Đạo đức nghề báo nhìn từ ... phim!

20/06/2016 16:12

Hấp dẫn nhưng cũng đầy nguy hiểm, buộc phải chân thật nhưng cũng phải đối diện với không ít những cạm bẫy khó lường.... Có lẽ không một nghề nghiệp nào lại được nhìn nhận với góc độ đa chiều như nghề báo. Và có lẽ chính sự đa chiều này đã hấp dẫn những người làm điện ảnh...

(NBCL) Hấp dẫn nhưng cũng đầy nguy hiểm, buộc phải chân thật nhưng cũng phải đối diện với không ít những cạm bẫy khó lường.... Có lẽ không một nghề nghiệp nào lại được nhìn nhận với góc độ đa chiều như nghề báo. Và có lẽ chính sự đa chiều này đã hấp dẫn những người làm điện ảnh. Cùng nhìn lại một số bộ phim được đánh giá là hay nhất về nghề báo, để thấy các nhà làm phim đã khắc họa ngành nghề thú vị này dưới góc nhìn như thế nào.

[caption id="attachment_104187" align="aligncenter" width="750"]poster của bộ phim poster của bộ phim "Nothing but the truth"[/caption]

Trung thực, không nhân nhượng

Đó là bài học làm nghề mà đạo diễn Cameron Crowe của bộ phim "Almost Famous" (Gần như nổi tiếng)- người đã từng có thời gian là phóng viên mảng nhạc rock của tạp chí Rolling Stone- muốn gửi gắm tới những cây bút mới chập chững bước vào nghề thông qua bộ phim của mình. "Almost Famous" được đánh giá là bộ phim hay nhất về nhạc rock, một bộ phim gối đầu giường cho những phóng viên trẻ mới vào nghề (đặc biệt là phóng viên mảng giải trí).

Ngay từ khi ra mắt khán giả năm 2000, "Almost Famous" đã giành được hơn 20 giải thưởng lớn nhỏ khác nhau như giải Kịch bản phim xuất sắc nhất scar 2001 uả cầu vàng năm 2001 cho him hay nhất và Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất Giải Grammy năm 2001 cho album soundtrack của năm... Lấy bối cảnh thập niên 70, ở nước Mỹ, "Almost Famous" là câu chuyện về William Miller, cậu bé 15 tuổi, nhờ tình yêu với dòng nhạc rock n roll, đã có cuộc gặp gỡ định mệnh với nhà phê bình, kiêm biên tập viên của tạp chí Creem, Lester Bangs, người đã cho cậu kiếm được 35 dollar đầu tiên và lời nhắn nhủ: “Cậu phải hứa là trung thực, không nhân nhượng”.

[caption id="attachment_104185" align="aligncenter" width="1000"]Cảnh phim Cảnh phim "Almost Famous"[/caption]

Từ bài viết trị giá 35 SD đến bài viết “đặt hàng” dài tới 3.000 từ về một ban nhạc rock, cậu phóng viên trẻ William Miller lại biết thêm được một trong những nguyên tắc đáng suy nghẫm của nghề viết: Chúng tôi (lời BTV tạp chí Rolling Stones nói với William) sẽ trả tiền đừng để band nhạc trả bất cứ gì cho cậu. Nguyên tắc này không khác với làm báo thời nay: khi phóng viên nhận tiền của nhân vật, họ sẽ cảm thấy khó khăn để viết về một cái gì đó, thậm chí thiếu đi sự tỉnh táo, công tâm khi viết bài. Không chỉ là những bài học đạo đức khi làm nghề, đạo diễn- cựu nhà báo Cameron Crowe, thông qua những trải nghiệm của cậu phóng viên trẻ William, còn nói tới câu chuyện chọn tâm thế khi đi viết, chọn cách nhìn nhận sự việc, chọn điểm nhìn, chọn phong cách thể hiện và chọn cả những hành xử cần thiết bất ngờ diễn ra trong nghề nghiệp. Thực sự, "Almost Famous" nên là bộ phim gối đầu gường của các phỏng viên trẻ.

[su_note note_color="#fdfccb" text_color="#020202"]Hình tượng truyền thông và báo chí trong phim Mỹ ngày càng đa dạng, sát thực. Hollywood đang biến nghề nghiệp này thành một chủ đề tương tự các nghề nghiệp khác mà họ từng mổ xẻ như nghề giáo, nghề luật sư, nghề cảnh sát. “Người làm nghề đó có thể là thiên thần hoặc ác quỷ” – một nhà sản xuất phim nói. Kết quả từ tư duy này là phim ảnh Mỹ có nhà báo xấu và nhà báo tốt, có truyền thông ác quỷ và truyền thông lay động lòng người.[/su_note]

Không gì ngoài sự thật

Câu nói đã trở thành tuyên ngôn nghề nghiệp của những người làm báo khắp nơi trên thế giới cũng chính là tựa đề bộ phim “Nothing But the Truth” (Không gì ngoài sự thật) của đạo diễn Rod Lurie. “Nothing But the Truth” được xây dựng từ câu chuyện có thật về Rachel Armstrong- nữ phóng viên chuyên về mảng chính trị của tờ Capitol Sun- Times, tờ báo ngày quan trọng ở thủ đô Washington, Mỹ.

[caption id="attachment_104184" align="aligncenter" width="1000"]Một cảnh trong phim Một cảnh trong phim "Nothing but the truth".[/caption]

Khi Rachel viết một câu truyện vạch trần nhân thân của nữ điệp viên CIA Erica Van Doren, sự việc này đã mang đến sự nổi tiếng cho cô nhưng đồng thời cũng kéo theo những rắc rối nghiêm trọng. Chính phủ bắt tay vào điều tra nguồn gốc của nguồn tin mà Rachel có. Tòa án gây sức ép, yêu cầu cô phải tiết lộ nguồn tin nhưng Rachel kiên quyết chối từ.

Để bảo vệ sự thật và giữ được đạo đức nghề nghiệp, Rachel Armstrong không thể có sự lựa chọn nào khác ngoài sự lựa chọn đau đớn: chấp nhận phải ngồi tù. Sự khốc liệt của công việc làm báo, thông qua nhân vật nữ nhà báo Rachel Armstrong được đạo diễn Rod Lurie đẩy lên đỉnh điểm khi cả đến những người gần gũi với Rachel Armstrong: chồng, con cũng quay lưng lại với cô. Nhưng, là một người làm báo, Rachel Armstrong thấu hiểu hơn ai khác: Không có gì ngoài sự thật. Một nửa chiếc bánh mì vẫn là bánh mì. Nhưng một nửa sự thật thì không phải là sự thật. Dù có phải trả cái giá đắt, dù có phải đánh đổi cả tự do, thậm chí là tính mạng bản thân, đánh đổi hạnh phúc gia đình, người làm báo như Rachel Armstrong vẫn bảo vệ đến cùng lương tâm nghề nghiệp, vẫn trung thành tuyệt đối trên hành trình tìm kiếm sự thật của mình. Bộ phim “Nothing But the Truth” thực sự là tấm gương phản chiếu về cuộc đời của một nhà báo chân chính, đồng thời lột tả được sự khốc liệt của nghề báo- nghề đầy vinh quang nhưng cũng không ít những cay đắng, hiểm nguy.

[su_note note_color="#fdfccb" text_color="#020202"]Từ bộ phim "All The President’s Men" năm 1976, hình tượng nhà báo đã được xây dựng với cảm hứng anh hùng. "All The President’s Men" và những phim ca ngợi nghề báo như "Good Night", "And Good Luck" (2005) đã khiến nhiều người trẻ tuổi muốn theo học nghề báo, nuôi dưỡng một lý tưởng đẹp về nghề nghiệp này. Nhưng lùi lại trước đó nhiều thập kỷ, vào năm 1931, phim "The Front Page" (Trang nhất) lại mô tả nhà báo như những kẻ khốn nạn đói thông tin, sẵn sàng thêu dệt và phạm tội để có tin giật gân. Tuy nhiên giờ đây, Hollywood ít nhất đã học được một nguyên tắc quan trọng của nghề báo, đó là cách đánh giá phải đa dạng, đa chiều.[/su_note]

Nghề báo đích thực không có chỗ cho những cây bút có nhân cách lệch lạc

Điều tuyệt vời nhất mà ê kíp làm phim "His Girl Friday" (Cô gái ngày thứ 6), đứng đầu là đạo diễn Howard Hawks, đã làm được là thông qua một tác phẩm điện ảnh tưởng chừng rất hài hước lại đưa ra được một vấn đề hết sức nghiêm túc và để lại nhiều suy ngẫm. Đó là câu chuyện làm nghề của những người làm báo. Có những người luôn đứng trên lẽ phải, bảo vệ sự chân thực và khách quan của thông tin, bởi họ tôn trọng bản thân và tôn trọng nghề, tuy nhiên có những người vì mục đích cá nhân, họ sẵn sàng thực hiện những hành vi xấu xa nhất, kể cả bẻ cong ngòi bút, bóp méo sự thật.

[caption id="attachment_104186" align="aligncenter" width="797"]Cảnh phim Cảnh phim "His Girl Friday"[/caption]

Bộ phim với ý nghĩa to tát như vậy nhưng lại được thể hiện qua một góc nhìn hài hước và nh nhàng thông qua mối quan hệ tay ba giữa Walter Burns, biên tập viên của một tờ báo, cùng người vợ cũ Hildy Johnson (do mỹ nhân màn bạc Rosalind Russell thủ vai) - cũng là một phóng viên nổi tiếng. Hildy hiện đang yêu anh chàng Bruce Baldwin (do Ralph Bellamy thủ vai). Walter Burns đã đặt Hildy Johnson và người yêu mới của cô vào một cái bẫy để không chỉ lôi kéo cô trở về với anh ta mà còn giúp tờ báo của anh ta có được những bài điều tra độc quyền về chính tên tù đang mang giá treo cổ Bruce Baldwin.

Bộ phim muốn chứng minh rằng để có được những thông tin, những bài báo “độc”, luôn có những nhà báo như Walter Burns dám làm tất cả, để đạt được mục đích của mình. Tuy nhiên, trên tất cả, bộ phim đã đề cập đến vấn đề đạo đức nghề nghiệp và chỉ ra rằng sự thật bao giờ cũng là sự thật, nghề báo đích thực không bao giờ có chỗ cho những cây bút mang nhân cách lệch lạc. Và nữa, “Tính chân thật nó có nghĩa là gì ”, câu nói ấy được thốt ra bởi nhà báo nổi tiếng J.J Hunsecker (Burt Lancaster thủ vai) với phóng viên toà báo Manhattan Sidney Falco (Tony Curtis đóng) trong bộ phim Vị ngọt của thành công (The sweet smell of success) của Alexander Mackendrick. Bộ phim được đánh giá cao về tính chân thực. Để có được tính chân thực trong thông tin, người làm báo phải chân thực với chính mình.❑

Hà Trang

    Nổi bật
        Mới nhất
        Đạo đức nghề báo nhìn từ ... phim!
        • Mặc định

        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO