Đại dịch Covid-19 và câu chuyện về sự chia rẽ tại Bắc Âu

Thứ sáu, 08/10/2021 16:35 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều quốc gia đã “xích lại gần nhau” khi có chung một kẻ thù là “đại dịch Covid-19”. Tuy nhiên, điều ngược lại đã xảy ra giữa một số quốc gia Bắc Âu. Thậm chí, một chủ nghĩa dân tộc mới xuất hiện có thể ảnh hưởng lâu dài đến tình đoàn kết truyền thống tại khu vực này.

Thorild Tollefsbol sinh ra ở Na Uy, nhưng đã sống ở Thụy Điển hơn 70 năm qua, với đường biên giới ngay ở phía sân nhà. Nhưng vào mùa xuân năm ngoái, bà không thể tin vào tai mình, khi đang đi dạo trong rừng thì một người lính mặc sắc phục Na Uy bảo bà quay lại Thụy Điển.

dai dich covid 19 va cau chuyen ve su chia re tai bac au hinh 1

Mục sư Günter Hölscher sẽ bị phạt nếu đi ngang qua đường biên giới để rung chuông nhà thờ! - Ảnh: Guardian

Na Uy và Thụy Điển có đường biên giới trên bộ dài nhất châu Âu. Phần lớn được đánh dấu bằng khoảng trống hơn 10 mét trong những cánh rừng thơ mộng, thi thoảng có biển báo bên đường và kèm theo các trạm hải quan.

Nhưng trong thời kỳ đại dịch, các biển báo đường, các trạm hải quan từng đầy thân thiện đó được hoán đổi cho các trạm kiểm soát. Cách tiếp cận dễ dãi của Thụy Điển trong đại dịch Covid-19 đã khiến nước này có tỷ lệ nhiễm trùng và tử vong cao hơn cả 3 quốc gia khác tại Bắc Âu công lại là Na Uy, Đan Mạch và Phần Lan.

Kết quả là các quốc gia láng giềng đã đóng cửa biên giới với Thụy Điển. Sự bùng phát của chủ nghĩa dân tộc xuất hiện. Covid-19 có thể đã ăn mòn ý thức cộng đồng mạnh mẽ từng có giữa các dân tộc Bắc Âu, khu vực có sự tương đồng về ngôn ngữ và văn hóa.

Sau 562 ngày tiến hành ngăn cách xã hội, Na Uy mới đây đã loại bỏ các hạn chế đi lại đối với những người đã được tiêm phòng đầy đủ. Các cửa khẩu biên giới từng bị đóng cửa đến Thụy Điển cũng đang mở trở lại.

Tuy nhiên, một số người lo sợ rằng sự thù hận do đại dịch gây ra sẽ để lại tác động xấu. Giao thông tê liệt trong hơn một năm qua, một số cộng đồng biên giới còn tỏ ra cay đắng về tổn thất kinh tế mà họ phải chịu đựng. Họ đổ lỗi đó cho những người Thụy Điển.

Vào đỉnh điểm của đại dịch, những người Thụy Điển sống hoặc làm việc ở các khu vực khác của khu vực Bắc Âu cho biết họ cảm thấy bị kỳ thị vì cách tiếp cận ngăn chặn đại dịch Covid-19 quá chủ quan của chính phủ của mình.

Dù Na Uy không phải là thành viên EU, nền kinh tế Bắc Âu này là một trong những khu vực hội nhập chặt chẽ nhất trên thế giới. Trong hơn 60 năm qua, mọi người đã được hưởng quyền học tập, làm việc và định cư ở một quốc gia Bắc Âu khác.

Trước đại dịch, nhờ sự tương đồng ngôn ngữ ở Na Uy, Thụy Điển và Đan Mạch đã tạo ra một thị trường lao động đồng nhất, với hơn 50.000 người vượt qua các biên giới Bắc Âu để đi làm mỗi ngày.

Sofia Bernhus sinh sống ở thị trấn nhỏ Töcksfors tại miền tây Thụy Điển và bắt đầu công việc hàng ngay ở Na Uy. Cô cho biết: “Chưa bao giờ từng có một biên giới thực sự ở đó đối với tôi. Nhưng trong thời Covid, mỗi khi đến gần biên giới, điện thoại của tôi lại phát ra một tin nhắn tự động từ cơ quan y tế Na Uy”.

dai dich covid 19 va cau chuyen ve su chia re tai bac au hinh 2

Con đường trượt tuyết yêu thích nằm ở biên giới Thụy Điển và Na Uy hoàn toàn vắng bóng người trong đại dịch Covid-19 - Ảnh: The Guardian

Bernhus không coi người chồng Na Uy của mình là người nước ngoài, nhưng lo rằng với quá nhiều lời bàn tán về “ca nhiễm nhập khẩu” trong đại dịch, thái độ đối với người Thụy Điển ở Na Uy đã thay đổi.

Cô nói: “Tôi nghĩ cách nhìn nhận ở phía bên kia đã thay đổi. Khi bạn lái một chiếc xe Thụy Điển xuống đường, mọi người sẽ quay lại nhìn bạn. Trước đây, người Thụy Điển chúng tôi được coi là lực lượng lao động hấp dẫn ở Na Uy. Song giờ dường như mọi người đều có thái độ rằng chúng tôi nên trở về nhà”.

Chính phủ Na Uy đã đi trước hầu hết các nước châu Âu trong việc hạn chế du lịch quốc tế. Cho đến trước khi giấy chứng nhận tiêm chủng của EU có hiệu lực vào tháng 7, hầu hết người Thụy Điển đến Na Uy phải chịu lệnh cấm nhập cảnh hoặc kiểm dịch bắt buộc, bất kể tình trạng tiêm chủng của họ”.

Tại Töcksfors, đường trượt tuyết băng qua biên giới giữa 2 nước đã bị rào chắn trong suốt mùa đông, cảnh sát Na Uy thông báo cho những người trượt tuyết rằng họ có thể bị phạt nếu vào Thụy Điển. Một nhóm người Na Uy có nhà nghỉ ở Thụy Điển thậm chí đã kiện chính phủ về việc họ không thể qua đêm ở đó.

Jan Tore Sanner, Bộ trưởng Tài chính Na Uy, cho biết: “Các biên giới bị đóng cửa rõ ràng có hậu quả tiêu cực, nhưng nếu chúng ta không thực hiện các biện pháp này, chúng ta sẽ thấy nhiều người bị nhiễm bệnh, bị bệnh và nhiều người sẽ chết hơn”. Với chỉ hơn 800 ca tử vong liên quan đến Covid-19, Na Uy kiểm soát dịch bệnh tốt hơn nhiều hầu hết các quốc gia trong khu vực.

Kent Hansson, thị trưởng của Stromstad, một thị trấn trên bờ biển Bohuslan, Thụy Điển cho biết: “Trong thời gian đóng cửa biên giới, doanh thu ở thị trấn của ông giảm gần 2/3 và tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt 700%”. Ông lo lắng suy thoái kinh tế vẫn sẽ để lại vết sẹo khó phai. “Chúng tôi đã thấy chủ nghĩa dân tộc gia tăng. Chúng tôi bắt đầu gièm pha lẫn nhau”.

Tại một nhà thờ nhỏ ở Lersjön thuộc Thụy Điển, tháp chuông của nó nằm bên kia Na Uy. Mục sư Günter Hölscher cho biết, việc chỉ cần đi bộ qua khu đất trống để rung chuông cho buổi lễ Chủ nhật hàng tuần có nghĩa là ông phải chịu một khoản tiền phạt. Ông chia sẻ: “Đột nhiên, mọi người đều có một sự căng thẳng trong cuộc sống”.

Song, Tollefsbol tin rằng dù đại dịch có thể gây ra sự chia rẽ sâu sắc đến đâu, thì mong muốn được kết nối lại với những người thân yêu ở phía bên kia vẫn rất mạnh mẽ. Ông nói: “Tôi chỉ hy vọng rằng chúng tôi lại có thể tụ họp ở đây vào Giáng sinh này”.

Trong bối cảnh đại dịch vẫn còn, hy vọng của Tollefsbol sẽ chưa thể sớm thành hiện thực. Đại dịch COVID-19 không chỉ giết chết hàng ngàn người, nó còn làm gia tăng sự chia rẽ đang làm tổn thương khu vực Bắc Âu vốn rất hòa bình và yên bình. 

Hoàng Hải

Bình Luận

Tin khác

Bầu cử Mỹ 2024 còn 6 tháng nữa: Cuộc đua sẽ diễn ra như thế nào?

Bầu cử Mỹ 2024 còn 6 tháng nữa: Cuộc đua sẽ diễn ra như thế nào?

(CLO) Khi cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11 đang đến gần, những thách thức mà các ứng cử viên tổng thống Joe Biden và Donald Trump phải đối mặt cũng ngày càng gia tăng.

Tiêu điểm Quốc tế
Người Trung Quốc đổ xô đi mua vàng như thể không có ngày mai

Người Trung Quốc đổ xô đi mua vàng như thể không có ngày mai

(CLO) Giá vàng toàn cầu đã đạt mức cao nhất khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng Trung Quốc đang mua kim loại này với tốc độ kỷ lục, do cảnh giác với bất động sản và chứng khoán.

Tiêu điểm Quốc tế
Chiến sự ở Gaza: Làn sóng biểu tình sinh viên 'phản chiến' đã lan đến đâu trên thế giới?

Chiến sự ở Gaza: Làn sóng biểu tình sinh viên 'phản chiến' đã lan đến đâu trên thế giới?

(CLO) Khi các cuộc đụng độ giữa sinh viên và cảnh sát vẫn diễn ra rất căng thẳng tại nhiều trường đại học Mỹ, thì các cuộc biểu tình cũng đang được tổ chức ở các trường đại học khác trên khắp châu Âu, châu Á và Trung Đông.

Tiêu điểm Quốc tế
Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

(CLO) “Đã đến lúc”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố, thúc giục Hamas chấp nhận các điều khoản của một thỏa thuận ngừng bắn mới được đề xuất. Ông Blinken cũng nói rõ rằng ông mong đợi nhiều hơn từ Israel.

Tiêu điểm Quốc tế
Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế