Đại phá Ngọc Hồi - Đống Đa, bản tráng ca bất tử!

Thứ bảy, 09/02/2019 07:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Mùa xuân này, mùng 5 Tết Kỷ Hợi - 2019, Tổ quốc ngàn vạn lần yêu quý của con Hồng cháu Lạc kỷ niệm 230 năm ngày Quang Trung - Nguyễn Huệ đại thắng quân nhà Thanh xâm lược. Đó là trang sử vẻ vang, bản tráng ca bất tử của nước Đại Việt vào năm 1789 thế kỷ XVIII...

Lên ngôi vua trên đường ra trận

Tháng 10 âm lịch 1788, Lê Chiêu Thống tên bù nhìn phản bội, bán nước hại dân cầu viện nhà Thanh đưa quân vào nước ta để bảo hộ ngai vàng của mình đang thế ngàn cân treo sợi tóc. Vua Càn Long xứ Tàu sai các tướng tài ba đưa 20 vạn quân thiện chiến, hàng chục vạn quân vận tải, hậu cần tiến vào nước ta bằng 3 ngả đường khác nhau theo thế gọng kìm với ý đồ “ăn sống nuốt tươi” người bản xứ trước Tết Kỷ Dậu.

Cùng thời điểm, ngày 21/12 âm lịch (1788) tại Huế, Nguyễn Huệ thủ lĩnh nghĩa quân nhà Tây Sơn vừa hành quân từ chiến khu Bình Định ra làm lễ lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu Quang Trung (nghĩa là ánh sáng ở trung tâm). Chiếu lên ngôi viết: “Nước Việt ta từ đời Đinh, Lê, Lý, Trần gây dựng ra nước cho đến ngày nay, thánh minh dấy lên không phải là một họ. Nhưng thịnh suy, dài, ngắn, vận mệnh do trời”… “Trẫm nay ứng mệnh trời, thuận lòng người không thể khăng khăng cố giữ sự khiêm nhường. Trẫm chọn ngày 22/11 năm nay để lên ngôi. Trẫm là người áo vải ở Tây Sơn, không có một thước đất, vốn không có chí làm vua, chỉ vì lòng người chán ngán đời loạn, mong mỏi được vua hiền để cứu đời yên dân”…

Như thế đó, Tổ quốc không ở đâu xa mà ở ngay trái tim mình. Trí tuệ, trữ tình và lãng mạn một thời chiến chinh. Quang Trung không hề có sa tanh, lụa là chỉ áo vải đơn sơ mà chí cao cứu đời yên dân vời vợi. Ngô Quyền, Phùng Hưng, đất Đường Lâm hai vua làm nên sử tích dẹp loạn Mười hai sứ quân. Đinh Tiên Hoàng chỉ cờ lau trăm trận trăm thắng, Lý Thường Kiệt đánh bại nhà Tống, bởi như hịch dội vang “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”; “Sông núi nước Nam, vua Nam ở” hay Bình Ngô đại cáo của danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”. Hồ Chí Minh với bộ ka ki bạc màu theo năm tháng mà dội vang ngàn đời sau câu nói: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.

Lễ hội gò Đống Đa năm 2018.

Lễ hội gò Đống Đa năm 2018.

Thần tốc đại phá Ngọc Hồi - Đống Đa

Quang Trung - Nguyễn Huệ nhận sứ mệnh thiêng liêng của dân, của nước, tướng quân không hề nghĩ, không thư từ với vợ là công chúa Ngọc Hân yêu quý, thần tốc đưa nghĩa binh hành tiến ra Bắc, tranh thủ thời cơ, tận dụng tối đa mọi sơ hở của kẻ thù để đánh trận cuối cùng, giải phóng Tổ quốc, quê hương yêu dấu, cứu đời yên dân như lời thề đã nguyện.

 Hào hùng lắm, hào hùng vô kể khi Tây Sơn nhanh chóng trở thành phong trào đoàn kết toàn dân tộc, kiên trinh chống giặc Thanh xâm lược dấy lên ở Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh… Ca dao kêu gọi thanh niên hăng hái, tự nguyện gia nhập nghĩa quân  âm vang  đây đó: “Anh đi theo chúa Tây Sơn/Em về cày cuốc mà thương mẹ già”. Trên đường tiến quân, Quang Trung tổ chức hai sự kiện: Duyệt binh ở xứ Nghệ. Cho binh sĩ ăn Tết Nguyên đán Kỷ Dậu trước ngày mở trận đánh lớn, hẹn mùng 7 Tết vào giải phóng Thăng Long sẽ mở tiệc lớn.

Tại lễ duyệt binh, vị Tổng tư lệnh nghĩa quân đất võ xứ Đằng Trong dõng dạc trong tiếng thét hờn căm: “Từ đời Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi. Ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng nữ vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành. Đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ. Các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa binh đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi chúng về phương Bắc”…

Trước Tết Kỷ Dậu 10 ngày (15/1/1789), Thống soái họ Nguyễn cùng Bộ Tham mưu nghĩa quân hạ quyết tâm chiến lược giải phóng Thăng Long bằng 5 cánh quân ào ào thẳng tiến theo nhiều hướng khác nhau. Đêm trừ tịch năm đó, đạo quân số 1 do Quang Trung chỉ huy, bí mật vượt sông Đáy đập tan đồn Gián Khẩu (tiền đồn) trong phút chốc mà trùm quân Thanh không hề biết. Trong thế thắng chẻ tre, Thống tướng đất võ thần tốc xóa đồn Nhật Tảo (Duy Tiên - Hà Nam). Đêm mùng 3 Tết dụ quân Thanh đồn Hà Hồi ra hàng 100%, mở toang nút thắt cổ chai tạo thế áp sát đồn Ngọc Hồi sát nách kinh thành.

Ngọc Hồi, lá chắn tử huyệt của quân thù nằm gọn trong vòng vây lửa, voi chiến, ngựa hí… của Tây Sơn đúng ngày mùng 4 Tết.  Nhưng Quang Trung không nổ súng, chỉ  dụ đối phương đổ quân vào đây mà quên hướng khác. Quân Thanh sập bẫy nghi binh của nhà Tây Sơn, tạo thế cho đạo quân của đô đốc Long bất thần hạ toàn bộ đồn bốt của địch ở phía Tây Hà Nội (Nhân Mục, Khương Trung, Ngã Tư Sở…) trong khi đại bác trên lưng hàng trăm voi chiến nã pháo vào kinh thành như bão lửa…

Thất trận trong chớp mắt, tướng giặc Sầm Nghi Đống tự sát trên đài chỉ huy ở Chùa Bộc. Tướng Hứa Thế Hanh, Trương Tiểu Long chết trận khi Tây Sơn xóa sổ đồn Ngọc Hồi. Binh sĩ Mãn Thanh chết trận xếp thành 12 đống tại gò Đống Đa, số còn lại tháo chạy qua sông Hồng, cầu phao bị đứt, giặc chết như rạ, khiến nước sông Hồng không chảy được. Ngày đó Ngô Ngọc Du có thơ: “Thánh Nam xác giặc 12 đống/Ngời sáng anh hùng đại võ công”.

Thần tốc đại phá và cành đào chiến thắng

Lịch sử chống giặc ngoại xâm của quân và dân ta thời nào cũng ngời sáng. Chỉ 5 ngày Tết Kỷ Dậu, dưới sự chỉ huy tài tình của Quang Trung, người anh hùng đời mong manh áo vải, không tấc đất cắm dùi đã đứng lên trong hào sảng đánh tan 20 vạn quân Thanh, giải phóng kinh thành Thăng Long, giải phóng đất nước, đưa nước Việt mình bước vào thời kỳ mới, dựng xây xứ sở.

Trong niềm vui đại thắng, với Quang Trung không có gì đẹp hơn bằng cách gửi về phương Nam xa xôi một cành đào bích đỏ thắm của Hà Nội còn vương mùi thuốc súng tặng người vợ yêu quý, công chúa Ngọc Hân thay cho tin mừng chiến thắng, làm vơi bớt nỗi nhớ nỗi thương trong những đêm dài gươm khua, đạn nổ.

Đại thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tuy đã qua 230 năm, nhưng vẫn còn nguyên giá trị thời sự. Mới đây, ngày 27/9/2018 tại phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng LHQ khóa 73 tại New York (Mỹ), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Hòa bình, tự do và thịnh vượng luôn là mong mỏi khát khao của mọi dân tộc. Từ quá khứ đấu tranh giành độc lập tự do gian khổ, lâu dài, Việt Nam thấu hiểu sâu sắc giá trị của hòa bình, quyền bình đẳng, quyền dân tộc tự quyết, quyền mưu cầu hạnh phúc và các giá trị dân chủ của Hiến chương LHQ”.

Lương Xuân Nguyễn

Tin khác

Nón lá hai mê của người Tày ở Hà Giang - Không chỉ là vật che mưa nắng

Nón lá hai mê của người Tày ở Hà Giang - Không chỉ là vật che mưa nắng

(CLO) Nghề thủ công truyền thống làm Nón lá hai mê tại xã Xuân Giang, huyện Quang Bình đã được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là một trong những nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Tày ở đây.

Đời sống văn hóa
Trình diễn nghệ thuật nhạc kịch tại Carnaval Hạ Long 2024

Trình diễn nghệ thuật nhạc kịch tại Carnaval Hạ Long 2024

(CLO) Lễ hội Carnaval Hạ Long 2024 sử dụng nghệ thuật nhạc kịch, kết hợp hài hòa với các yếu tố lịch sử, văn hóa để làm nổi lên các giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.

Đời sống văn hóa
Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Tối 24/4, lễ khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ chính thức diễn ra tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên và trình chiếu phim truyện "Đào phở và Piano".

Đời sống văn hóa
Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

(CLO) Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa nhằm thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ và tri ân đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa; khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng cánh đồng hoa lục bình tím tuyệt đẹp ngoại thành Hà Nội

Chiêm ngưỡng cánh đồng hoa lục bình tím tuyệt đẹp ngoại thành Hà Nội

(CLO) Những ngày này, hoa lục bình ở những cánh đồng trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội đua nhau bung nở sắc tím biếc tạo nên khung cảnh vô cùng thơ mộng thu hút giới trẻ Thủ đô tới check-in, chụp hình.

Đời sống văn hóa