Đảng ta từ mùa xuân ấy!

Thứ hai, 03/02/2020 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) 90 mùa xuân qua, Đảng đã mang “mùa xuân tươi tràn ánh sáng khắp nơi nơi”. Và giờ đây, Đảng đang sát cánh cùng hơn chín mươi sáu triệu người dân Việt trên hành trình hiện thực hóa giấc mơ thịnh vượng, hùng cường cho dân tộc Việt Nam.

Xuân Canh Tý 2020, Đảng Cộng sản Việt Nam tròn 90 năm thành lập. Trong tâm thức của người Việt, mùa Xuân luôn tượng trưng cho sự khởi đầu mới, cho những gì tốt đẹp nhất, ấm áp nhất, giàu sức sống, tươi vui nhất. Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên như được đất trời và lịch sử sắp đặt: ngày Đảng ra đời cũng là một ngày Xuân. 90 mùa xuân qua, Đảng đã mang “mùa xuân tươi tràn ánh sáng khắp nơi nơi”. Và giờ đây, Đảng đang sát cánh cùng hơn chín mươi sáu triệu người dân Việt trên hành trình hiện thực hóa giấc mơ thịnh vượng, hùng cường cho dân tộc Việt Nam.

1. Mùa xuân Canh Ngọ 1930 đã trở thành thời khắc có ý nghĩa vô cùng lớn lao trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Ngày 3/2/1930, tức ngày mùng 5 tết Canh Ngọ, tại Cửu Long, Hương Cảng (Trung Quốc), Bác Hồ đã chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ hội nghị, ba tổ chức cộng sản (Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn) hợp thành một Đảng thống nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Con thuyền cách mạng Việt Nam từ thời khắc ấy chỉ có một “thuyền trưởng” cầm lái duy nhất được tin tưởng: Đảng Cộng sản Việt Nam.

xuan_wzbh

Như nhìn nhận của nhà báo Nhị Lê, mốc son lịch sử chói lọi đó là sự kết tinh khát vọng của dân tộc, là lời đáp lại đòi hỏi phát triển của lịch sử dân tộc, là sự vận động phù hợp với yêu cầu của thời đại, là hiện thân khát vọng chân chính của hơn 20 triệu đồng bào Việt Nam, của dân tộc Việt Nam, không gì cưỡng được và không thế lực thù địch nào đương thời cản nổi và dập tắt được. Sự kiện lịch sử trọng đại đó, mốc son lịch sử chói lọi đó là hiện thân của sự chỉ đạo sáng suốt, những nỗ lực không mệt mỏi của đồng chí Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Đó còn là sự giác ngộ, lựa chọn, dũng cảm và gan góc hy sinh của hàng nghìn chiến sĩ cách mạng; là sự kết tinh tâm nguyện bất diệt của hàng triệu đồng bào hữu danh và vô danh nguyện xả thân, tin theo, gửi gắm và bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam - “đứa con nòi xuất thân từ giai cấp lao động” Việt Nam, sống trong lòng dân tộc, giữa ngọn gió thời đại mới.

2. “Đảng đã cho ta một mùa xuân đầy ước vọng/Một mùa xuân tươi tràn ánh sáng khắp nơi nơi/Đảng đã đem về tuổi xuân cho nước non...” - không phải vô cớ mà những ca từ mà nhạc sĩ Phạm Tuyên viết lên đã được nhiều người Việt Nam thuộc nằm lòng và mỗi khi Tết đến Xuân về, lại ngân nga câu hát. Còn nhớ, trong thời điểm ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, Bác Hồ nói: “Tôi tin rằng Đảng ta phải dẫn dắt nhân dân ta đến thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc thân yêu”. Và sự thực, đến nay, tròn 9 thập kỷ đồng hành cùng dân tộc, cùng đất nước, nhân dân, Đảng ta đã thực sự biến niềm tin của người sáng lập Đảng trở thành hiện thực.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách mạng nước ta đã giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đó là  cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945 lật đổ ách thống trị gần 100 năm của thực dân Pháp và triều đình phong kiến, lập nên nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á; thắng lợi của cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ kết thúc bằng chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”; thắng lợi của cuộc kháng chiến 21 năm chống Mỹ giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội và gần đây nhất là lãnh đạo đất nước đi trọn tiến trình 30 năm đổi mới, đưa đất nước từ chỗ bộn bề khó khăn, thách thức bởi bị bao vây cấm vận, bởi việc chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào, đến chỗ thoát nghèo, vững vàng bước vào hội nhập và phát triển mạnh mẽ.

