơ quan hành chính nhà nước của thành phố theo một phương thức mới, thay đổi hoàn toàn mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với người dân trên nền tảng số.

Tin tức