Đằng sau giải thưởng của chúng tôi là cả tập thể lặng thầm cống hiến

Thứ năm, 22/08/2019 10:20 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Đó là khẳng định của nhà báo Đỗ Công Định – P. TBT báo Thanh tra, đại diện nhóm tác giả vừa vinh dự giành Giải B Giải báo chí toàn quốc “Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí” lần thứ II với loạt bài về “Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí”.

1. Theo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 của Quốc hội khóa XIV, tại kỳ họp cuối năm sẽ thảo luận lần cuối và thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) sửa đổi. Nhận thấy đây là cơ hội tốt để tuyên truyền về dự thảo luật cũng như thể hiện đúng vai trò là cơ quan ngôn luận của Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra, Ban Biên tập Báo Thanh tra đã đề xuất và được lãnh đạo Thanh tra Chính phủ đồng ý cho tổ chức số chuyên đề về hoàn thiện pháp luật về PCTN, trong đó tập trung chủ yếu về những điểm mới của Dự thảo Luật PCTN đang thu hút sự quan tâm của người dân, đặc biệt là tại diễn đàn Quốc hội.

Quyền Vụ trưởng, phụ trách Báo Thanh tra Trần Đăng Vinh (phải ảnh); Phó Tổng Biên tập Nguyễn Văn Lương (trái ảnh) chụp ảnh lưu niệm cùng nhóm tác giả đạt Giải B của Báo Thanh tra (thứ 2 từ phải sang): Nhà báo Nguyễn Xuân Thành, nhà báo Đỗ Công Định, nhà báo Hoàng Diệu Anh, nhà báo Đặng Thúy Nhài.

Quyền Vụ trưởng, phụ trách Báo Thanh tra Trần Đăng Vinh (phải ảnh); Phó Tổng Biên tập Nguyễn Văn Lương (trái ảnh) chụp ảnh lưu niệm cùng nhóm tác giả đạt Giải B của Báo Thanh tra (thứ 2 từ phải sang): Nhà báo Nguyễn Xuân Thành, nhà báo Đỗ Công Định, nhà báo Hoàng Diệu Anh, nhà báo Đặng Thúy Nhài.

Chủ trương đã có, kế hoạch ngay lập tức được Ban Biên tập Báo Thanh tra thảo luận và đi đến nhất trí: Số chuyên đề sẽ ra mắt độc giả trước khi diễn ra Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV. Là Phó Tổng Biên tập, được sự phân công của Tổng Biên tập, tôi cùng lãnh đạo các phòng, văn phòng, cơ quan đại diện, đặc biệt là Phòng Thư ký Biên tập, đã nhiều lần họp để trao đổi và cuối cùng xây dựng được đề cương chi tiết cho số báo đặc biệt dày hơn 30 trang với gần 30 bài viết, phản ánh nhiều mặt xung quanh việc thực hiện Luật PCTN hiện hành, qua đó chỉ rõ những mặt tồn tại, từ đó kiến giải và đề xuất những giải pháp góp phần vào việc sửa đổi luật lần này. Bám sát định hướng sửa đổi luật, số báo cũng đăng tải nhiều bài viết, giới thiệu kinh nghiệm của một số tập đoàn đa quốc gia, công ty có tầm ảnh hưởng quốc tế trong việc PCTN, hối lộ, đặc biệt là trong khu vực tư với mong muốn cung cấp thêm phần nào thông tin cho bạn đọc cũng như các nhà làm luật.

Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương (thứ 5 từ phải sang) và đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương (thứ 4 từ trái sang) chụp ảnh lưu niệm cùng đại diện các tác giả đạt Giải B.

Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương (thứ 5 từ phải sang) và đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương (thứ 4 từ trái sang) chụp ảnh lưu niệm cùng đại diện các tác giả đạt Giải B.

2. Xác định, viết về hoàn thiện thể chế là vấn đề khó với các nhà báo, mà hoàn thiện thể chế pháp luật về PCTN còn khó hơn gấp nhiều lần, chọn ra một số vấn đề ít “gai góc” nhưng cũng khá nặng cân, chúng tôi tổ chức các phóng viên “vào cuộc” khẩn trương trên nhiều mặt trận, nhiều cách thức thực hiện.  Nhà báo Đặng Thúy Nhài, Trưởng phòng Kinh tế Phát hành phỏng vấn nguyên Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Vũ Phạm Quyết Thắng - người trực tiếp tham gia, chỉ đạo việc xây dựng Luật PCTN ngay từ những ngày đầu; nhà báo Hoàng Diệu Anh - Trưởng phòng Thư ký Biên tập cùng nhà báo Nguyễn Ngọc Bích phỏng vấn ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và ông Giles T.Cooper - đồng Chủ tịch Nhóm Công tác Quản trị và Liêm chính, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam… Hay như, phóng viên của Báo Thanh tra cũng đã phỏng vấn bà Lê Bích Loan - Phó trưởng Ban Quản lý Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh qua bài viết “Xây dựng liêm chính trong khu công nghệ cao: “Kéo” nhà đầu tư cùng tham gia PCTN”; bà Đậu Thúy Hà - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Tư vấn Quản lý OCD liên quan đến một số nội dung của Luật PCTN sửa đổi ra khu vực ngoài Nhà nước với mục tiêu xây dựng liêm chính trong kinh doanh…

Riêng những vấn đề mang tính học thuật, đòi hỏi phải có kiến thức sâu, chúng tôi nghĩ ngay đến những chuyên gia hàng đầu, các nhà khoa học đang công tác tại chính Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra. Là những người trực tiếp làm chính sách, hướng dẫn thực hiện chính sách và tổng kết chính sách, hơn ai hết, họ hiểu luật đang vướng ở đâu, cần tháo gỡ chỗ nào. Chính vì vậy, khi đặt đề bài vào tay các anh, chúng tôi hoàn toàn yên tâm. Mà quả thật, chúng tôi đã đúng khi “chọn mặt gửi vàng” bởi những bài viết: “Kiểm soát tài sản, thu nhập trong PCTN”; “Xử lý tài sản không kê khai hoặc tài sản tăng thêm không được giải trình hợp lý” của TS. Đinh Văn Minh - Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (nay anh chuyển sang làm Vụ trưởng Vụ Pháp chế); “Sửa đổi một số quy định về phòng ngừa tham nhũng nhằm đáp ứng yêu cầu thực thi UNCAC”; “Suy nghĩ về thanh tra việc thực hiện pháp luật PCTN đối với khu vực ngoài Nhà nước” của ThS. Ngô Mạnh Hùng - Phó Cục trưởng Cục PCTN; “Tổng quan chung về Dự thảo Luật PCTN (Sửa đổi)”; “Sự cần thiết, nội dung mở rộng phạm vi điều chỉnh của Dự án Luật PCTN ra khu vực ngoài Nhà nước” của ThS. Nguyễn Tuấn Anh - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (hiện là Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế) đã mang đến bức tranh vừa toàn cảnh nhưng cũng lại rất sâu, rất có giá trị về học thuật.

Đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương trao giải cho nhà báo Đỗ Công Định.

Đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương trao giải cho nhà báo Đỗ Công Định.

3. Chưa hết, để số báo tăng thêm sức thuyết phục, ngoài những bài phân tích chuyên sâu mang tính lý luận, chúng tôi cũng đã xin phép được sử dụng một số kết quả khảo sát và nghiên cứu của Tổ chức Hướng tới Minh bạch - Cơ quan đầu mối quốc gia của Tổ chức Minh bạch Quốc tế tại Việt Nam, thể hiện qua bài “PCTN nên là yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp”; “Còn doanh nghiệp không bị yêu cầu vẫn chủ động bôi trơn!”; đồng thời nhờ chính các chuyên gia của Tổ chức Hướng tới Minh bạch (các anh, chị: Christian Levon, Nguyễn Hoàng Diệu Linh, Đỗ Thế Anh, bài “PCTN trong khu vực tư tại Việt Nam: Góc nhìn về doanh nghiệp”) hay chị Nguyễn Thị Kim Liên - ThS Đại học Tổng hợp Sydney, Úc… viết bài cho Báo Thanh tra.

Đặc biệt, về kinh nghiệm trong PCTN, hối lộ của nước ngoài, nhất là ở khu vực tư, bên cạnh việc lần đầu tiên giới thiệu đến độc giả hệ thống quản lý chống hối lộ - tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên về chống hối lộ - ISO 37001, Báo Thanh tra cũng có các bài như: “Pfizer: Kinh doanh với sự liêm chính, hành động một cách có đạo đức và hợp pháp”; “Chính sách chống tham nhũng toàn cầu của Eaton: Không có ngoại lệ”; “Flint Group: Không dung thứ bất kỳ hình thức hối lộ hay tham nhũng nào!”; “Abbott cam kết tuân thủ các luật chống tham nhũng, chống hối lộ”; “PepsiCo: Nghiêm cấm các nhà cung cấp tham gia hối lộ”… cung cấp nhiều thông tin có giá trị về Luật Chống tham nhũng ở nước ngoài của Hoa Kỳ, Luật Chống hối lộ của Anh cũng như các luật chống tham nhũng và chống hối lộ hiện hành khác.

Dù liệt kê chưa hết các bài báo cũng như những tác giả, nhà báo tham gia vào quá trình sản xuất ấn phẩm này, chúng tôi vẫn muốn khẳng định: Đây là một chuyên đề được đầu tư công phu, bài bản. Vì thế, bất cứ bài viết nào trong số này, nếu mang đi dự Giải, chúng tôi đều thấy xứng đáng. Tuy nhiên, trong khuôn khổ quy định của thể lệ Giải Báo chí toàn quốc “Báo chí với công tác đấu tranh PCTN, lãng phí”, trên cơ sở cân nhắc thận trọng, Ban Thư ký Chi hội Nhà báo Báo Thanh tra đã quyết định gửi loạt 5 bài: “Chú trọng phát hiện lỗ hổng về cơ chế chính sách mới nâng cao hiệu quả PCTN”; “Kiểm soát tài sản, thu nhập trong PCTN”; “Xử lý tài sản không kê khai hoặc tài sản tăng thêm không được giải trình hợp lý”; “Sửa đổi một số quy định về phòng ngừa tham nhũng nhằm đáp ứng yêu cầu thực thi UNCAC” của nhóm tác giả Đinh Văn Minh, Ngô Mạnh Hùng, Đỗ Công Định, Đặng Thúy Nhài, Hoàng Diệu Anh, Nguyễn Xuân Thành đi dự thi và vinh dự được Hội đồng Chung khảo trao giải B.

Giải thưởng gọi tên 6 cá nhân, nhưng trong sâu thẳm, chúng tôi luôn nhận thức rằng, thành công này có phần đóng góp quan trọng từ sự quan tâm của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, sự chỉ đạo của Ban Biên tập Báo Thanh tra, trên hết là sự đồng lòng, dốc sức của cả tập thể phóng viên, biên tập viên và cộng tác viên - những người đã cống hiến thầm lặng vì danh dự và lòng tự trọng nghề nghiệp của mỗi người làm báo Báo Thanh tra.

Hà Vân (Ghi)

Tin khác

Điều tra làm rõ vụ phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp hiện trường vụ cháy ở huyện Thanh Trì

Điều tra làm rõ vụ phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp hiện trường vụ cháy ở huyện Thanh Trì

(CLO) Mặc dù tác nghiệp tại hiện trường vụ cháy theo đúng quy định, nhưng phóng viên Thời báo VTV và VnExpress bất ngờ bị nhóm 3 đối tượng cản trở, hành hung.

Nghề báo
Đoàn công tác Hội Nhà báo Indonesia tham quan mô hình hoạt động của Báo Lao Động

Đoàn công tác Hội Nhà báo Indonesia tham quan mô hình hoạt động của Báo Lao Động

(CLO) Ngày 23/4 tại Hà Nội, Báo Lao Động đã có buổi tiếp đoàn đại biểu Hội Nhà báo Indonesia gồm 5 thành viên do ông Sihono – Giám đốc báo chí Pancasila Hội Nhà báo Indonesia, vùng Yogyakarta làm Trưởng đoàn.

Nghề báo
65 tác phẩm vào vòng chung khảo Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn năm 2024

65 tác phẩm vào vòng chung khảo Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn năm 2024

(CLO) Trên cơ sở kết quả chấm của Ban sơ khảo và tờ trình của Hội Nhà báo tỉnh, ngày 23/4, Hội đồng Giải Báo chí tỉnh Lạng Sơn lần thứ IV năm 2024 đã công nhận kết quả chấm của Ban giám khảo vòng sơ khảo đối với các tác phẩm, đồng ý đưa 65 tác phẩm có kết quả tốt vào chấm vòng chung khảo.

Nghề báo
Báo Lao động Thủ đô tổ chức giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

Báo Lao động Thủ đô tổ chức giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

(CLO) Ngày 23/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.

Nghề báo
Các cơ quan báo chí cùng nhau chia sẻ những cách làm hay về chuyển đổi số

Các cơ quan báo chí cùng nhau chia sẻ những cách làm hay về chuyển đổi số

(CLO) Chiều 23/4 đã diễn ra lễ ký kết giao ước thi đua giữa các đơn vị thuộc khối thi cơ quan báo chí, bao gồm: Báo Sài Gòn Giải Phóng, HTV, VOH, Báo Người lao động, Báo Pháp luật TP.HCM, Báo Phụ nữ TP.HCM, Tạp chí Du lịch TP.HCM, Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn, Tạp chí Giáo dục, Tạp chí Khoa học Phổ thông.

Nghề báo