Đến nay, Việt Nam đã ký kết và đang đàm phán 17 hiệp định FTA song phương và đa phương. Trong số đó, 12 FTA đã có hiệu lực và đang thực thi.  Tính đến tháng 10/2019, Việt Nam đã thu hút 30.136 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt 358,53 tỷ USD. Nhiều tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới đã chọn Việt Nam làm “điểm đến”, như: Intel, Microsoft, Samsung, LG, Nokia, Canon, Mitsubishi, Toyota, Honda... Những năm qua, mặc dù bị ảnh hưởng bởi những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khủng hoảng nợ công song nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân đạt gần 7%/năm. GDP bình quân đầu người tăng từ 730 USD năm 2006 lên 2.587 USD năm 2018.

Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia thành viên của LHQ, thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện với 30 nước, trong đó có tất cả các nước lớn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và toàn bộ 5 nước thành viên thường trực HĐBA LHQ; trở thành thành viên thứ 150 của WTO… Vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được coi trọng. Việt Nam liên tiếp được bầu làm Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020 - 2021, đảm nhận thành công nhiều trọng trách đa phương như chủ nhà APEC 2017, Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Triều và năm 2020 là Chủ tịch ASEAN 2020.

3. Nhìn lại cả tiến trình 9 thập kỷ đồng hành cùng dân tộc ấy, thấy rõ một điều, Đảng đã mang lại cho dân tộc ta những mùa xuân tràn đầy hạnh phúc, an vui. Trong tiềm thức của hết thảy những người dân Việt, Đảng là mùa xuân của đất nước, của dân tộc.

1_32153352_222019

Nhưng để mùa xuân ấy mãi trường tồn, để những hạnh phúc, an vui ấy luôn đong đầy trong ánh mắt, nụ cười của những con người Việt Nam, để xứng đáng với niềm tin nhân dân đã dành cho, để thực sự xứng tầm đưa đất nước phát triển hơn nữa, Đảng nhận thức sâu sắc rằng Đảng phải làm mới mình, phải xốc lại đội ngũ, phải gương mẫu hơn nữa, phải nâng cao hơn nữa tính cách mạng, tính chiến đấu, phải thật sự văn minh, thật sự cách mạng hơn nữa, biết tập hợp và phát huy dân chủ hơn nữa, phải nhập cuộc vào đời sống, thấu hiểu đời sống tâm tư của người dân hơn nữa…

Trong đó, đòi hỏi bức thiết nhất, được xem là những vấn đề sống còn mà Đảng phải thực hiện rốt ráo, hiệu quả hơn nữa, đó là công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Như lời GS-TS Nguyễn Văn Huyên - Nguyên Viện trưởng Viện Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, là đảng duy nhất cầm quyền, sự suy thoái, biến chất, chuyển hóa chính trị của cán bộ là nguy cơ lớn nhất, đồng thời cũng là nguy cơ dễ xảy ra nhất. Và thực tế, không thể không thừa nhận, không ít cán bộ, đảng viên đã dao động, mất phương hướng, thậm chí thoái hóa, biến chất; tham nhũng, lộng quyền, lợi dụng quyền lực để mưu lợi ích riêng. Đó không chỉ là nguy cơ làm suy yếu Đảng, làm mất niềm tin của nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng, mà còn có thể dẫn đến nguy cơ mất Đảng, mất chế độ, nếu không được kịp thời chỉnh đốn, củng cố, gây dựng và phát triển Đảng vững mạnh.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nhấn mạnh: “Xây dựng Đảng rốt cuộc là xây dựng tổ chức và xây dựng con người… Lâu nay chúng ta thường nói, sau khi có đường lối đúng thì cán bộ đóng vai trò quyết định việc tổ chức thực hiện đường lối. Nhưng mặt khác, lại phải thấy, nhiều khi cán bộ quyết định cả việc định ra đường lối; cán bộ nào thì đường lối ấy. Chúng ta càng ngày càng thấm thía “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “là nguyên nhân của mọi nguyên nhân”. Nói thế là bởi, công tác cán bộ gắn bó mật thiết với công tác xây dựng Đảng. Nếu cán bộ tốt thì Đảng sẽ tăng thêm uy tín và từ đó sẽ giữ vững vai trò lãnh đạo”.

Xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh với các biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong Đảng hiện nay là thách thức lớn nhất trong rất nhiều thách thức đặt ra cho Đảng ta trong bối cảnh mới. Nhưng niềm tin son sắt, “sự đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh” của hàng triệu triệu người dân Việt Nam vào Đảng, vào sự lãnh đạo cách mạng của Đảng, sẽ là động lực lớn nhất để Đảng thực hiện tốt sứ mệnh của mình, cùng đất nước, cùng dân tộc, hiện thực hóa giấc mơ thịnh vượng, hùng cường, để đất nước mãi mãi là những mùa xuân vui!.

Hồng Hà

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn