(CLO) Sự thành công trong công cuộc chống dịch COVID-19 cho thấy dân tin hơn, dân yên hơn - đó là phần thưởng rất lớn đối với Chính phủ và hệ thống chính trị, để góp phần làm nên một tinh thần Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế, ngày 7/2/2020. Ảnh: TTXVN
1. Trong bối cảnh dịch COVID-19 lây lan nhanh trên thế giới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định “Việt Nam là đất nước an toàn”.
Để có được sự khẳng định chắc chắn của người đứng đầu Chính phủ, công tác phòng chống dịch đã có sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, của các bộ ngành, địa phương, các y bác sĩ, ý thức tham gia phòng chống dịch với trách nhiệm rất cao của mỗi người dân.
Còn nhớ, ngày 23/1/2020, thành phố Vũ Hán bị phong tỏa, thì cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện khẩn về phòng, chống dịch viêm hô hấp cấp do virus nCorona gây ra; thường xuyên trao đổi về tình hình dịch cũng như công tác chủ động phòng, chống.
Tại Công điện, Thủ tướng Chính phủ đã có những nhận định mà sau này cho thấy rất xác đáng. Trên cơ sở đó, Thủ tướng đã yêu cầu kiểm soát chặt chẽ hành khách nhập cảnh tại các cửa khẩu, cách ly, quản lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ nhiễm virus; có các phương án đáp ứng hiệu quả phù hợp với tình hình dịch. Các Bộ ngành liên quan cung cấp thông tin và khuyến cáo các công dân Việt Nam không nên đến các khu vực đang có dịch khi không cần thiết; các địa phương quyết liệt công tác kiểm soát dịch bệnh, bảo đảm cung cấp đủ thuốc, phương tiện, vật tư, trang thiết bị, kinh phí cho các hoạt động phòng, chống dịch...
Mặc dù thời điểm đó đang là những ngày cận Tết nguyên đán Canh Tý nhưng công tác phòng chống dịch đã được lãnh đạo Chính phủ khẩn trương triển khai với tinh thần đúng như Thủ tướng đã nêu, đó là “chống dịch như chống giặc”.
Sáng 23/1 (ngày 29 Tết), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã kiểm tra công tác chuẩn bị phòng chống dịch viêm hô hấp cấp tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ngay ngày hôm sau, 30 Tết, Phó Thủ tướng lại tiếp tục chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Bộ Y tế.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ, động viên người dân chờ để đưa về khu vực cách ly 14 ngày ở TP.Móng Cái, Quảng Ninh, ngày 2/2/2020. Ảnh: TNMT
Tại cuộc họp này, Phó Thủ tướng đã chỉ đạo các biện pháp của Việt Nam luôn đặt ở mức cao hơn khuyến cáo của WHO, không dừng lại ở cấp độ "lây nhiễm hạn chế" thông thường mà chuyển sang phòng, chống lây nhiễm; đồng thời kích hoạt chính thức Trung tâm ứng cứu khẩn cấp sự kiện y tế công cộng.
Tiếp đó, ngày mùng 3 Tết (27/1), chủ trì cuộc họp về bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh yêu cầu: Chống dịch như chống giặc, đồng thời thành lập cơ quan chỉ đạo cấp quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đứng đầu.
Các biện pháp quyết liệt nhất cũng nhanh chóng được đưa ra: Mỗi tuần 2 lần, Thường trực Chính phủ nghe Ban chỉ đạo quốc gia báo cáo; 2 ngày 1 lần, Ban chỉ đạo quốc gia họp về phòng chống dịch, qua đó đề ra các giải pháp cụ thể để thực hiện nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ tính mạng nhân dân.
Mới đây, ngày 25/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký Chỉ thị số 10 về việc đẩy mạnh phòng, chống dịch COVID-19. Đây là chỉ thị thứ 3 Thủ tướng ký ban hành kể từ khi dịch COVID-19 xâm nhập vào Việt Nam.
Tại Chỉ thị này, một số biện pháp mạnh lại được đưa ra trong bối cảnh dịch bệnh đã lây lan mạnh ra ngoài Trung Quốc, trong đó Hàn Quốc đã trở thành một “tâm dịch” mới. Theo đó, Việt Nam tạm dừng nhập cảnh đối với người đến từ hoặc đi qua vùng có dịch của Hàn Quốc; chuyển hướng các chuyến bay đến từ vùng dịch Hàn Quốc...
2. Có thể nói, những chỉ đạo của Thủ tướng rất sát với tình hình dịch bệnh, giải quyết được những vấn đề vướng mắc phát sinh với một quan điểm rõ ràng, quyết liệt.
Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần phòng chống dịch COVID-19 là phải bình tĩnh đương đầu và vượt qua, không lo lắng thái quá nhưng cũng không chủ quan. Đặc biệt, Thủ tướng đã nêu ra một thông điệp rõ ràng, đó là, Chính phủ chấp nhận một số thiệt hại về kinh tế để bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân.
Tỉnh Yên Bái tổ chức phun khử khuẩn bằng Cloramin B cho các đơn vị, trường học, các địa điểm tập trung đông người. Ảnh: Báo Yên Bái
Đồng thời, Thủ tướng cũng nêu rõ, khi chúng ta nói hy sinh một phần tăng trưởng để bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho người dân nhưng Chính phủ cũng không chọn giải pháp dễ là đóng cửa mọi thứ. Thay vào đó, Chính phủ chọn giải pháp khó hơn, tức là làm sao vẫn duy trì điều kiện đi lại cho người dân, du khách, tiếp tục thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, phát triển kinh tế, thương mại nhưng vẫn bảo đảm an toàn cho nhân dân.
Theo Thủ tướng, việc đẩy lùi được dịch thì mới thành công một nửa. Yêu cầu lớn hơn của Chính phủ là phải đạt mục tiêu kép, vừa chống dịch COVID-19, vừa giữ được nhịp độ tăng trưởng kinh tế, kiên quyết giữ vững và phấn đấu hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng mà Quốc hội đề ra.
3. Nói như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam "Đến giờ phút này, chúng ta đã thắng chiến dịch mở màn đầu tiên”. Chiến thắng đó đã được minh chứng khi cả 16/16 trường hợp nhiễm COVID-19 tại Việt Nam đã điều trị phục hồi, tính đến ngày 25/2 thì đã qua 13 ngày, cả nước không ghi nhận thêm ca nhiễm mới.
Hai bệnh nhân nhiễm COVID-19 điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương được ra viện. Ảnh: TNO
Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh đang vẫn còn diễn biến phức tạp và có dấu hiệu bùng phát ở một số quốc gia có quan hệ thương mại, đầu tư, du lịch rất lớn với Việt Nam thì chúng ta vẫn cần hết sức đề cao cảnh giác, để công cuộc phòng, chống dịch COVID-19 đạt kết quả tốt nhất.
Lửa thử vàng, gian nan thử sức. Hơn lúc nào hết, hiện nay chúng ta cần phát huy một tinh thần Việt Nam, niềm tin của nhân dân, niềm tin của quốc tế vào tinh thần Việt Nam, vào quyết tâm hiệu lực, hiệu quả của cả hệ thống chính trị. Chúng ta cần phải phát huy tinh thần này thường xuyên và tích cực hơn nữa trong thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội.
Chúng ta có thể khẳng định rằng, sự thành công trong công cuộc chống dịch COVID-19 cho thấy dân tin hơn, dân yên hơn khi có sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành đúng đắn của Chính phủ. Và chắc chắn rằng, phần thưởng rất lớn đối với Chính phủ và hệ thống chính trị là niềm tin của nhân dân, điều đó sẽ góp phần làm nên một tinh thần Việt Nam để vượt qua những khó khăn, thử thách đang còn ở phía trước.
(CLO) Từ xa xưa dân gian đã truyền tụng nhiều câu ca dao nhắc đến hội bơi Đăm như “Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy” hay “Xù Gạ thì giỏi chăn tằm, làng La canh cửi, làng Đăm bơi thuyền”. Và chiều nay (6/4), lễ hội bơi Đăm truyền thống năm 2025 – một Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia được khai mạc và những “đô bơi” đã mang đến màn trình diễn đặc sắc cho công chúng thưởng ngoạn.
(CLO) Tục lệ “xông đền, xông điện, xông nhà thờ họ, xông nhà” được nhân dân làng Gạo duy trì qua hàng trăm năm và trở thành nét đẹp văn hóa của cả cộng đồng.
(CLO) Khi theo dõi các fanpage, kênh youtube, tiktok... của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), chúng ta dễ dàng bắt gặp các buổi truyền hình trực tiếp. Những vấn đề thời sự, nóng hổi đăng tải trên các nền tảng số này thu hút sự quan tâm lớn của công chúng. Và đằng sau câu chuyện đó là sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung, thiết bị, đặc biệt là việc đổi mới quy trình sản xuất của mỗi phóng viên, BTV.
(CLO) Giáo hoàng Francis đã xuất hiện trở lại trước công chúng khi ngồi trên xe lăn tiến vào Quảng trường Thánh Peter tại Vatican và chào đón đám đông tín đồ đang reo hò nồng nhiệt.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025, khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ có mưa rào nhẹ rải rác và có nơi có dông. Vùng núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông cục bộ, cục bộ có nơi mưa to.
(CLO) Tối 6/4/2025, câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) giành chiến thắng kịch tính với tỷ số 4-0 trước Bình Dương, tại trận đấu thuộc vòng 17 LPBank V.League 2024/25.
(CLO) Malaysia và nhiều nước trong khu vực hoan nghênh và đánh giá cao Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, đồng thời bày tỏ nhất trí và ủng hộ cách tiếp cận của Việt Nam trong vấn đề này.
(CLO) Trong một căn phòng sang trọng ở quận Gangnam, Seoul, những đứa trẻ mới 4 tuổi đang cặm cụi viết những bài luận tiếng Anh gồm 5 đoạn trong vòng 15 phút.
(CLO) Ngày 6/4, Triều Tiên lần đầu tiên tổ chức lại Giải Marathon Quốc tế Bình Nhưỡng sau 6 năm gián đoạn, với sự góp mặt của khoảng 200 vận động viên nước ngoài.
(CLO) Một chiếc trực thăng chữa cháy đã rơi vào chiều 6/4 khi đang tham gia khống chế cháy rừng ở thành phố Daegu, phía đông nam Hàn Quốc, khiến phi công điều khiển thiệt mạng.
(CLO) Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho rằng quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam ở mức 46% của Hoa Kỳ là không phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại song phương và không phản ánh đúng tinh thần quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước.
(CLO) Chiều 6/4/2025, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Biển Đảo Việt Nam 2025, đánh dấu sự trở lại đầy ấn tượng sau thành công của mùa giải đầu tiên vào năm 2022.
(CLO) Hơn 2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 này đã giúp nâng tổng lượng khách trong quý I/2025 của cả nước đạt trên 6 triệu lượt, cao nhất từ trước đến nay (tăng 29,6% so với quý I/2024).
(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.
(CLO) Nhiều xe máy chạy ngược chiều trên cầu vượt 550 (Bình Dương) bất chấp ô tô đang lưu thông. Vụ việc khiến các tài xế bức xúc, dùng điện thoại quay lại và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
(CLO) Không còn đơn thuần là giải trí, những phiên livestream bóc phốt, các đoạn clip đấu tố trên mạng xã hội đang thu hút hàng trăm nghìn lượt theo dõi mỗi đêm. Nhiều người trẻ “mắc kẹt” trong những chuỗi drama (lùm xùm) liên miên mà không nhận ra sự lệch chuẩn trong cảm xúc và nhận thức đang âm thầm diễn ra. Khi mạng xã hội trở thành sân khấu thị phi, điều gì sẽ xảy ra với sức khỏe tinh thần và văn hóa tiêu dùng nội dung của cả một thế hệ?
(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.
(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.
(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.
(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.
(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.
(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.
(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.
(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.