Đài Loan muốn tham gia CPTPP – cuộc chiến đấu thầu thương mại mới nổ ra

Thứ bảy, 25/09/2021 19:45 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các hồ sơ dự thầu để tham gia làm thành viên của CPTPP do Bắc Kinh và Đài Bắc đệ trình chỉ cách nhau vài ngày đã biến khối thương mại 11 quốc gia CPTPP trở thành tiêu điểm mới nhất trong nỗ lực xây dựng một trật tự thương mại toàn cầu, dựa trên các quy tắc.

Ban đầu, được hình thành để chống lại ảnh hưởng kinh tế ngày càng tăng của Bắc Kinh trong Vành đai Thái Bình Dương, Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ cho Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã chứng kiến các thành viên chia rẽ khi lần lượt từng bên đưa ra phản ứng của họ trước các cuộc đấu thầu tay đôi giữa Trung Quốc và Đài Loan.

dai loan muon tham gia cptpp cuoc chien dau thau thuong mai moi no ra hinh 1

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hiện có 11 thành viên: Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Peru, New Zealand, Singapore và Việt Nam. Ảnh: Kyodo.

Với việc Mỹ không còn là một phần của khuôn khổ, Nhật Bản hiện đang phải đối mặt với thách thức trong việc cố gắng duy trì khối thống nhất về các nguyên tắc sáng lập về tính minh bạch và tiếp cận thị trường.

Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Toshimitsu Motegi cho biết trong một cuộc họp báo trực tuyến được phát đi từ Mỹ vào thứ 4 theo giờ địa phương rằng: Nhật Bản “hoan nghênh” hồ sơ tham gia của Đài Loan

Ông nói: “Đài Loan là một đối tác cực kỳ quan trọng mà chúng tôi chia sẻ các giá trị cơ bản như tự do, dân chủ, nhân quyền và pháp quyền, cũng như mối quan hệ kinh tế chặt chẽ.

Motegi cho biết: “Chúng tôi sẽ cần phải đánh giá cẩn thận xem liệu Đài Loan có thể đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cao hay không”.

Ngược lại, đơn của Trung Quốc vào ngày 16 tháng 9 đã không thu hút được sự đón nhận nồng nhiệt từ ông Motegi. Ông bỏ qua từ “hoan nghênh” đối với Trung Quốc và chỉ nói rằng việc Bắc Kinh có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn của hiệp ước CPTPP hay không thì cần phải được xác định rõ ràng.

Với các quy định đầy tham vọng nhằm tự do hóa thương mại và thúc đẩy minh bạch trong đầu tư, CPTPP được thiết kế để tạo ra một khu kinh tế quy mô lớn dọc theo Vành đai Thái Bình Dương như một sự thay thế cho chế độ thương mại Trung Quốc, vốn thực thi các quy tắc có lợi cho ngành công nghiệp trong nước.

Nhưng việc rút khỏi hiệp ước CPTPP của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump, đã thay đổi động lực ban đầu của hiệp ước. Trung Quốc hiện đang tìm cách lấp đầy khoảng trống này - và nếu có, họ sẽ có quyền phủ quyết đối với những người nộp đơn xin gia nhập mới.

Nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Đài Loan John Deng nói với các phóng viên hôm thứ 5 rằng: “Trung Quốc đã và đang cản trở sự hiện diện quốc tế của Đài Loan. Nếu Trung Quốc được gia nhập CPTPP trước mắt chúng tôi, thì chắc chắn Đài Loan cũng có cơ hội được gia nhập khối thương mại. Đó là một sự thật hiển nhiên.”

Tất cả các thành viên CPTPP phải đồng ý để kết nạp một thành viên mới. Hiện tại, nhiều quốc gia đã có lập trường chờ đợi và xem xét các điều kiện để gia nhập hiệp định CPTPP của Đài Loan.

Bộ Ngoại giao Canada nói với Nikkei hôm thứ 4 rằng: “Canada sẽ làm việc với các thành viên CPTPP khác để đạt được sự đồng thuận khi xem xét bất kỳ nền kinh tế nào quan tâm đến việc tham gia. Các nền kinh tế có nguyện vọng muốn tham gia phải có khả năng đáp ứng và tuân thủ các tiêu chuẩn cao của CPTPP và các cam kết tiếp cận thị trường đầy tham vọng”.

Bộ trưởng Thương mại Úc Dan Tehan cho biết hôm thứ 5 rằng: “Úc sẽ làm việc với các thành viên CPTPP để xem xét đơn của Đài Loan trên cơ sở đồng thuận với các nước khác trong khối.”

Singapore và Malaysia đã hoan nghênh hồ sơ của Trung Quốc nhưng vẫn phản đối đơn của Đài Loan.

Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình và dự kiến sẽ gia tăng sức ép ngoại giao đối với các thành viên CPTPP để ngăn hòn đảo này gia nhập vào khối thương mại này. Liệu rằng khối có thể duy trì một mặt trận thống nhất về vấn đề này hay không thì vẫn còn là vấn đề phải xem xét.

Trong khi đó, Motegi hôm thứ 4 đã kêu gọi Mỹ tham gia lại thỏa thuận thương mại Thái Bình Dương trong cuộc họp với Ngoại trưởng Antony Blinken.

Nhưng cơ hội này có vẻ rất mỏng manh. CPTPP vấp phải sự phản đối của cả các liên đoàn lao động - cơ sở hỗ trợ quan trọng cho Đảng Dân chủ của Tổng thống Mỹ Biden - và nhiều thành viên của Đảng Cộng hòa đối lập.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết ông Biden không muốn tái gia nhập CPTPP ở giai đoạn này. Là người ngoài cuộc, Washington chỉ có thể thúc đẩy các thành viên của hiệp ước thông qua ngoại giao, không đứng về phía Bắc Kinh trong vấn đề Đài Bắc.

Là một thành viên của Nhóm G7, Nhật Bản có trách nhiệm bảo vệ trật tự dựa trên luật lệ. Motegi cũng đã gặp Ngoại trưởng Anh Liz Truss trong chuyến công du Mỹ để thảo luận về các cuộc đàm phán của Vương quốc Anh về việc gia nhập CPTPP.

Vương quốc Anh có truyền thống là nước đề xướng thương mại tự do. Tokyo hy vọng rằng các cuộc đàm phán với London có thể giúp củng cố các quy tắc của CPTPP về tự do hóa và minh bạch thương mại, từ đó có thể củng cố khối trong các giao dịch với Bắc Kinh.

Huy Hoàng (Theo Asia Nikkei)

Bình Luận

Tin khác

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

(CLO) Tỉnh Thái Bình mong muốn được hợp tác toàn diện với các đối tác, nhà đầu tư Hungary, trong đó đi sâu trao đổi, xuất nhập khẩu hàng hóa, giao lưu văn hóa, hợp tác giáo dục, đào tạo, y tế.

Kinh tế vĩ mô
Lãnh đạo Tập đoàn NVIDIA tiếp tục đến Việt Nam

Lãnh đạo Tập đoàn NVIDIA tiếp tục đến Việt Nam

(CLO) Ngày 22/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có buổi làm việc với ông Keith Strier, Phó Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

(CLO) Công ty Cổ phần Tập đoàn KCN Việt Nam (KCN Việt Nam)- nhà phát triển bất động sản công nghiệp chuyên nghiệp tại Việt Nam, vừa triển khai xây dựng dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn với quy mô 14 ha tại KCN Thuận Thành III- Phân khu B, tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô