Đảo chính ở Myanmar: Hệ quả của ‘cuộc hôn nhân’ NLD - Quân đội bị đổ vỡ

Thứ bảy, 06/02/2021 07:53 AM - 0 Trả lời

(CLO) Năm 2011, quân đội Myanmar chuyển giao quyền lực cho chính phủ chuyển tiếp để tạo cơ hội cho cuộc tổng tuyển cử đầu tiên năm 2015, mở đầu cho chính phủ dân sự do đảng NLD lãnh đạo. Tròn 10 năm sau, quân đội giành lại quyền lực bằng một cuộc đảo chính, kết thúc cuộc thử nghiệm dân sự tại nước này.

Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi (phải) và Tổng tư lệnh quân đội Myanmar Min Aung Hlaing - Ảnh: AFP

Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi (phải) và Tổng tư lệnh quân đội Myanmar Min Aung Hlaing - Ảnh: AFP

Bài liên quan

Lược sử Myanmar độc lập

Trước sự kiện lịch sử năm 2011, Myanmar đã trải qua 50 năm dưới sự cai trị của các chính quyền độc tài quân sự, bắt đầu từ cuộc đảo chính năm 1962. Trong suốt những năm sau đó, Myanmar xảy ra xung đột dân tộc tràn lan, với các cuộc nội chiến kéo dài và một số trong đó vẫn đang diễn ra.

Các cuộc xung đột đã đẩy Myanmar vào tình trạng khó khăn và nghèo đói kể từ khi giành được độc lập từ người Anh vào năm 1948. Trước sức ép của Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế bởi tình trạng vi phạm nhân quyền và những cuộc biểu tình đòi dân chủ trong nước, chính quyền quân sự chính thức giải tán năm 2011 sau cuộc tổng tuyển cử năm 2010. Một chính phủ trên danh nghĩa lên lãnh đạo, nhưng các chỉ huy quân đội vẫn nắm giữ quyền lực rất lớn.

Với việc phóng thích bà Aung San Suu Kyi, chủ tịch đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) và các tù nhân chính trị, Myanmar bắt đầu xây dựng xã hội dân chủ sau nhiều năm tồn tại dưới chính quyền quân sự.

Cuộc tổng tuyển cử năm 2015 đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử Myanmar khi chính phủ dân sự đầu tiên do dân bầu lên, với chiến thắng vang dội của đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi, giành 75% trong tổng số ghế Quốc hội.

Ngày 30/6/2016, ông Htin Kyaw, một đồng minh thân cận của bà Aung San Suu Kyi chính thức trở thành Tổng thống dân sự đầu tiên của Myanmar, chấm dứt hơn 50 năm đất nước Myanmar nằm dưới sự cai trị của giới độc tài quân sự.

Tháng 11/2020, Myanmar bước vào tổng tuyển cử toàn quốc lần 3. Tuy nhiên, giới bình luận đã nhận định cuộc bầu cử này sẽ có rất ít cơ hội cho một cuộc đại tu chính trị lớn để giải quyết các cuộc khủng hoảng nhiều mặt của đất nước.

Trong 5 năm, Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) phần lớn đã không đạt được kỳ vọng của cả cử tri và những người ủng hộ nền dân chủ ở nước ngoài. Chính phủ NLD đã khuất phục trước quân đội - đáng chú ý nhất là trong quá trình thanh lọc sắc tộc chống lại người Rohingya và từ chối giải quyết nhu cầu của cộng đồng trên khắp các bang và khu vực dân tộc.

Chính phủ NLD không thể tạo ra những cải cách mạnh mẽ bởi sự ràng buộc của Hiến pháp do quân đội soạn thảo năm 2008, nó đảm bảo rằng quân đội của Myanmar vẫn là trung tâm trong các cấu trúc quyền lực chính trị và kinh tế, kiểm soát các bộ chủ chốt của chính phủ và phần lớn nền kinh tế thông qua nhà nước và liên kết sở hữu các công ty.

Sau cuộc tổng tuyển cử tiếp tục chứng kiến thắng lợi áp đảo của vào ngày 8/11, đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi bị cáo buộc gian lận bởi đảng Đoàn kết và Phát triển Liên minh (USDP) do quân đội hậu thuẫn, đảng chỉ giành vỏn vẹn 33 ghế trong tổng số 498 ghế tại Quốc hội.

Quân đội Myanmar cảnh báo phải bầu cử lại, trong khi NLD và Ủy ban bầu cử liên hiệp phủ nhận có sự gian lận. Ngày thứ Tư (26/1), Tổng tư lệnh quân đội Min Aung Hlaing đe dọa hủy bỏ hiến pháp.

Rạng sáng ngày 1/2, một ngày trước khi Quốc hội mới được bầu của Myanmar chuẩn bị triệu tập, các sĩ quan quân đội đã bắt giữ Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và các lãnh đạo cấp cao khác của Liên đoàn Dân chủ Quốc gia (NLD). Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Myanmar Min Aung Hlaing lên nắm quyền, phong tướng về hưu Myint Swe làm Tổng thống mới và ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 1 năm.

Tại sao quân đội chấm dứt “chế độ giám hộ” kéo dài 10 năm sau khi trao lại quyền lực cho một chính quyền dân sự trong lúc vẫn ở hậu trường chính trị, điều phối và ảnh hưởng đến sự phát triển từ một vị thế cường quyền?

Tại sao quân đội, một cơ quan kiểm soát các bộ phận khổng lồ của nền kinh tế thông qua các doanh nghiệp quân sự béo bở, lại không tiếp tục “thử nghiệm” này?

Phải chăng liên minh dân sự-quân sự giữa NLD và Tatmadaw, tên gọi của quân đội Myanmar, là một cuộc hôn nhân không thuận lợi và các nhà lãnh đạo quân sự ngày càng xung đột với nhà lãnh đạo dân sự Aung San Suu Kyi?

Cuộc bầu cử năm 2015 và 2020 đã làm giảm mức độ ảnh hưởng của Tatmadaw khiến mâu thuẫn giữa chính phủ NLD và quân đội gia tăng - Ảnh: Phyo WP / CC BY-SA

Cuộc bầu cử năm 2015 và 2020 đã làm giảm mức độ ảnh hưởng của Tatmadaw khiến mâu thuẫn giữa chính phủ NLD và quân đội gia tăng - Ảnh: Phyo WP / CC BY-SA

Những bất đồng nảy sinh

Đầu tiên, một trong những biện pháp bảo vệ của quân đội để ngăn chặn sự mất quyền lực trong tương lai- Đảng Đoàn kết và Phát triển Liên minh (USDP) do quân đội hậu thuẫn, đã không phát triển thành tổ chức vững mạnh như Tatmadaw dự tính.

Cùng với 25% đại diện quân sự trong quốc hội Myanmar (166 ghế), một USDP mạnh có thể trở thành trụ cột của chế độ bán dân sự. Tuy nhiên, biện pháp bảo vệ này đã giảm xuống do hoạt động ảm đạm của USDP trong các cuộc bầu cử năm 2015 và 2020.

Thứ hai, quyền lực của bà Aung San Suu Kyi đã bỏ qua Điều 59 (f) của Hiến pháp, một điều khoản do quân đội soạn thảo vào năm 2008 ngăn cản những công dân có thành viên gia đình trực hệ mang quốc tịch nước ngoài giữ chức vụ Tổng thống. Điều khoản này rõ ràng đã nhắm vào bà Aung San Suu Kyi.

NLD đã phá vỡ rằng buộc bằng cách đưa ra Luật Cố vấn Nhà nước vào năm 2016, cho phép bà Aung San Suu Kyi đảm nhận vị trí lãnh đạo chính phủ. Khi NLD thông qua Quốc hội, các đại diện quân đội đã tức giận phàn nàn về việc ‘bị đa số dân chủ bắt nạt’, mặc dù cuối cùng họ đã chấp nhận động thái này.

Thứ ba, Tatmadaw rất tức giận khi NLD muốn thay đổi Hiến pháp do quân đội soạn thảo và hạn chế quyền lực của quân đội vào năm 2015 và 2020. Họ đã cố gắng ngăn chặn điều này bằng quyền phủ quyết trong hiến pháp của mình.

Thứ tư, quân đội đã thiết kế Hội ​​đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia (NDSC) vào năm 2011 là cơ quan chủ chốt để thảo luận các vấn đề an ninh quốc gia. Dưới thời bà Aung San Suu Kyi, ủy ban này không được triệu tập. Tổng tư lệnh Min Aung Hlaing liên tục yêu cầu bà Aung San Suu Kyi triệu tập NDSC, trong khi bà quyết định chỉ định các cố vấn dân sự của riêng mình.

Các cuộc đụng độ NLD-Tatmadaw thường xuyên xuất phát từ sự thiếu tin tưởng. Không bên nào coi bên kia là nhà lãnh đạo hợp pháp. Min Aung Hlaing coi vai trò của bà Aung San Suu Kyi là vi hiến vì vị trí Cố vấn Nhà nước không được quy định trong hiến pháp năm 2008, trong khi bà Aung San Suu Kyi không tin tưởng Min Aung Hlaing, người giữ một vị trí quyền lực nhà nước không được bầu cử.

Sự ngờ vực cá nhân này đã dẫn đến sự thiếu phối hợp - cuộc gặp cá nhân cuối cùng giữa hai người được cho là vào năm 2018.

