Dành 28 - 30 nghìn tỷ đồng hỗ trợ người nghèo, khó khăn, đối tượng yếu thế

Thứ ba, 31/03/2020 23:14 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thủ tướng cho ý kiến về các mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội và người có công, hộ kinh doanh cá thể gặp khó khăn nhất, người lao động tự do, không có việc làm… với tổng số tiền ước tính ban đầu khoảng 28 - 30 nghìn tỷ đồng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: VGP

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: VGP

Chiều 31/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ về chính sách bảo đảm an sinh xã hội cho người bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Phát biểu mở đầu cuộc họp, Thủ tướng cho rằng, tác động của dịch là rất lớn, không chỉ đối với sản xuất kinh doanh, thu ngân sách mà cả với đời sống của người dân, nhất là người nghèo, công nhân thất nghiệp và một số đối tượng khác không có tích lũy...

Vì vậy, đây là nội dung rất cần thiết phải thảo luận để đưa ra phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày mai (1/4), để Chính phủ có Nghị quyết thông qua, làm cơ sở cho việc xử lý nhanh, kịp thời và chính xác hơn. Hỗ trợ cho các đối tượng người nghèo, khó khăn, yếu thế là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong bối cảnh hiện nay. Thủ tướng nhấn mạnh, cần thảo luận làm rõ các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước; mức hỗ trợ nào cho phù hợp với khả năng ngân sách.

Tại cuộc họp, các bộ, ngành đã đề xuất một số gói hỗ trợ an sinh xã hội trong một số trường hợp.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Thủ tướng nêu rõ, tình thế cấp bách hiện nay đòi hỏi chúng ta trước mắt phải lo cho cuộc sống nhân dân, nhất là người lao động, người nghèo, người yếu thế, người làm bán thời gian, người mất việc làm, thu nhập để bảo đảm đời sống ở mức cơ bản tối thiểu. Tại phiên họp ngày mai, Chính phủ sẽ quyết định gói hỗ trợ cho người lao động, bảo đảm an sinh xã hội.

Trong quá trình chuẩn bị Nghị quyết về gói hỗ trợ này, Thủ tướng cho rằng, cần trả lời 3 câu hỏi, trước hết là xác định rõ đối tượng, ai cần hỗ trợ. Thủ tướng yêu cầu phải đủ 5 nhóm đối tượng: Người nghèo và cận nghèo; đối tượng chính sách, bảo trợ xã hội; người lao động theo hợp đồng phải tạm thời ngưng việc; hộ kinh doanh cá thể ngừng hoạt động; người lao động tự do mất việc. Nguyên tắc đặt ra là chỉ hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng, không bỏ sót đối tượng và cũng không được để lợi dụng chính sách để hỗ trợ tràn lan.

Thứ hai là cần xác định chính xác mức hỗ trợ và thời gian hỗ trợ cho từng loại đối tượng. Thứ ba là xác định rõ nguồn hỗ trợ, phương thức hỗ trợ và thẩm quyền quyết định. Theo Thủ tướng, nguồn chủ yếu là từ ngân sách Nhà nước trong thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chính quyền địa phương cũng như từ doanh nghiệp.

Thủ tướng nhấn mạnh, việc hỗ trợ phải đảm bảo 4 nguyên tắc; thứ nhất là hỗ trợ các đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch COVID-19 làm giảm sâu thu nhập, mất việc làm, thiếu việc làm.

Thứ hai là hỗ trợ theo nguyên tắc cả người lao động, người dân, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng và nhà nước cùng chia sẻ để bảo đảm mức sống cơ bản tối thiểu, trong đó Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần, phân bổ phù hợp với ngân sách Trung ương và  địa phương.

Nguyên tắc thứ ba là chính quyền cơ sở, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chức năng liên quan có trách nhiệm xác định đúng đối tượng hỗ trợ, bảo đảm công khai, minh bạch, không để tiêu cực, trục lợi chính sách,  phát sinh tiêu cực, khiếu kiện, khiếu nại, khoản tiền hỗ trợ này phải đến người lao động.

Nguyên tắc thứ tư là doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội và người dân, có trách nhiệm giữ người lao động

Tại cuộc họp, Thủ tướng cũng cho ý kiến về các mức hỗ trợ trực tiếp, thời gian hỗ trợ đối với các nhóm đối tượng để đưa ra phiên họp Chính phủ như hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội và người có công, người lao động có hợp đồng lao động với doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể gặp khó khăn nhất phải dừng kinh doanh, người lao động tự do, không có việc làm… với tổng số tiền ước tính ban đầu khoảng 28 - 30 nghìn tỷ đồng, cả ngân sách Trung ương và địa phương.

Cụ thể như hỗ trợ trực tiếp hộ nghèo 1 triệu đồng/người/tháng, trước mắt hỗ trợ 3 tháng (tháng 4, 5, 6). Hỗ trợ cho một bộ phận đối tượng bảo trợ xã hội, người có công với mức hỗ trợ 500.000 đồng/người/tháng.

Thủ tướng giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội rà soát, có tiêu chí hỗ trợ cụ thể theo nguyên tắc chỉ hỗ trợ một bộ phận thực sự khó khăn, bị mất việc, không hỗ trợ cho tất cả các đối tượng bảo trợ xã hội, người có công. Nguồn hỗ trợ cả ngân sách Trung ương và địa phương.

Hỗ trợ người lao động có hợp đồng làm việc với doanh nghiệp nhưng phải nghỉ việc, làm việc bán thời gian, nghỉ không lương giảm thu nhập thì mức hỗ trợ 1,8 triệu đồng/người/tháng (50% lương tối thiểu), trước mắt hỗ trợ cho 3 tháng 4,5,6.

Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu các doanh nghiệp phải đảm bảo nguồn cùng chi trả thêm tối thiểu 50% lương tối thiểu hàng tháng. Nếu doanh nghiệp không đủ nguồn để chi trả tối thiểu 50% lương tối thiểu cho lao động thì thực hiện vay Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam với lãi suất ưu đãi và yêu cầu Ngân hàng Nhà nước bổ sung nguồn cho Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam.

Đối với hộ kinh doanh cá thể phải tạm ngừng kinh doanh gặp khó khăn do COVID-19 với mức 1 triệu đồng/tháng trong ba tháng 4,5,6; hỗ trợ người lao động tự do không có hợp đồng, mất việc hoặc không có việc làm, mức 1 triệu đồng/người/tháng, trong 3 tháng 4,5,6...

PV

Tin khác

Đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng xây dựng khu công nghiệp Dốc Đá Trắng, tỉnh Khánh Hòa

Đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng xây dựng khu công nghiệp Dốc Đá Trắng, tỉnh Khánh Hòa

(CLO) Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Dốc Đá Trắng, tỉnh Khánh Hòa vừa được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư có tổng vốn đầu tư 1.807,474 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 271,121 tỷ đồng.

Tin tức
Việt Nam và Uzbekistan cần tăng cường hợp tác trong các ngành công nghiệp mũi nhọn

Việt Nam và Uzbekistan cần tăng cường hợp tác trong các ngành công nghiệp mũi nhọn

(CLO) Tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Uzbekistan Bakhtiyor Saidov, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tăng cường hợp tác trong các ngành công nghiệp mũi nhọn của hai bên như dầu khí, nông nghiệp để bảo đảm an ninh năng lượng và an ninh lương thực, đẩy mạnh hợp tác với các địa phương hai nước.

Tin tức
Kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính

Kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính, bảo đảm sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật và củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và chính quyền.

Tin tức
Trao tặng Huân chương, Huy chương Hữu nghị của Nhà nước Lào cho tập thể, cá nhân tỉnh Nam Định

Trao tặng Huân chương, Huy chương Hữu nghị của Nhà nước Lào cho tập thể, cá nhân tỉnh Nam Định

(CLO) Ngày 18/3, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nam Định tổ chức Lễ trao tặng Huân chương, Huy chương hữu nghị của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào cho các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Nam Định qua các thời kỳ và Hội nghị làm việc với Đoàn đại biểu tỉnh U Đôm Xay (Lào).

Tin tức
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi Thư chúc mừng ông Vladimir Putin được bầu lại làm Tổng thống Liên bang Nga

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi Thư chúc mừng ông Vladimir Putin được bầu lại làm Tổng thống Liên bang Nga

(CLO) Nhân dịp ông Vladimir Putin được bầu lại làm Tổng thống Liên bang Nga, thay mặt Đảng, Nhà nước Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Thư chúc mừng Tổng thống Vladimir Putin.

Tin tức