Đạo đức là gốc của người làm báo khi tham gia mạng xã hội

Thứ năm, 27/12/2018 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Chiều 25/12, tại Hà Nội, HNBVN đã tổ chức họp báo công bố “Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam” và từ ngày 01/01/2019, Bản Quy tắc bao gồm 03 Chương 07 Điều, trong đó, quy định cụ thể 04 việc/điều người làm báo Việt Nam cần làm khi tham gia MXH và 08 việc/điều người làm báo Việt Nam không được làm khi tham gia MXH sẽ có hiệu lực.

Đây là cơ sở quan trọng để người làm báo Việt Nam thực hiện trong sử dụng MXH, khen thưởng những người thực hiện đúng, tốt, là cơ sở để răn đe, xử lý vi phạm đạo đức của người làm báo khi tham gia MXH, góp phần giữ gìn và bảo vệ đạo đức nghề nghiệp và uy tín của người làm báo Việt Nam.

Cần sự phối hợp của các cấp Hội với các cơ quan báo chí và quản lý báo chí

Quy tắc sử dụng Mạng xã hội của người làm báo Việt Nam ra đời từ yêu cầu khách quan của cuộc sống, trong “thế giới phẳng” hiện nay, với số lượng người sử dụng mạng xã hội ngày càng nhiều, trong đó có những người làm báo. Quy tắc này sẽ được triển khai rộng khắp ở các cấp Hội Nhà báo Việt Nam, các cơ quan báo chí và quản lý báo chí trong cả nước. Chính vì vậy, sự phối hợp của các cấp Hội Nhà báo Việt Nam với các cơ quan báo chí và quản lý báo chí thời gian tới là rất quan trọng.

Hội Nhà báo Việt Nam sẽ thực hiện học tập, quán triệt và triển khai, thực hiện Quy tắc tới hơn 300 tổ chức cấp hội từ địa phương đến Trung ương và các cơ quan báo chí, quản lý báo chí trong cả nước. Theo đó, bước đầu, Hội Nhà báo Việt Nam sẽ phối hợp với các cơ quan báo chí trong việc tuyên truyền Quy tắc sử dụng Mạng xã hội của người làm báo Việt Nam đến người làm báo và đông đảo nhân dân trên các kênh thông tin đại chúng. Việc phối hợp ấy đã được thực hiện ngay từ buổi Họp báo với đại diện các Bộ, Ban, ngành và 55 cơ quan báo chí, 19 Hội Nhà báo các tỉnh tham dự. Điều đó cho thấy đội ngũ người làm báo rất quan tâm tới Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam do Hội Nhà báo ban hành, điều đó chắc chắn cũng sẽ góp phần vào kết quả của việc triển khai vào thực tiễn.

Đối với các cấp Hội cơ sở, ngay sau họp báo, các cấp Hội sẽ triển khai phổ biến nội dung Quy tắc này tới các chi hội, liên chi hội và các cơ quan báo chí trên địa bàn các tỉnh để thực hiện có hiệu quả Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam. Trao đổi với ông Nguyễn Bảo Lâm - Chủ tịch Hội Nhà báo Thái Nguyên, Cụm trưởng Cụm thi đua các tỉnh miền núi phía Bắc về việc triển khai thực hiện Quy tắc, ông Lâm cho biết: “Ngay sau cuộc họp báo này, tại Giao ban báo chí của tỉnh (ngày 27/12) có tôi đồng chủ trì, tôi sẽ thông báo nội dung Quy tắc tới các cơ quan tham gia của hội và cơ quan báo chí của tỉnh. Sau đó sẽ triển khai sao bản Quy tắc gửi tới các liên chi hội, chi hội nhà báo trên toàn tỉnh; đồng thời các cơ quan báo chí sẽ đăng tải nội dung Quy tắc trên phương tiện thông tin đại chúng và các ấn phẩm phát hành đầu năm 2019. Hội Nhà báo tỉnh cũng sẽ tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các nội dung Quy tắc tới từng hội, liên chi hội nhà báo trực thuộc một cách có hiệu quả”.

Báo Công luận
Chủ trì buổi họp báo có đồng chí Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, đồng chí Mai Đức Lộc – Phó Chủ tịch HNBVN.

Người làm báo tham gia mạng xã hội -  quan trọng nhất là đạo đức

Việc ban hành Quy tắc là việc rất là quan trọng trong thời điểm hiện nay, Hội Nhà báo Việt Nam đã đi trước một bước trong việc quy định về sử dụng mạng xã hội đối với người làm báo. Đó quả thực đã thể hiện được vai trò của một tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp trong tình hình mới. Trong vấn đề này, người làm báo với vai trò, trách nhiệm cung cấp thông tin, định hướng thông tin và dẫn dắt dư luận xã hội, tham gia mạng xã hội với thái độ tích cực khi chia sẻ, đăng tải thông tin có ích cho đất nước, cho nhân dân sẽ có tác động tốt, tích cực và có sức lan toả mạnh mẽ trong dư luận xã hội. Như  khẳng định của đồng chí Phó Chủ tịch thường trực Hồ Quang Lợi tại cuộc họp báo: “Người làm báo cần có trình độ, bản lĩnh chính trị và sự chính trực, để góp phần xây dựng nền tảng đạo đức con người, đạo đức người làm báo”. 

Cũng tại cuộc họp báo, đồng chí Phó Chủ tịch thường trực nhấn mạnh: “Trong quá trình thực hiện Quy tắc nếu thấy những bất cập, bất lợi thì các hội viên, nhà báo, người hoạt động trong lĩnh vực báo chí có những ý kiến góp ý, đóng góp đúng và mang tính xây dựng luôn được trân trọng lắng nghe và tiếp thu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn”.

Chỉ còn ít ngày nữa là Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam sẽ có hiệu lực thi hành, tuy nhiên, với đối tượng áp dụng rất rộng, là những người làm báo Việt Nam (bao gồm: Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, người đã được cấp Thẻ Nhà báo; người chưa được cấp Thẻ Nhà báo đang làm việc tại các cơ quan báo chí; người hoạt động trong lĩnh vực báo chí nói chung), cần phải có những bước thực hiện tốt từ tuyên truyền, triển khai, thực hiện. Sự ra đời Bộ Quy tắc chính là để bảo vệ người làm báo, bảo vệ sự chính trực, tạo điều kiện để người làm báo thực hiện đúng quy định pháp luật và đạo đức nghề nghiệp trong bối cảnh cách mạng 4.0 hiện nay. Việc thực hiện Quy tắc có tốt hay không, thiết nghĩ trước hết là sự tự giác của người làm báo, sự quản lý, giám sát của các Hội Nhà báo, cơ quan báo chí và quản lý báo chí, nhất là vai trò của Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp các cấp.

Báo Công luận
Toàn cảnh họp báo công bố Quy tắc.

 

“Quy tắc sử dụng mạng xã hội của nhà báo, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam”

CHƯƠNG II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Những việc/điều người làm báo Việt Nam cần làm khi tham gia mạng xã hội
1. Sử dụng tài khoản mạng xã hội của cá nhân mình để tương tác, chia sẻ, đăng tải, cung cấp, định hướng thông tin có ích cho xã hội và đất nước.
2. Đăng tải bình luận, ý kiến nhận xét đúng mực, có văn hóa, có trách nhiệm về những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm.
3. Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền những thông tin sai sự thật bị phát tán trên mạng xã hội có ảnh hưởng xấu, gây tổn hại đến lợi ích của cộng đồng, đất nước, uy tín của tổ chức, cá nhân.
4. Phát hiện, khai thác có kiểm chứng, có chọn lọc thông tin về những vấn đề mới của xã hội để phục vụ tác nghiệp báo chí.
Điều 4. Những việc/điều người làm báo Việt Nam không được làm khi tham gia mạng xã hội
1. Vi phạm các quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng; các quy định về bảo mật dữ liệu, tài liệu; quy định về bảo vệ bí mật thông tin riêng, thông tin cá nhân của công dân và các quy định khác của pháp luật.    
2. Đăng tải, gỡ bài viết, hình ảnh, âm thanh trên mạng xã hội vì mục đích tống tiền hoặc các mục đích không trong sáng khác.
3. Đăng tải các tin, bài, hình ảnh, âm thanh trên mạng xã hội, đưa ra các bình luận, chia sẻ quan điểm cá nhân hoặc trích đăng lại các bài phát biểu, ý kiến trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; trái với nội dung, quan điểm của tác phẩm báo chí mà bản thân người làm báo đó đã viết và đăng tải, trái với quan điểm của cơ quan báo chí nơi mình công tác.  
4. Bình luận, nhận xét, chia sẻ các thông tin có mục đích kích động, lôi kéo người khác phản ứng tiêu cực về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại… có yếu tố phức tạp, nhạy cảm đang cần tạo cách nhìn, thái độ tích cực mang tính xây dựng của cộng đồng và sự đồng thuận xã hội.
5. Sao chép, chia sẻ, phát tán tin, bài, tác phẩm, âm thanh, hình ảnh có được bằng những cách thức không hợp pháp, vi phạm bản quyền.
6. Thông tin vụ việc chưa được kiểm chứng, gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan Nhà nước hoặc người thi hành công vụ; gây tổn hại về thể chất, danh dự, nhân phẩm của công dân; tuyên truyền, kích động bạo lực, cổ súy lối sống đồi trụy, hủ tục mê tín dị đoan, các hành vi tiêu cực, phân biệt đối xử về giới, vùng miền, dân tộc, chủng tộc.
7. Miêu tả thô thiển, phản cảm những hành động dâm ô, tội ác, thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa của dân tộc và đạo đức xã hội.
8. Sử dụng logo, hình ảnh, thông tin dữ liệu của tổ chức Hội Nhà báo Việt Nam; sử dụng danh nghĩa Hội Nhà báo Việt Nam khi tham gia các diễn đàn, trang mạng xã hội khi chưa được phép.

 

Minh Nam

Tin khác

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi hội phóng viên thường trú địa phương, bài học từ báo Thanh Niên

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi hội phóng viên thường trú địa phương, bài học từ báo Thanh Niên

(CLO) Theo nhà báo Dương Danh Hữu: “Chính quyền địa phương cần có cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin kịp thời cho các cơ quan báo chí và phóng viên thường trú. Thông tin cần được cung cấp nhanh chóng, đầy đủ, thường xuyên, đặc biệt là thông tin liên quan đến các vấn đề nóng được dư luận đặc biệt quan tâm”.

Công tác hội
Đổi mới, sáng tạo trong phong trào thi đua khen thưởng của các cấp Hội

Đổi mới, sáng tạo trong phong trào thi đua khen thưởng của các cấp Hội

(CLO) Chiều 18/3, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị thi đua khen thưởng năm 2024 nhằm đánh giá phong trào thi đua khen thưởng của các cấp Hội, và trao cờ thi đua, bằng khen cho các tập thể, cá nhân.

Công tác hội
Chương trình hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao: Nguồn tiếp sức cho nhà báo, hội viên cống hiến sáng tạo

Chương trình hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao: Nguồn tiếp sức cho nhà báo, hội viên cống hiến sáng tạo

(CLO) Tiếp tục chương trình làm việc tại Hội nghị toàn quốc năm 2024 chiều 18/3, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức sơ kết 03 năm triển khai thực hiện Quyết định số 558/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (2021 – 2023).

Công tác hội
'Hội Nhà báo Việt Nam tiên phong, sáng tạo đáp ứng yêu cầu của một nền báo chí cách mạng, hiện đại'

"Hội Nhà báo Việt Nam tiên phong, sáng tạo đáp ứng yêu cầu của một nền báo chí cách mạng, hiện đại"

(CLO) Đó là nhận định của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương tại Hội nghị Toàn quốc năm 2024 của Hội Nhà báo Việt Nam được tổ chức vào sáng ngày 18/3, tại TP HCM.

Công tác hội
Viết về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Cần vững về bản lĩnh, sâu về trí tuệ, bén về lý luận, sáng về đạo đức

Viết về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Cần vững về bản lĩnh, sâu về trí tuệ, bén về lý luận, sáng về đạo đức

(CLO) Hiện nay sự chống phá của các thế lực thù địch, phản động ngày càng diễn ra tinh vi, khó lường. Chính vì thế, việc nâng cao vai trò của Hội Nhà báo các cấp trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng càng có ý nghĩa quan trọng.

Công tác hội