(CLO) Căng thẳng âm ỉ kéo dài giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã lên đến đỉnh điểm tại Liên Hợp Quốc về đại dịch virus Corona, làm nổi bật nỗ lực của Bắc Kinh nhằm tạo ra ảnh hưởng đa phương lớn hơn trong một thách thức đối với vai trò lãnh đạo truyền thống của Washington.
Các nhà ngoại giao cho biết, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đẩy nhanh cuộc chơi quyền lực của mình khi Tổng thống Donald Trump coi thường hợp tác quốc tế dẫn đến việc Hoa Kỳ từ bỏ các thỏa thuận toàn cầu về khí hậu và Iran, đồng thời rời khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và Tổ chức Y tế Thế giới.
“Chắc chắn, trong tâm trí tôi, một trận chiến giành lấy linh hồn của LHQ đang diễn ra”, một nhà ngoại giao cấp cao giấu tên của châu Âu nói và thêm rằng chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Trump đã “gây tổn hại, bởi vì người Trung Quốc có một loại khẳng định suôn sẻ rằng họ là những người theo chủ nghĩa đa phương thực sự".
Trong khi Trump đã khiến Trung Quốc trở thành một trong những túi đấm của mình trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ, thì những thù địch ngoại giao đã lan tràn trong các cuộc họp công khai của Đại hội đồng gồm 193 thành viên và Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên.
Ông Tập được cho là sẽ có chuyến thăm hiếm hoi tới New York vào tuần tới để dự cuộc họp thường niên của các nhà lãnh đạo thế giới của Liên Hợp Quốc, điều này có thể tạo cơ hội cho một cuộc gặp trực tiếp với Trump.
Nhưng ông Tập có thể tham dự cuộc họp bằng cách gửi một tuyên bố qua video, vì đại dịch COVID-19.
Trump đổ lỗi cho Trung Quốc về sự thiếu minh bạch về loại virus Corona mới, xuất hiện ở thành phố Vũ Hán của Trung Quốc vào năm ngoái. Song, Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc của ông.
“Chỉ dẫn nguy hiểm”
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nói với Reuters hôm thứ Hai rằng: "Chúng ta đang đi theo một hướng rất nguy hiểm”.
Ông nói rằng có nguy cơ rạn nứt giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới mà về cơ bản có thể dẫn đến hai nền kinh tế toàn cầu, điều này sẽ “có những tác động mạnh mẽ, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển nằm ở giữa”.
Guterres cảnh báo rằng, "một sự rạn nứt sau đó có thể dẫn đến ... các hình thức đối đầu quân sự sẽ rất không mong muốn”.
Các phái bộ của Hoa Kỳ và Trung Quốc đã không trả lời các yêu cầu phỏng vấn lặp đi lặp lại.
Sự căng thẳng giữa hai quốc gia đóng góp tài chính lớn nhất của Liên hợp quốc là điều khiến nhiều nhà ngoại giao quan tâm trên thế giới phải lo lắng.
“Đó là điều mà bây giờ bạn nghĩ về hầu hết mọi ngày - hai siêu cường này sẽ xem xét một vấn đề nhất định như thế nào ... quan hệ Mỹ và Trung Quốc phát triển như thế nào trong giai đoạn tới và điều đó lan tỏa như thế nào”, một nhà ngoại giao cấp cao của Vùng Vịnh nói.
Phải mất nhiều tháng để Hội đồng Bảo an thông qua một nghị quyết về virus Corona vì Hoa Kỳ phản đối bất kỳ đề cập nào đến WHO và vào thứ Sáu, Washington và đồng minh của họ là Israel là hai quốc gia duy nhất bỏ phiếu chống đối với một nghị quyết đại hội đồng về đại dịch, được thông qua với sự ủng hộ đông đảo.
Các nhà ngoại giao cho biết, một Trung Quốc quyết đoán hơn đã đưa ra nhiều ứng cử viên cho các vị trí cấp cao của Liên hợp quốc và thúc đẩy ngôn ngữ gắn liền với hệ tư tưởng của Trung Quốc, được đưa vào các nghị quyết của Liên hợp quốc.
Cuộc chơi không ngừng
Một số nhà ngoại giao thừa nhận các nước phương Tây đã phản ứng chậm chạp, nhưng hiện đang đẩy lùi được sự lây lan của đại dịch COVID-19.
Trong tuyên bố kỷ niệm 75 năm thành lập Liên Hợp Quốc - được Đại hội đồng nhất trí vào tháng 7 và được các nhà lãnh đạo thế giới thông qua vào thứ Hai - Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản, Ấn Độ, Canada và Úc đã phản đối cụm từ “tầm nhìn của chúng ta vì một tương lai chung”, bởi vì họ nói rằng đó là lời hùng biện của Chủ tịch Tập Cận Bình, các nhà ngoại giao cho biết. Tuyên bố sau đó đã được rút lại.
Vào tháng Giêng, Hoa Kỳ đã thông báo rằng họ đã chỉ định một quan chức hàng đầu của Bộ Ngoại giao chống lại “những ảnh hưởng xấu” của Trung Quốc và những người khác tại Liên Hợp Quốc.
Tuần trước, Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hợp quốc Kelly Craft cho biết ưu tiên là thu hút nhiều người Mỹ hoặc những người từ các quốc gia có cùng chí hướng làm việc trong hệ thống Liên hợp quốc.
Cựu giám đốc phụ trách các vấn đề chính trị của Liên hợp quốc Jeffrey Feltman, người đã từ chức vào năm 2018, cho biết Washington hiện cần cạnh tranh để giành ảnh hưởng “thay vì giả định sự tôn trọng tự động của Liên hợp quốc”.
“Liên hợp quốc có thể được coi là ‘sân nhà’ đối với Hoa Kỳ, nhưng khi Mỹ bước ra sân chơi này, sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc tiến vào để lấp đầy khoảng trống”, Feltman viết cho Viện Brookings. "Cuộc chơi sẽ không dừng lại khi mà chúng ta dậm chân tại chỗ".
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã phải kéo dài sang thứ Bảy, sau khi các quốc gia đang phát triển từ chối lời đề nghị trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.
(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.
(CLO) Juventus và Napoli tỏ ra sốt sắng trong việc chiêu mộ Joshua Zirkzee ngay trong phiên chợ tháng 1/2025. Mùa này, Zirkzee mới chỉ ra sân 432 phút tại Premier League, ghi được 1 bàn thắng và có 1 pha kiến tạo.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.
(CLO) Để dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra trước ngày 1/7/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành giải póng mặt bằng, cũng như nốt các phần còn tồn tại trong thời gian sớm nhất.
(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Vào thứ Sáu (22/11), thẩm phán đã hoãn vô thời hạn vụ án gồm 34 tội danh hình sự của ông Donald Trump, vốn liên quan đến việc làm sai lệch hồ sơ kinh doanh và khoản “tiền bịt miệng” ở New York.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(CLO) Marius Borg Høiby, 27 tuổi, con trai của Mette-Marit, người vợ của Thái tử Haakon Magnus, vừa bị cáo buộc liên quan đến vụ hiếp dâm thứ hai chỉ vài ngày sau khi bị bắt giữ vì nghi vấn tương tự.
(CLO) Vào thứ Sáu (22/11), thẩm phán đã hoãn vô thời hạn vụ án gồm 34 tội danh hình sự của ông Donald Trump, vốn liên quan đến việc làm sai lệch hồ sơ kinh doanh và khoản “tiền bịt miệng” ở New York.
(CLO) Hệ thống tên lửa Oreshnik có khả năng tấn công các mục tiêu trên toàn châu Âu, Sergey Karakayev, theo Chỉ huy Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga nói với Tổng thống Vladimir Putin.
(CLO) Điện Kremlin hôm thứ Sáu cho biết cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo siêu thanh mới phát triển là một thông điệp gửi tới phương Tây rằng Nga sẽ đáp trả gay gắt bất kỳ hành động "liều lĩnh" nào của phương Tây nhằm ủng hộ Ukraine.
(CLO) Những trích đoạn từ cuốn hồi ký sắp xuất bản của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đề cập đến mọi thứ, từ cuộc xung đột ở Ukraine cho đến Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
(CLO) Ngày 22/11, Thủ tướng Viktor Orban cho biết ông sẽ mời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm Hungary, đồng thời đảm bảo rằng lệnh bắt giữ ông Netanyahu của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) sẽ "không được thực hiện".
(CLO) Nga tuyên bố các hệ thống phòng không hiện đại trên thế giới, bao gồm của Mỹ và châu Âu, không thể đánh chặn loại tên lửa đạn đạo mới Oreshnik mà nước này vừa phóng vào thành phố Dnipro ở miền trung Ukraine.
(CLO) Quốc hội Ukraine đã hoãn phiên họp dự kiến diễn ra vào ngày 22/11 và có thể sẽ kéo dài vì lo ngại về an ninh, trong bối cảnh chiến sự với Nga đang leo thang nguy hiểm.