Đánh “giặc” dịch Covid-19: Vô ý thức sẽ mất Tết!

Thứ tư, 30/12/2020 13:50 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thêm một lần nữa, 'giặc' dịch Covid-19 lại lọt ra ngoài cộng động. Sự vô ý thức này cần phải lên án mạnh mẽ, không thể chấp nhận chỉ vì một số kẻ vô ý thức mà làm thất bại cả cuộc chiến gần đến hồi thắng lợi của cả dân tộc Việt Nam.

1.Thêm một lần, lúc 16g 20 ngày 29/12/2020,  điện thoại di động của người Việt lại rung lên, tiếp tục nhận được tin nhắn của Bộ Y tế, gửi thông điệp về phòng chống dịch SARS-CoV-2. Đây ít nhất là lần thứ 5 trong năm nay, ngành Y tế VN phải “làm phiền người dân” bằng cách “tự ý gửi tin nhắn không xin phép trước” như thế này.

Cơ quan hành pháp của Chính phủ mà phải chọn giải pháp tin nhắn tới từng người dân nhiều lần như thế, thì tình hình tất ở mức không thể coi thường!

Mấy ngày qua, người dân cả nước hết sức lo lắng và phẫn nộ với một số người nhập cảnh trái phép mang mầm bệnh Covid -19 gieo rắc tại nhiều địa phương. Thật đúng là “giữ thói ích kỷ của một người, làm khốn khổ cho bao nhiêu người khác”! Bao nhiêu tổ chức, cá nhân phải vào cuộc, truy tìm nguồn và lai lịch tiếp xúc của rất nhiều người nhằm cô lập nguồn lây bệnh, vất vả tốn tốn kém vô cùng.

Phàm là với việc quốc gia, làm thì rất khó, phá hỏng thì rất dễ. Còn nhớ, cách đây mấy tháng, xem tivi, cảnh Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vò đầu bóp trán trong cuộc họp khẩn giữa đêm khuya: Khi cuộc chiến sắp sửa thắng lợi, Việt Nam chuẩn bị tuyên bố hết dịch, thì bỗng đâu nảy ra một cô gái mang bệnh ở nước ngoài về đi tứ lung tung làm náo loạn cả Thủ đô, khiến người dân Hà Nội có 1 đêm mất ngủ không thể quên. Tất cả lại phải làm lại từ đầu: Lại truy vết, lại khoanh vùng, lại cách ly, lại chữa bệnh… trong khi nguồn lực y tế - nhất là đội ngũ thầy thuốc có đủ chuyên môn, còn thiếu rất nhiều.

Xem cảnh ấy, nhiều người đã khóc, vì thương Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, thương các thầy thuốc của chúng ta, lo cho dân ta, trong đó có mình: Bao công lao phút chốc có cơ thành công cốc!

Chính phủ kêu gọi: Chúng ta làm lại từ đầu! Và người dân Việt đã đồng lòng!

Nhiều người nhập cảnh cùng BN 1440 dương tính với Covid-19.Ảnh:TL

Nhiều người nhập cảnh cùng BN 1440 dương tính với Covid-19.Ảnh:TL

2. Một năm sắp qua. Một năm gian khổ với chiến công vang dội trong cuộc chiến đấy lùi giặc Covid -19. Thêm một lần, khi tử thần luôn hiện hình trong đại dịch lây lan khủng khiếp trên toàn thế giới, thì lại thấy một Việt Nam ngời sáng: Kiên cường, bình tĩnh, đoàn kết, trí tuệ và đầy nhân văn, tiên phong chống kẻ thù nguy hiểm của loài người.Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, người Việt đã đồng lòng, giúp đỡ lẫn nhau, chấp nhận hy sinh nhiều quyền và lợi cá nhân, tạm gác những bất đồng, thống nhất dưới sự chỉ huy của Chính phủ để quyết tâm tiêu diệt hết dịch bệnh. Đến nay, có thể nói, Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch SARS-CoV-2 - dịch bệnh đã và đang làm hàng triệu người trên thế giới bị thiệt mạng - đảm bảo cuộc sống an toàn cho người dân. Cuộc sống đang được thiết lập một “trạng thái bình thường mới” như người người mong đợi.

Những tưởng cứ như thế thì Tết này sẽ vui lắm. Chính phủ cũng đã cho dân được đốt pháo hoa! Thế mà những ngày cuối năm, liên tiếp những tin dữ báo về. Sau một thời gian dài yên ổn, đã lại xuất hiện những ca dương tính với SARS-CoV-2 trong cộng đồng.

 Có vẻ như, sau khi đã quen với tình hình ổn định, trong nhân dân đã xuất hiện tâm lý chủ quan. Lại thêm năm hết Tết đến, cơ quan tổ chức, cán nhân đều mải mê chạy đua với thời gian cho hoàn thành những mục tiêu cá nhân hay tổ chức riêng của mình mà quên đi trách nhiệm với cả cộng đồng và đất nước.

Việc kiểm soát người nhập cảnh qua đường bộ cũng đã có phần sơ hở. Thế là “giặc” lại vào nhà. Chỉ ví dụ với trường hợp bệnh nhân số 1440, từ Myanmar nhập cảnh trái phép qua đường mòn lối mở vào 2 giờ sáng ngày 24/12 và về nhà tại Vĩnh Long, “một đốm lửa đốt cháy ngàn khoảnh ruộng” đã gây nên bao nỗi phiền hà. Đến giờ, rất nhiều cơ quan chức năng đã vào cuộc khẩn trương mà việc “truy bắt” và khoanh vùng để  cô lập hết những người có liên quan đến những người nhập cảnh trái phép này vẫn chưa hoàn thể hoàn thành.

Có vẻ như, trong trăm triệu người Việt vốn mang trong mình ý thức cộng đồng và truyền thống sẵn sàng hy sinh lợi ích riêng để cùng nhau “đánh giặc cứu nước” thì đây đó vẫn không thiếu những kẻ ích kỷ sẵn sàng vì một chút lợi ích hay sự tiện lợi cá nhân mà bất chấp luật pháp và sự an nguy của cả cộng đồng. Họ nhập cảnh và đưa người nhập cảnh trái phép, trốn tránh sự kiểm tra y tế, trốn tránh và thiếu trung thực trong khai báo lịch trình di chuyển cá nhân khi cơ quan chức năng yêu cầu…, và nhiều hành vi vô trách nhiệm khác.

Với khả năng lây bệnh theo cấp số nhân, những hành vi vô trách nhiệm như vậy hết sức nguy hiểm: Theo ý kiến của một số nhà nghiên cứu, nếu các ca nhiễm bệnh không rõ nguồn phát chỉ cần lên tới con số ngàn, thì nguồn lực y tế về đội  ngũ chuyên môn và trang thiết bị, vật tư y tế có hạn của Việt Nam sẽ không gánh nổi. Nói như ngôn ngữ dân gian: Sẽ toang!

3. Cộng đồng cần lên án mạnh mẽ, người dân cần cảnh giác phát hiện, tố giác, cơ quan pháp luật cần xử lý nghiêm khắc những người có hành vi vô trách nhiệm như vậy. Không thể chấp nhận chỉ vì một số kẻ vô ý thức mà làm thất bại cả cuộc chiến gần đến hồi thắng lợi của cả dân tộc Việt Nam.

Năm mới sắp về, cuộc chiến đấu ác liệt vẫn còn tiếp diễn. Nhớ lời Đức Thánh Trần khi Ngài nói với vua Trần khi giặc Nguyên sang xâm lược lần thứ ba: “Dân ta đánh giặc đã quen, lần này ta đánh giặc nhàn hơn”. Chúng ta cảnh giác, nhưng không sợ giặc, không mất tinh thần, vì chúng ta đã có được nhiều bài học quý từ cuộc chiến này. Xin được nhắc lại lời PTT Vũ Đức Đam từ cuộc họp BCĐ quốc gia phòng chống dịch Covid -19 (từ tháng 6), mà lúc này vẫn nguyên tính thời sự:

"Dịch bệnh trên thế giới vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường. Phía trước vẫn còn rất nhiều gian khó và tiềm ẩn không ít rủi ro. Chúng ta quyết không được chủ quan, lơi lỏng. Nhưng nếu toàn dân đồng lòng, toàn dân chống dịch thì nhất định chúng ta sẽ chiến thắng".

Với mỗi người dân có ý thức trách nhiệm với cộng đồng và với chính mình, điều thiết thực nhất, đơn giản nhất lúc này là đọc và làm theo tin nhắn mới nhất từ Bộ Y tế.

Trần Văn Sỹ

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn