Đại dịch COVID-19 có thể khiến nợ xấu tăng trong thời gian tới

Thứ hai, 23/05/2022 10:52 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, do ảnh hưởng của COVID-19, nợ xấu của các ngân hàng sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có báo cáo gửi Quốc hội về việc tổng kết thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm.

Theo NHNN, trong thời gian qua, nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng đã được xử lý, kiểm soát và tỷ lệ nợ xấu nội bảng được duy trì ở mức dưới 2%. 

Đến 31/12/2021, tổng nợ xấu nội bảng là 190,48 nghìn tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống là 1,49%, giảm so với thời điểm trước khi triển khai Nghị quyết số 42 (tại thời điểm 31/7/2017, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống là 2,51%).

dai dich covid 19 co the khien no xau tang trong thoi gian toi hinh 1

Ngân hàng Nhà nước cho biết, do ảnh hưởng của COVID-19, nợ xấu của các ngân hàng sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.

Tính chung giai đoạn 2017-2021, hệ thống các tổ chức tín dụng xử lý được 750,1 nghìn tỷ đồng nợ xấu (riêng 2021 xử lý được 151,9 nghìn tỷ đồng). Trong đó sử dụng dự phòng rủi ro (352,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 47%), khách hàng trả nợ (220,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 29,4%), bán nợ cho VAMC (114,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 15,2%) và các hình thức xử lý nợ xấu khác (63,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 8,4%).

Với riêng lĩnh vực bất động sản, tính đến 31/12/2021, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực này là 2.076,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 19,89% dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế. Tổng nợ xấu đối với lĩnh vực bất động sản là 34,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 18,4% nợ xấu toàn hệ thống, tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực này là 1,67%.

Lĩnh vực tiêu dùng: Dư nợ là 2.081,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 19,9% dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế. Tổng nợ xấu cho vay tiêu dùng là 48,65 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,8% nợ xấu toàn hệ thống; tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực này là 2,34%.

Lĩnh vực đầu tư, kinh doanh chứng khoán: Tổng dư nợ tín dụng cấp cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu là 10.934,3 tỷ đồng, chiếm 0,1% dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế. Tổng nợ xấu là 2.140,5 tỷ đồng, chiếm 1,13% nợ xấu toàn hệ thống; tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực này là 19,57%.

Tổng dư nợ tín dụng cấp cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh trái phiếu là 892,5 tỷ đồng, chiếm 0,01% dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế. Tổng nợ xấu là 28,2 tỷ đồng, chiếm 0,01% nợ xấu toàn hệ thống; tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực này là 2,87%.

Trong khi đó, lĩnh vực BOT, BT giao thông dư nợ tín dụng đối với các dự án BOT, BT là 114,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,09% dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế. Tổng nợ xấu đối với các dự án BOT, BT là 7,4 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 3,92% nợ xấu toàn hệ thống; tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực này là 6,48%.

Đánh giá tình hình nợ xấu, xử lý nợ xấu của hệ thống các ngân hàng trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước cho rằng do ảnh hưởng của COVID-19, nợ xấu của các ngân hàng sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. 

Bên cạnh đó, dịch bệnh đã tác động, ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của khách hàng, dẫn đến kết quả xử lý nợ xấu thông qua hình thức khách hàng trả nợ và xử lý tài sản đảm bảo, đặc biệt là tài sản bằng bất động sản cũng gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh nền kinh tế chưa phục hồi.

Ngoài tác động làm suy giảm chất lượng tài sản, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp còn có nguy cơ làm suy giảm mức độ an toàn vốn cũng như kết quả kinh doanh của các tổ chức tín dụng khi phải tăng cường trích lập dự phòng rủi ro.

Mặc dù trong thời gian gần đây, kết quả kinh doanh của hệ thống các tổ chức tín dụng được cải thiện, song kết quả này có được chủ yếu là do các ngân hàng nỗ lực tiết giảm chi phí, đẩy mạnh tăng trưởng từ các mảng hoạt động dịch vụ. 

Hoạt động tín dụng hiện vẫn là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho các tôt chức tín dụng song sự xuất hiện của đại dịch COVID-19 vào cuối năm 2019 đã làm giảm tốc độ tăng trưởng thu nhập từ lãi của các TCTD trong thời gian gần đây.

Trong bối cảnh đó, dự báo tổ chức tín dụng có thể gặp khó khăn trong việc xử lý các khoản nợ xấu nói chung, nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 nói riêng và dự kiến nợ xấu của ngành Ngân hàng có thể gia tăng trong thời gian tới.

“Mặc dù tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng vẫn đang được kiểm soát dưới mức 2%, tuy nhiên những khó khăn của nền kinh tế cũng như của doanh nghiệp, người dân có thể sẽ bộc lộ rõ nét hơn trong thời gian tới, khi đó, tỷ lệ nợ xấu nội bảng dự báo sẽ tiếp tục tăng”, báo cáo của Ngân hàng Nhà nước nêu.

Nguyệt Hồ

Bình Luận

Tin khác

Lãi suất vẫn đang giảm

Lãi suất vẫn đang giảm

(CLO) Trong buổi họp báo quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

(CLO) CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) dự kiến giảm lượng chào bán cổ phiếu riêng lẻ xuống còn 75 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm