Đại dịch Covid-19: Cơ hội hiếm hoi để ngăn chặn biến đổi khí hậu

Thứ bảy, 10/10/2020 09:10 AM - 0 Trả lời

(CLO) Một bài học từ đại dịch lần này là nên lưu ý tới những cảnh báo từ các nhà khoa học về những thảm họa trông có vẻ xa vời. Và các công ty cần phải có phản ứng nhanh, Guy Scriven - phóng viên về rủi ro khí hậu của The Economist cho biết.

Báo Công luận

Sau này nhìn lại, năm 2020 sẽ chủ yếu được mọi người nhớ đến do đại dịch Covid-19.

Bắt đầu ở châu Á, sau đó lan rộng ra châu Âu và châu Mỹ trước khi kìm hãm các quốc gia đang vươn lên phát triển, đại dịch này đã lây nhiễm tới hàng triệu người và giết chết hàng trăm nghìn người.

Và nó thậm chí đã hủy hoại các nền kinh tế một cách nặng nề hơn hơn so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra vào năm 2008.

Nhưng ảnh hưởng của Covid-19 còn cho thấy việc đối mặt với biến đổi khí hậu sẽ khó khăn đến nhường nào.

Khi hoạt động kinh tế bị trì trệ, lượng khí thải CO2 từ ngành năng lượng đã giảm rõ rệt. Năm nay, mức giảm rơi vào khoảng từ 4% đến 7%.

Nhưng để có khả năng tốt để duy trì nhiệt độ trung bình của Trái Đất thấp hơn 2ºC so với mức thời kỳ tiền công nghiệp, thì lượng khí thải ròng của CO2 và các khí nhà kính khác phải giảm xuống mức gần 0 trước năm 2050.

Và cần phải đạt được một sự sụt giảm như thế không phải bằng việc kìm hãm kinh tế thế giới theo hướng đi của nó, mà phải bằng cách móc nối nó lại với nhau.

Kể từ cuộc Cách mạng Công nghiệp cách đây 200 năm, con người ngày càng phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Khí thải CO2 từ quá trình đốt cháy chúng kể từ đó đã tăng lên gần như liên tục.

Khi chúng tích tụ trong bầu khí quyển, hành tinh đã nóng lên.

Năm 2015, hơn 190 quốc gia đã ký vào Thỏa thuận Paris, cam kết rằng sẽ hạn chế sự nóng lên này xuống dưới 2ºC so với mức thời kỳ tiền công nghiệp.

Lượng khí thải thực tế đã tăng 40% trong 30 năm gần đây. Việc đáp ứng được các mục tiêu Paris sẽ cần giảm 90% lượng khí thải so với mức ở thời điểm hiện tại (khi bị đại dịch tấn công), trong vòng 30 năm tới.

Tuy nhiên, trong thời gian đó, dân số thế giới dự kiến sẽ tăng khoảng 2 tỷ người và tổng sản lượng có thể tăng gấp ba lần.

Kéo theo đó là nền kinh tế thế giới, hiện vẫn tăng trưởng hơn 80% dựa trên sự tiêu thụ năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch, sẽ phải thay đổi chóng mặt.

Năm 2018, trước khi đại dịch Covid xảy ra, thế giới đã thải ra một lượng khí nhà kính với sức nóng tương đương khoảng 55 gigaton.

Khoảng 20% trong số đó đến từ những thay đổi về sử dụng đất đai và nông nghiệp. Phần còn lại đa phần đến từ khí thải từ tiêu thụ năng lượng và các quá trình xử lý công nghiệp.

Dữ liệu từ Viện Tài nguyên Thế giới, là một viện nghiên cứu, cho thấy cách các khí thải này được phân bổ thế nào. Ngành xây dựng (chiếm 17% tổng số) và vận tải đường bộ (12%) là hai yếu tố góp phần lớn nhất.

Các hình thức vận tải khác cũng có ảnh hưởng, với ngành hàng hải và các chuyến bay chiếm 2% mỗi mảng.

Trong ngành công nghiệp, sắt thép (8%), các hóa chất và hóa dầu (6%) và xi-măng (3%) cũng chiếm phần lớn trong tổng thể bản đồ.

Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống xã hội và không chừa bất kỳ ai, bất kỳ tổ chức nào. Ảnh: AYS

Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống xã hội và không chừa bất kỳ ai, bất kỳ tổ chức nào. Ảnh: AYS

Ở cấp quốc gia, Trung Quốc là đất nước ô nhiễm lớn nhất khi thải ra khoảng một phần tư lượng khí thải của cả thế giới.

Theo sau là Hoa Kỳ với 12%. Liên minh châu Âu và Ấn Độ mỗi nước sản sinh ra khoảng 7%.

Tổng cộng, 20 quốc gia ô nhiễm nhất thế giới giải phóng khoảng 80% khí thải toàn cầu. Việc chuyển đổi hoàn toàn khỏi nhiên liệu hóa thạch là một thách thức to lớn.

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), là một tổ chức liên chính phủ, cho biết sẽ cần phải đầu tư thêm 1,2 nghìn tỷ đôla Mỹ hàng năm chỉ cho hệ thống năng lượng.

Việc sử dụng năng lượng cần phải thông minh hơn, để tiết kiệm cả tiền và khí thải. Bằng cách giúp cho nền kinh tế “xanh” hơn và hiệu quả hơn, niềm hy vọng là sẽ giữ được ở mức dưới ngưỡng 2ºC.

Tuy nhiên, ở xu hướng hiện tại, mức tăng 3-4ºC lại có vẻ thực tế hơn. Và điều này sẽ khiến thời tiết trở nên tệ hại hơn.

Những tổn thất do thời tiết đã tăng vọt: từ năm 2017 đến năm 2019, chi phí hàng năm của những tổn thất này trung bình khoảng 210 tỷ đôla Mỹ, cao gấp đôi so với mười năm trước, theo công ty tái bảo hiểm Swiss RE cho biết.

Đại dịch Covid-19 hiện đang tạo cơ hội để đẩy nhanh việc giảm khí thải nhà kính.

Một số chính phủ, đặc biệt ở châu Âu, đã đính kèm các điều kiện “xanh” vào các gói cứu trợ doanh nghiệp, và đang hứa hẹn đầu tư nhiều hơn vào nền kinh tế không carbon.

Chủng virus này đã chứng tỏ rằng nhiều chuyến đi, dù là di chuyển hàng ngày hay các chuyến bay công tác, có thể không thực sự cần thiết.

Sụt giảm giá dầu đồng nghĩa rằng việc cắt giảm trợ cấp nhiên liệu hóa thạch sẽ trở nên dễ dàng hơn về mặt chính trị.

Việc định giá carbon, thường tính thuế theo mỗi tấn CO2, sẽ sớm chiếm 1/5 lượng khí thải toàn cầu. Chỉ có việc thông tin toàn diện cùng với mức giá cao mới có thể đưa thế giới vào con đường không carbon.

Cho dù là vậy, thì việc định giá carbon theo kiểu chắp vá cũng tạo ra rủi ro cho các doanh nghiệp có lượng khí thải lớn.

Tài sản hàng nghìn tỷ đôla có thể trở nên vô giá trị hoặc “mắc cạn” nếu nhiên liệu hóa thạch bị loại bỏ khỏi hệ thống năng lượng. Các doanh nghiệp tiêu thụ ít carbon có thể đạt được lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh.

Các kỹ sư, nhà khoa học và các doanh nhân đang tìm ra những cách thông minh để hỗ trợ. Các cuộc đầu tư liên quan đến khí hậu đã tăng khoảng 70%, lên đến 579 tỷ đôla từ năm 2013 đến năm 2018, theo nhóm vận động Sáng kiến chính sách Khí hậu.

Các khoản lợi nhuận từ các dự án năng lượng tái tạo đang khiến chúng trở nên có sức cạnh tranh hơn bao giờ hết so với các dự án nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên cần nhiều dự án như vậy hơn.

Việc loại bỏ cacbon ra khỏi nền kinh tế là một nhiệm vụ to lớn và sẽ gây ra nhiều xáo trộn, nhưng nếu không làm được điều đó thì sẽ dẫn đến hậu quả là khí hậu khắc nghiệt hơn và thậm chí là rủi ro lớn hơn đối với các doanh nghiệp.

Một bài học từ đại dịch này là nên lưu ý tới những cảnh báo từ các nhà khoa học về những thảm họa có vẻ xa vời.

Vậy vì sao các hoạt động kinh doanh phải quan tâm đến tất cả những điều này?

Đầu tiên, các doanh nghiệp nên lưu tâm tới ảnh hưởng tức thì của biến đổi khí hậu lên các hoạt động của họ.

Tiếp đến, họ phải kỳ vọng vào sự điều tiết mạnh mẽ hơn nữa, được thúc đẩy bởi cả chính phủ và nhu cầu của khách hàng và người tiêu thụ.

Thứ ba là rủi ro kiện cáo ngày càng lớn về biến đổi khí hậu.

Và thứ tư là thay đổi công nghệ sẽ tạo ra cơ hội cũng như chi phí – những cơ hội mà đối thủ của họ sẽ là người đầu tiên khai thác.

Dẫu thế, hiện tại có quá ít doanh nghiệp thực sự xem trọng vấn đề biến đổi khí hậu.

Như Rich Sorkin, người đứng đầu công ty tư vấn Jupiter Intelligence, tranh luận: “Trong vòng mười năm tới, sẽ chẳng có một thực thể lớn nào ở bất cứ đâu trên hành tinh này mà không phải đối phó với nguy cơ khí hậu của chính mình. Người tiêu thụ, các cổ đông và người làm công sẽ không chấp nhận điều đó.”

Nơi phù hợp để bắt đầu chính là với ảnh hưởng vật lý rõ ràng nhất của biến đổi khí hậu: rằng thời tiết đang xấu đi.

Tin khác

WHO: Việc sử dụng rượu và thuốc lá điện tử ở giới trẻ đáng 'báo động'

WHO: Việc sử dụng rượu và thuốc lá điện tử ở giới trẻ đáng 'báo động'

(CLO) Theo một báo cáo công bố hôm thứ Năm (25/4) của chi nhánh Châu Âu thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc sử dụng rộng rãi rượu và thuốc lá điện tử trong thanh thiếu niên là “đáng báo động”.

Thế giới 24h
Mỹ sẽ gửi vũ khí tới Ukraine qua Đức và Ba Lan

Mỹ sẽ gửi vũ khí tới Ukraine qua Đức và Ba Lan

(CLO) Trong nhiều tháng, Bộ Quốc phòng Mỹ đã chuẩn bị cho ngày Hạ viện Mỹ phê duyệt gói viện trợ mới cho Ukraine trị giá 61 tỷ USD.

Thế giới 24h
NASA sắp lắp đặt mạng 4G để chuẩn bị cho con người trên Mặt trăng

NASA sắp lắp đặt mạng 4G để chuẩn bị cho con người trên Mặt trăng

(CLO) NASA và Nokia đã hợp tác lắp đặt mạng di động trên Mặt trăng nhằm chuẩn bị cho sự hiện diện lâu dài của con người trên các hành tinh ngoài Trái đất.

Thế giới 24h
Nga tiếp tục dồn ép trên chiến trường khi Ukraine chờ viện trợ Mỹ

Nga tiếp tục dồn ép trên chiến trường khi Ukraine chờ viện trợ Mỹ

(CLO) Khi Mỹ chuẩn bị chuyển 61 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine, các báo cáo từ miền đông Ukraine tiếp tục nêu bật sự thất thế của Kiev trên chiến trường.

Thế giới 24h
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez tuyên bố tạm dừng công vụ

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez tuyên bố tạm dừng công vụ

(CLO) Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez hôm thứ Tư (24/4) cho biết rằng ông sẽ tạm dừng công vụ và đang xem xét khả năng từ chức, sau khi tòa án mở cuộc điều tra đối với vợ ông.

Thế giới 24h