(NB&CL) Khi mới về Việt Nam, vì cả nể, danh hài Chí Tài nhận lời tham gia đóng phim, đóng hài mà không mấy để ý tới đạo diễn giỏi, kịch bản có tốt hay không, để rồi một vài phim anh bị mang tiếng đóng… hài nhảm. Rất sợ điều đó tiếp diễn, Chí Tài dần cân nhắc chọn kịch bản.
Anh quan niệm, hài phải thật. Cười không chỉ để có vui, cười theo kiểu cơ học, mà cười phải có ý nghĩa gửi gắm trong đó.
Diễn hài vì có khuôn mặt… ngô ngố
Chí Tài sinh năm 1958. Anh nổi tiếng với vai trò diễn viên hài và nhạc công ghi ta. Thuở nhỏ, dù rất đam mê nghệ thuật nhưng do điều kiện kinh tế, anh không được tới các lớp học nghệ thuật “nghiêm chỉnh” mà chỉ sinh hoạt trong phường, quận. Nhiệm vụ của anh là làm “chân lon ton” ở hậu trường sân khấu. Khi chương trình thiếu người, anh làm một “chân” múa minh họa hay hát tốp ca… cho đủ người.
Vì không có điều kiện học nhạc, anh thường học lỏm qua những lần ban nhạc tập luyện. Có năng khiếu về âm nhạc, dù học lỏm, chẳng hề biết một chút gì về nhạc lý, nhưng Chí Tài vẫn có thể đánh đàn, đánh trống một vài đoạn nhạc… qua trí nhớ khiến nhiều người ngạc nhiên thán phục. Những năm 1976 - 1977, Chí Tài tham gia hoạt động văn nghệ ở quận Phú Nhuận với vai trò chơi đàn ghi ta.
Một thời gian sau, anh sang Mỹ định cư theo diện gia đình bảo lãnh. Cảm thấy khó sống được với nghề đàn hát trên xứ người, anh gác cây đàn vào một góc tủ, quyết định đi học nghề điện tử để kiếm sống. Anh đi làm cho hãng điện tử suốt 7 năm nhưng nỗi nhớ nghề, mong được biểu diễn với cây đàn luôn nặng trĩu trong lòng.
Trên đường đi làm, Chí Tài thường ngang qua một trường nhạc. Tiếng đàn vang lên khiến tim anh nghẹn lại. Anh quyết định đăng ký khóa Jazz để được thả hồn nghề thuật. Thương con phải làm nghề không yêu thích, cha anh khuyên anh nghỉ làm nghề điện tử và sắm “công cụ”: trống, đàn, loa cho anh qua khoản lương hưu ít ỏi. Bố anh mạnh dạn thành lập ra ban nhạc gia đình mang tên “Chi Tai Brothers” thường nhận biểu diễn ở các tiệc cưới, sinh nhật, tân gia… cho cộng đồng người Việt ở Mỹ. Chí Tài còn mở studio làm hòa âm và thu âm cho nhiều ca sĩ nổi tiếng tại hải ngoại. Nét hòa âm mới mẻ, sáng tạo và trẻ trung của Chí Tài đã thật sự mở ra một hướng hòa âm mới cho sinh hoạt văn nghệ tại hải ngoại lúc bấy giờ.
Ban nhạc của Chí Tài rất đắt sô, phần vì “Chi Tai Brothers” hát hay, đánh giỏi, phần khác là vì màn biểu diễn ngồ ngộ, hài hước, đặc biệt là vẻ mặt hề hề, ngô ngố của Chí Tài khiến nhiều người cười nghiêng ngả. Thông minh và hài hước trong ngôn từ, nói chuyện rất duyên, không ít người khuyên anh “nhảy” sang sân khấu hài. Tuy vậy, anh vẫn còn ngại ngùng, do dự.
Cơ duyên bắt đầu khi Hoài Linh không làm việc cùng Vân Sơn nữa, anh cần một người bạn diễn và ngỏ lời đến Chí Tài. Lời đề nghị này dường như quá sức tưởng tượng với Chí Tài bởi lúc ấy, Hoài Linh là diễn viên hài sáng giá còn anh chỉ là con số Không.
Được sự động viên của Hoài Linh khen anh có khuôn mặt “sáng sân sấu” cộng thêm lời hứa hẹn trả catxe hậu hĩnh, anh “liều lĩnh” gật đầu… lấn sân. Đêm đầu tiên diễn với Hoài Linh, Chí Tài run quá, thỉnh thoảng quên thoại. May thay, Hoài Linh “đỡ” một vài đoạn nên anh tự tin hơn để phiêu với tiết mục hài. Đêm đó, cặp đôi Hoài Linh - Chí Tài được khán giả cổ vũ nhiệt thành. Sự nghiệp “kép Tư Bền” của anh phất lên khi diễn cùng với Hoài Linh.
Thành công trong diễn hài, nhưng về điện ảnh anh là khá “lép vế”. Không phải tài năng anh khiêm tốn mà chính là tại khuôn mặt anh. Anh thường đóng các vai phụ. Các đạo diễn thấy mặt anh tưng tửng, “dê dê” nên thường giao cho anh đóng các vai phụ: hài hài, khờ khờ, dê gái… Chí Tài cười nói: “Ông Trời không có ai tất cả, được diễn hài, được đánh đàn là tôi hạnh phúc lắm rồi”.
Khi mới về Việt Nam, “lạ nước lạ cái”, thêm sự nể nang bạn bè, Chí Tài nhận lời tham gia đóng phim, đóng hài mà không mấy để ý tới đạo diễn giỏi, kịch bản có tốt hay không, để rồi một vài phim anh bị mang tiếng đóng… hài nhảm. Rất sợ điều đó tiếp diễn, Chí Tài dần cân nhắc chọn kịch bản.
“Hiện tại, với cả phim hài, phim truyền hình, phim điện ảnh… bất cứ khi nào có lời mời, tôi đều yêu cầu gửi kịch bản và đọc rất kỹ. Tôi đọc kỹ không chỉ vai diễn của mình, mà còn đọc kỹ cả câu chuyện phim, để đánh giá kịch bản đến đâu, đạo diễn thế nào, rồi mới quyết định có nên nhận vai hay không. Tôi say mê làm việc, nghệ thuật, sự nghiệp rất quan trọng nên tôi luôn cân nhắc trong mọi chuyện. Để làm được điều đó, lý trí phải rất mạnh” - danh hài chia sẻ.
Anh quan niệm, hài phải thật. Cười không chỉ để có vui, cười theo kiểu cơ học, mà cười phải có ý nghĩa gửi gắm trong đó. Trình độ thưởng thức của khán giả ngày càng cao. Họ xem và sẽ đánh giá lại chính người nghệ sĩ.
Mong vợ chồng không còn cảnh “một chốn đôi nơi”
Thường đóng vai “dê dê” nhưng ngoài đời Chí Tài được đánh giá là người chung thủy, thương yêu vợ và rất quan tâm tới gia đình. Cách đây hơn 30 năm, Chí Tài kết hôn với ca sĩ Phương Loan, ca sĩ chính trong ban nhạc Chí Tài Brothers. Phương Loan nghỉ hát, lui về “hậu phương” từ khi Chí Tài chuyển sang diễn hài kịch.
Năm 2000, Chí Tài về Việt Nam phát triển nghiệp diễn của mình. “Thời gian đầu tôi mới về Việt Nam, vợ tôi buồn lắm. Cô ấy khóc suốt làm tôi chẳng thể làm việc được”. Thời gian gần đây, Phương Loan rất hay về Việt Nam. Thậm chí, cô còn xuất hiện trong những chương trình giải trí có sự góp mặt của chồng. Danh hài Hoài Linh thường gọi vợ Chí Tài bằng biệt danh rất thân mật: “Chị bé Heo”.
Chí Tài mong rằng thời gian tới, vợ anh sắp xếp công việc ở Mỹ để về Việt Nam đoàn tụ với anh. Bởi sau khi tặng khán giả những nụ cười, khi về nhà, anh cũng rất muốn có một người vợ tặng mình những bữa ăn ngon, và một gia đình đầm ấm, ngọt ngào.
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã phải kéo dài sang thứ Bảy, sau khi các quốc gia đang phát triển từ chối lời đề nghị trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.
(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.
(CLO) Để dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra trước ngày 1/7/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành giải póng mặt bằng, cũng như nốt các phần còn tồn tại trong thời gian sớm nhất.
(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Vào thứ Sáu (22/11), thẩm phán đã hoãn vô thời hạn vụ án gồm 34 tội danh hình sự của ông Donald Trump, vốn liên quan đến việc làm sai lệch hồ sơ kinh doanh và khoản “tiền bịt miệng” ở New York.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Hàng trăm tài liệu, cổ vật có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm, phản ánh sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc.
(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Liên hoan nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau là nơi các nghệ nhân gặp gỡ, giao lưu nhằm bảo tồn, phát triển phong trào đờn ca tài tử tại mỗi địa phương.
(CLO) Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần đã khẳng định là một thương hiệu quốc gia trong các liên hoan về nghệ thuật ca múa nhạc ở Việt Nam.
(CLO) Ngày 21/11, tại Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM (Sở VH-TT) chỉ đạo các đơn vị phối hợp sắp xếp lại cơ sở vật chất để đảm bảo tổ chức các chương trình nghệ thuật, phục vụ chính trị và nhu cầu giải trí của người dân.