Đại học top đầu đua nhau xét tuyển học bạ: Khi mục tiêu kinh tế là chính, chất lượng sẽ về đâu?

Thứ sáu, 18/06/2021 05:57 AM - 0 Trả lời

(CLO) Để tăng thu nhập, đặc biệt mùa COVID-19 khi nguồn thu bị sụt giảm thì phương thức tuyển sinh đại học bằng học bạ đang trở thành cứu cánh cho nhiều trường đại học top đầu.

Vài năm qua, hình thức tuyển sinh đại học bằng xét tuyển học bạ được nhiều trường đại học tận dụng triệt để.

Đến mức, cả những trường danh tiếng cũng tham gia vào cuộc đua này. Đây là hình thức xét tuyển được cho là thuận lợi trong việc lấy đủ thí sinh đầu vào, giải quyết bài toán nguồn thu cho các nhà trường.

Anh Trần Mạnh Hùng ở Ba Đình Hà Nội tâm sự với phóng viên, con anh chưa thi xong tốt nghiệp nhưng hồ sơ đã đạt để vào học tại 2 trường đại học top đầu, thông qua xét tuyển học bạ.

Tuyển sinh học bạ hiện nay đang được nhiều nhà trường áp dụng (ảnh minh họa - nguồn internet).

Tuyển sinh học bạ hiện nay đang được nhiều nhà trường áp dụng (ảnh minh họa - nguồn internet).

Anh cho rằng, giờ đây nếu phụ huynh chấp nhận đóng học phí cao thì con em đều có thể theo học đại học mà chương trình gắn mác chất lượng cao, chương trình quốc tế. “Tất cả đều là trường danh tiếng như Luật, Ngoại Thương, Bác Khoa…” – anh Hùng nhấn mạnh.

Theo tìm hiểu của phóng viên, vấn đề đầu vào hiện nay đối với nhiều trường đại học không còn quan trọng. Các nhà trường đua nhau mở các ngành đào tạo gắn mác chất lượng cao, liên kết quốc tế để chiêu sinh nhằm thu hút lượng sinh gia đình có điều kiện. Trường càng danh tiếng thì mức học phí càng cao.

Chị Trần Tú Anh ở Nam Từ Liêm cho rằng, gần như các trường đại học ở Việt Nam giờ không mấy quan tâm nhiều đến chất lượng đầu vào. Các trường không mặn mà theo đuổi mô hình đại học tinh hoa mà tìm cách hạ chuẩn để tuyển thí sinh, tăng nguồn thu.

Những trường như Đại học Ngoại Thương, Đại học Giao thông, Đại học Luật, Đại học Kinh tế quốc dân, Bách Khoa… đều áp dụng hình thức xét tuyển kiểu này. Cho thấy, với các trường đại học hiện nay tăng nguồn thu mới là điều quan trọng nhất.

Xu hướng bình dân hóa các đại học danh tiếng đang trở thành xu hướng chung đáng báo động. “Liệu đây có phải là một sự thoái trào trong đào tạo đại học” –chị Trần Tú Anh đặt câu hỏi.

Oái oăm nhất trong xu hướng tuyển sinh xét tuyển học bạ trong vài năm qua, có nhiều ngành nghề đáng lẽ đầu vào phải được siết chặt, tuyển lựa một  cách kỹ lưỡng như triết học, luật… những ngành học mà về lý thuyết chỉ dành cho giới tinh hoa nhưng nay 3 môn xét tuyển học bạ chỉ rơi vào 17 đến 19 điểm.

Chưa kể, hiện nay nhiều cơ sở đào tạo lấy cái mác liên kết với nước ngoài chiêu sinh rầm rộ. Việc “mượn xác nhập hồn” trong đào tạo kiểu này thật sự đáng quan ngại.

Với 3 môn học bất kỳ tổng kết đạt 15 điểm đều trở thành tân sinh viên, học chương trình quốc tế nhưng không cần chuẩn đầu vào ngoại ngữ đang trở thành thế mạnh trong tuyển sinh của nhiều trường.

Trước đây, các hình thức đào tạo tại chức, chuyên tu, từ xa mới không đề cao đầu vào thì nay các hình thức đào tạo chính quy, chất lượng cao, liên kết quốc tế lại được áp dụng.

Theo nhiều chuyên gia, xu hướng này là hệ quả tất yếu của tự chủ đại học. Các nhà trường khi được tự chủ thì quan tâm nhiều đến nguồn thu để nâng cao thu nhập cho cán bộ, giảng viên, giữ chân người có năng lực.

Còn bài toán chất lượng giờ không còn là câu chuyện quá quan trọng với nhiều nhà trường.

Ông Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam khi chia sẻ với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận cho rằng nên hạn chế hình thức xét tuyển học bạ.

Còn những trường việc tuyển sinh đòi hỏi rất cao như hệ ngoại thương, y tế, bách Khoa, luật thì việc xét học bạ sẽ không ổn. Vì xét học bạ là chấp nhận đầu vào thấp.

Mặc dù có nhiều trường, việc xét học bạ điểm cao nhưng chưa chắc phản ánh đúng chất lượng. Điều này sẽ không công bằng và đảm bảo không thực chất với nguồn tuyển.

Ông Lê Viết Khuyến nhấn mạnh: "Những trường trọng điểm quốc gia, trường đầu tư chất lượng cao, đẳng cấp thì phải chấp nhận thi tuyển gắt gao. Chứ như hiện nay, trường đẳng cấp cao nhưng cũng xét học bạ, lấy điểm cao nhưng ai đảm bảo điểm cao đó là điểm thực chất".

"Cho nên, trong điều kiện hiện nay dứt khoát cấm tuyệt đối không được xét tuyển đối với các trường top đầu. Còn những trường trọng điểm quốc gia vẫn cố xét tuyển theo học bạ thì phải đánh tụt đẳng cấp trường đó xuống. Không thể xem những trường đó là trường đẳng cấp cao nữa", ông Khuyến nói.

Qua trao đổi với các chuyên gia cho thấy xu hướng xét tuyển học bạ hiện nay cần phải có nghiên cứu kỹ lưỡng, tránh tình trạng vì nguồn thu mà bất chấp dẫn đến nhiều danh hiệu truyền thống của nhiều trường bị lợi dụng, bị bình dân hóa. Thậm chí, nếu không chấn chỉnh sẽ sinh ra tình trạng "hết nạc mới vạc đến xương" trong đào tạo.

Khi các trường danh tiếng chỉ chăm chăm làm kinh tế quên đi trách nhiệm đào tạo nhân lực tinh hoa cho quốc gia.

Trinh Phúc

Tin khác

Trẻ bị đứt cổ tay, bác sĩ chỉ cách sơ cứu

Trẻ bị đứt cổ tay, bác sĩ chỉ cách sơ cứu

(CLO) Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Nhi Trung ương đã tiếp nhận bé trai 11 tuổi, ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng vết thương hở cổ tay và bàn tay hai bên do tai nạn sinh hoạt, may mắn trước đó trẻ đã được sơ cứu ban đầu đúng cách và kịp thời.

Giáo dục
Phó chủ tịch tỉnh được giao điều hành trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

Phó chủ tịch tỉnh được giao điều hành trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

(CLO) Quảng Nam vừa phân công Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn điều hành hoạt động của trường CĐ Y tế Quảng Nam, sau khi hiệu trưởng trường này bị khởi tố.

Giáo dục
Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

(CLO) Ngày hội việc làm - USSH Job Fair 2024 là hoạt động thường niên do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM phối hợp cùng các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm giới thiệu các cơ hội việc làm, thực tập đến sinh viên.

Giáo dục
Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

(CLO) Trên đường đi học về, em T. (học sinh lớp 7) bất ngờ bị 1 nhóm thanh niên dùng ghế nhựa, mũ bảo hiểm tấn công gây thương tích.

Giáo dục
Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

(CLO) Bà Đỗ Thị Huyền Trang (giáo viên Trường THPT Phạm Văn Đồng, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, Gia Lai) bị tố lừa đảo, chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng. Đáng chú ý, phần lớn nạn nhân lại là các đồng nghiệp của bà Trang.

Giáo dục