Khi mức độ nổi tiếng trong nước của Cố vấn Nhà nước đạt mức cao nhất mọi thời đại sau khi bà bảo vệ các tướng lĩnh tại Tòa án Hình sự Quốc tế ở The Hague vào tháng 12 năm 2019, bà Aung San Suu Kyi dường như đã giành được ưu thế, đặc biệt là khi chức vụ của Min Aung Hlaing hết quyền lực vào tháng 7/2021, thời điểm Tổng tư lệnh sẽ về hưu. Việc chính phủ của bà San Suu Kyi quản lý đợt bùng phát COVID-19 đã cho bà thêm tính hợp pháp và sự ủng hộ.

Ngày 1/2, quân đội tiến hành đảo chính khi bắt giữ Cố vấn Nhà nước Sn Suu Kyi, Tổng thống và các quan chức cao cấp của đảng NLD - Ảnh: AP

Ngày 1/2, quân đội tiến hành đảo chính khi bắt giữ Cố vấn Nhà nước Sn Suu Kyi, Tổng thống và các quan chức cao cấp của đảng NLD - Ảnh: AP

Lý do thúc đẩy đảo chính

Sự nổi tiếng của bà Aung San Suu Kyi được khẳng định bằng chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử vào tháng 11 năm 2020. Kết quả đã chấm dứt mọi suy đoán về việc Min Aung Hlaing sẽ đảm nhận một vị trí trong chính phủ USDP, vì đảng này thậm chí còn tệ hơn cả năm 2015.

Tuy nhiên, thất bại của USDP chuẩn bị cơ sở và cảnh báo cho một cuộc đấu tranh về kết quả bầu cử.

USDP và các bên ủy nhiệm quân sự khác đã tiếp cận Tổng tư lệnh vào tháng 8 năm 2020 về việc can thiệp nếu Ủy ban Bầu cử Liên minh (UEC) 'chơi xấu'. Vì UEC được chỉ định bởi chính phủ NLD, các đảng thân cận với quân đội dường như không tin tưởng vào sự quản lý của cuộc bầu cử.

Sau các cuộc bầu cử và thành tích ảm đạm lặp đi lặp lại của USDP, quân đội đã nhượng bộ trước áp lực của đảng ủy nhiệm của mình. Họ bị cáo buộc đã tìm thấy những điểm bất thường lớn trong danh sách cử tri và yêu cầu giải tán UEC và đòi tổ chức cuộc bầu cử mới, mặc dù các nhà quan sát bầu cử trong nước và quốc tế báo cáo rằng cuộc bầu cử, bất chấp những thiếu sót, phản ánh ý chí của người dân.

Các cuộc họp giữa các sĩ quan quân đội cấp cao và NLD không tìm ra giải pháp. Cả quân đội và NLD đều không nhượng bộ. Mặc dù NLD có thể chỉ ra nguyên tắc lựa chọn dân chủ, nhưng chỉ huy quân đội cần một USDP mạnh mẽ để đặt các sĩ quan quân đội đã nghỉ hưu vào các vị trí chính trị.

Quân đội cáo buộc UEC đã không đảm bảo các cuộc bầu cử tự do, minh bạch và công bằng. Từ góc độ của nó, theo Điều 417 của Hiến pháp, khi đó, "nghĩa vụ của quân đội là phải can thiệp" và tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài một năm. Điều này phù hợp với vai trò của quân đội với tư cách là người giám hộ và bảo vệ của Hiến pháp.

Có một mâu thuẫn rõ ràng trong lập luận này - tình trạng khẩn cấp chỉ được hiến định khi được Tổng thống viện dẫn. Nhưng Tổng thống đã bị bắt và từ chối ký sắc lệnh khẩn cấp. Sự can thiệp cuối cùng là một cuộc đảo chính quân sự, được phát động do sợ bị NLD gạt sang một bên.

Sau 10 năm chính quyền dân sự vừa được nhen nhóm đã kết thúc trong sự thất vọng và giận dữ của đông đảo người dân Myanmar. Mặc dù Tatmadaw đảm bảo sẽ tổ chức bầu cử lại, nhưng có nhiều lý do để lo ngại cho một Myanmar sẽ trở lại quá khứ, thời kỳ của chính quyền quân sự cai trị.

Khi đại dịch COVID-19 vốn đã đẩy người dân vào tình trạng khó khăn cùng cực, thì những biến động chính trị như một cú hích về tâm lý, đánh sụp hy vọng về một xã hội mới ổn định và văn minh hậu bầu cử, bởi mạng internet, viễn thông bị ngắt báo hiệu cho những điềm không tốt lành đang chờ đợi…

Hoài Đức

Tags:

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế