Đạo đức công vụ hay câu chuyện “chỉ giới” của trái tim

Thứ ba, 20/07/2021 19:37 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nửa cái bánh mỳ vẫn là cái bánh mỳ nhưng nửa hiểu biết, nửa trách nhiệm không thể trở thành… cán bộ. Cuộc sống không chỉ vận hành theo quy trình mà còn có những “chỉ giới” của trái tim.

Công nhân bị tạm giữ phương tiện vì ra ngoài mua bánh mỳ, thứ được cho là không phải lương thực thiết yếu? Ảnh cắt từ Clip

Công nhân bị tạm giữ phương tiện vì ra ngoài mua bánh mỳ, thứ được cho là không phải lương thực thiết yếu? Ảnh cắt từ Clip

1. Cùng với việc xử lý kỷ luật cán bộ, ông Nguyễn Sỹ Khánh, Chủ tịch UBND TP. Nha Trang (Khánh Hòa) đã làm một việc được cho là sửa sai kịp thời, hợp tình, hợp lý, đó là gửi thư xin lỗi công dân Trần Văn Em (thôn Hòn Nghê, xã Vĩnh Ngọc, TP. Nha Trang) khi anh này đi mua bánh mỳ đã bị tổ công tác của UBND phường Vĩnh Hòa, kiểm tra, tạm giữ giấy tờ và phương tiện xe máy. Không những thế, cán bộ trực tiếp chỉ đạo giải quyết vụ việc là ông Trần Lê Hữu Thọ, Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Hòa, Trưởng ban phòng, chống dịch COVID-19 phường Vĩnh Hòa, còn nói năng cư xử không đúng mực, cho rằng “bánh mỳ không phải lương thực thiết yếu”. 

Trong thư, Chủ tịch UBND thành phố Nha Trang bày tỏ: Qua kiểm tra bước đầu, UBND TP nhận thấy ông Trần Lê Hữu Thọ, Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Hòa đã nhận thức chưa đầy đủ Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, dẫn đến xử lý không đúng tinh thần Chỉ thị 16/CT-TTg khi làm nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19, có thái độ ứng xử thiếu chuẩn mực đối với người dân trong khi thi hành công vụ, tạo bức xúc trong dư luận. Trước hết, Chủ tịch UBND TP Nha Trang xin lỗi và nhận khuyết điểm trong công tác quán triệt, lãnh đạo tổ chức thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn thành phố, nhất là đã để xảy ra vụ việc nêu trên.

Người đứng đầu chính quyền Nha Trang cũng hứa sẽ xử lý nghiêm cán bộ vi phạm và mong nhận được sự thông cảm, chia sẻ của cá nhân anh Trần Văn Em và người dân để cùng nhau chống dịch.

Câu chuyện có thể sẽ sớm khép lại khi nhờ cộng đồng chia sẻ, anh thợ hàn Trần Văn Em đã tìm được việc làm mới, ông Phó chủ tịch “bánh mỳ” có thể sẽ phải nhận án kỷ luật. Lửa dư luận có thể rồi sẽ tắt nhưng quan trọng hơn là phải tìm cách nhen lại ngọn niềm tin cho những phận người lam lũ mưu sinh trong cơn khốn cùng mùa dịch.

Bức thư xin lỗi nhận được

Bức thư xin lỗi nhận được "ngàn like" của Chủ tịch TP. Nha Trang

2.  “Bánh mỳ không phải lương thực thiết yếu” và những câu nói thiếu hiểu biết kiểu như thế thực ra không phải hiếm ở đội ngũ cán bộ cơ sở. Chỉ là nó diễn ra đúng vào mùa dịch nên mới lộ ra những “khoảng tối” về nhận thức, năng lực, đạo đức của một bộ phận cán bộ gần dân nhất.

Thực tế, trong quá trình vận dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19, còn có những địa phương, nhất là cấp cơ sở lúng túng. Nhưng đến mức coi bánh mỳ không phải lương thực thiết yếu thì rõ ràng, nhận thức của ông Phó Chủ tịch phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang có vấn đề. Chưa kể việc ông này còn quay video màn đối đáp bằng thứ ngôn ngữ “chợ búa” với anh công nhân để làm bằng chứng càng cho thấy, sự việc không chỉ dừng lại ở trình độ mà còn là… thái độ. Đó là thái độ hách dịch, cửa quyền, coi thường dân, hành xử không đúng với đạo đức công vụ của một cán bộ, đảng viên.

Được trao cho sứ mệnh phụng sự nhân dân nhưng nhiều vị cán bộ cơ sở lại tưởng rằng, đó là quyền lực cá nhân, để lên mặt dạy dỗ, đe nẹt dân.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Cán bộ là công bộc của dân”. Tất cả những ai là cán bộ, trong đó có ông Phó Chủ tịch phường Vĩnh Hòa đều hiểu điều này. Nhưng khi thực thi công vụ, họ lại không làm theo lời Bác, không thành công bộc mà thành “quan phụ mẫu”. Chính quyền cơ sở là mắt xích cuối cùng kết nối Nhà nước với nhân dân. Họ có điều kiện để gần dân, nghe dân, hiểu dân nên càng có điều kiện để thuyết phục dân. Nhưng chính họ nhiều khi lại xa cách dân, làm mất niềm tin của dân.

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân cho rằng, những sự việc như trường hợp ông Phó Chủ tịch phường ở Khánh Hòa thể hiện rõ tệ trạng nhức nhối về trình độ, nhận thức thấp kém của một bộ phận không nhỏ cán bộ trong bộ máy hiện nay. Điều đáng nói là những cán bộ này thường thích ra oai để lạm dụng, lộng hành quyền lực, ức hiếp dân lành. Người hiểu rõ đạo lý, không ai hành xử với dân như vậy.

3. Trong thực thi công vụ, không phải bao giờ cũng sử dụng mệnh lệnh hành chính, nhất là trong điều kiện thiên tai, dịch bệnh, trong lúc gặp những đối tượng yếu thế, dễ tổn thương. Người cán bộ giỏi là người biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo từng tình huống cụ thể để biến khó thành dễ, biến nguy thành cơ.

Chừng nào trong bộ máy còn những cán bộ còn chưa phân biệt được bánh mỳ có phải lương thực thiết yếu hay không thì chừng đó còn nguy cơ sẽ có cán bộ đặt ra câu hỏi tương tự với… cơm.

Được lựa chọn để trở thành những người “thiết yếu” của dân nhưng đôi lúc chính họ lại đang khiến mình trở thành thứ không… thiết yếu.

Nửa cái bánh mỳ vẫn là cái bánh mỳ nhưng nửa hiểu biết, nửa trách nhiệm, nửa tình người không thể trở thành… cán bộ. Cuộc sống không phải lúc nào cũng đi trên thang bậc quy trình mà đôi khi phải biết nhìn thấy những “chỉ giới” của trái tim.

Quang Duy

Tin khác

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

(NB&CL) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), bắt đầu từ số báo này, chuyên trang Tư liệu Báo Nhà báo và Công luận có chuyên đề mang tên: “Điện Biên Phủ - Khúc tráng ca vang mãi”, cùng nhìn lại những dấu ấn không thể quên của chiến thắng vĩ đại này.

Góc nhìn
Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

(NB&CL) Có thể nói, chưa bao giờ, NHNN lại chịu nhiều sức ép trong quản lý thị trường vàng như hiện nay. Đó là sức ép từ nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, sức ép từ người dân và sức ép từ nhóm lợi ích doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Góc nhìn
Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

(NB&CL) Tuần qua, nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Phiên họp tháng 3/2024) đã được dư luận quan tâm, đánh giá cao sự công khai, dân chủ, trách nhiệm trong hoạt động của Quốc hội và ngày càng gần dân hơn.

Góc nhìn
Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

(NB&CL) Trước những tổn thất tiềm ẩn đối với tổng giá trị xuất khẩu nông sản, chuyên gia cho rằng, việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt Nam là việc làm cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt lúc này là muộn, nhưng vẫn còn hơn không.

Góc nhìn
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ những làn sóng đầu tư mới của các công ty chip đang nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng mạnh hơn, tốt hơn trên toàn thế giới.

Góc nhìn