(CLO) Hệ sinh thái mới của truyền thông thời đại số đã hình thành nên những công dân thế hệ số - những người không đơn giản chỉ tiếp nhận thông tin, mà còn tương tác đa chiều. Đứng trước xu hướng này, việc đào tạo báo chí phải thay đổi toàn diện về "chất".
Lấy độc giả làm trung tâm
Daniel Bell - Giáo sư Đại học Harvard trong cuốn sách “Sự xuất hiện của xã hội hậu công nghiệp” đã viết: “Xã hội công nghiệp dựa trên nền công nghệ cơ khí, xã hội hậu công nghiệp dựa vào công nghệ trí tuệ. Nếu như tư bản và lao động là hai đặc trưng của xã hội công nghiệp, thì thông tin và tri thức là hai đặc trưng thay thế chúng trong xã hội hậu công nghiệp. Xã hội hậu công nghiệp còn được gọi là xã hội thông tin”.
Thông tin đã trở thành một trong năm yếu tố quan trọng của nền kinh tế, bên cạnh: nhân lực, nguyên liệu, kỹ thuật và vốn. Số lượng thông tin và tốc độ truyền tải thông tin biểu thị sức mạnh của một quốc gia, và phát triển xã hội thông tin là xu hướng tất yếu của xã hội hiện đại. Chính vì vậy, từ lâu, báo chí truyền thông đã trở thành một ngành công nghiệp phát triển thịnh trị tại nhiều quốc gia và đào tạo báo chí truyền thông luôn là lĩnh vực được chú trọng.
"Hiện nay có một tình trạng thiếu vắng tiếng nói chung giữa cơ sở đào tạo nghiên cứu về báo chí và các cơ quan báo chí - một bên vẫn bị cho là quá thiên về lý thuyết, hơi lạc hậu, trong khi nền công nghiệp báo chí thay đổi liên tục, với bao nhiêu vấn đề thực tiễn cần giải đáp, xử lý hàng ngày. Đây là một điều lãng phí đáng tiếc...
Theo TS Đỗ Anh Đức - Trưởng bộ môn đa phương tiện - Viện đào tạo Báo chí và Truyền thông (Đại học Khoa học xã hội và nhân văn), đào tạo báo chí trong thời đại số chắc chắn phải thay đổi để phù hợp với đòi hỏi của công nghệ và cách thức tiếp nhận thông tin của xã hội đã thay đổi. Trước đây, quá trình đào tạo chủ yếu dạy về sản xuất nội dung, sản xuất tin bài dưới các hình thức khác nhau cho từng loại hình báo chí. Bây giờ, như thế là không đủ.
Người ta hay nói đến nhà báo đa nhiệm, nhà báo làm được nhiều việc - điều này chưa hẳn đã đúng. Thực ra nhà báo vẫn cần phải chuyên sâu về lĩnh vực mình phụ trách.
Sự thay đổi cần có là người làm báo cần có cái nhìn tổng thể, hiểu rõ về nghề nghiệp của mình, và đặc biệt là hiểu sâu về độc giả. Các chiến lược chuyển đổi số báo chí trên thế giới hiện nay, các mô hình phát triển doanh thu báo chí hiện đại đều hướng vào việc lấy độc giả làm trung tâm. Có hai điều người làm báo cần hiểu về độc giả đó là nhu cầu và hành vi để phục vụ độc giả một cách tối ưu nhất, hiệu quả nhất. Phương châm của nghề báo hiện nay không phải là chạy đua với số lượng độc giả mà là hiểu sâu và gắn kết độc giả với tư cách người dùng.
"Đứng trước xu hướng này, việc đào tạo báo chí phải thay đổi về "chất". Cần đưa vào giảng dạy những môn học về phân tích dữ liệu độc giả, phân tích người dùng, nắm bắt kịp thời nhu cầu và hành vi độc giả để sản xuất những nội dung đúng và trúng. Kể cả đó là những nội dung mang tính tuyên truyền, định hướng - nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của báo chí - thì cũng cần phải có cách thức truyền tải sáng tạo, thuyết phục để hấp dẫn độc giả", TS Đỗ Anh Đức nhận định.
Đào tạo bản lĩnh chính trị và đạo đức nghề nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm
Nghề báo là một nghề đặc biệt, bởi lẽ, thông tin nhà báo đưa ra có ảnh hưởng lớn đến đông đảo công chúng và góp phần quan trọng tạo nên dư luận xã hội. Báo chí là người truyền tin, là cầu nối giữa công chúng và các nhà hoạch định chính sách. Và nền dân chủ chỉ có được khi người dân có đầy đủ thông tin chính xác, khách quan, giúp họ cất tiếng nói và đưa ra quyết định đúng đắn của mình.
TS Đỗ Anh Đức cho rằng, cần xác định đào tạo người làm báo có bản lĩnh chính trị và đạo đức nghề nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm, không thay đổi. Để dạy một sinh viên các kỹ năng làm nghề như viết lách, quay phim, chụp ảnh, kể cả một số kỹ năng nâng cao của đa phương tiện không phải là khó khăn gì - các cơ sở đào tạo đều làm được việc này. Nhưng điều quan trọng hơn cả là trang bị cho họ đủ tri thức để xác lập góc nhìn và góc tiếp cận khi đưa tin về hiện thực rất phong phú và phức tạp ngoài kia.
... Ở nước ngoài, giới nghiên cứu, đào tạo luôn có ảnh hưởng nhất định trong việc chỉ ra những mô hình, xu hướng của ngành. Họ tư vấn, thậm chí định hướng cho chiến lược phát triển của nhiều cơ quan báo chí, nhà xuất bản. Một số hãng tin lớn như Reuters chẳng hạn, có hẳn một Viện Nghiên cứu Báo chí tác động rất hiệu quả và có khả năng dự báo cho nền báo chí ở nhiều quốc gia phương Tây...
"Hôm qua, trong giờ lên lớp, tôi có phê bình một nhóm sinh viên trong môn Lý luận, vì các em thiếu tự tin đến mức khi thuyết trình chỉ đọc làu làu văn kiện chính trị, hay sách vở về báo chí. Cái đó là học vẹt và khuôn sáo. Bản lĩnh phải là sự nhận thức, nắm bắt chủ động, và phải có tư duy. Tất nhiên, với sinh viên thì chưa thể đòi hỏi ngay mọi thứ, các em cần có trải nghiệm nghề nghiệp thực tế. Nhưng điều mà chúng tôi, giảng viên, nên nói với các em là cần một sự suy tư nghiêm túc chứ không phải máy móc", Trưởng bộ môn đa phương tiện - Viện đào tạo Báo chí và Truyền thông cho hay.
Truyền thông mạng xã hội hiện nay là một thực tế, là sản phẩm của con người sáng tạo ra và vận hành theo các quy luật khách quan của nó. Nên, cần nhất là một thái độ ứng xử linh hoạt, tỉnh táo và hiểu biết trong không gian mạng. Những kiểu giáo huấn mang tính thiên lệch, hoặc quá sợ hãi, hoặc quá coi thường mạng xã hội đều không nên.
Trong giờ học trên giảng đường, TS Đỗ Anh Đức cho biết thường thảo luận với người học, cả bậc cử nhân và cao học, để hiểu sâu về các cơ chế của mạng xã hội, nhận diện rõ những cơ hội và thách thức từ môi trường này, để xác lập chiến lược và phương thức ứng xử. Sự phức tạp của mạng xã hội đòi hỏi người làm báo phải có bản lĩnh và giữ được đạo đức nghề nghiệp hơn bao giờ hết. Nhưng nó cũng mở ra nhiều khả thể cho những điều tốt đẹp, những giá trị chân quý, những tư tưởng chính thống có thể có cơ hội để lan tỏa mạnh mẽ, nếu có cách khai thác hiệu quả.
Vô cùng yêu nghề dạy của mình!
Giảng viên Đỗ Anh Đức lấy bằng Tiến sĩ Truyền thông Quốc tế, Đại học Macquarie, Sydney, Australia năm 2013. Hiện nay anh đang là Trưởng bộ môn đa phương tiện - Viện đào tạo Báo chí và Truyền thông (Đại học Khoa học xã hội và nhân văn), ngoài ra anh đã và và đang tham gia giảng dạy cho rất nhiều trung tâm cũng như có các buổi đào tạo cho nhiều phóng viên của nhiều toà soạn.
Trong thời gian đầu về Việt Nam, anh luôn trăn trở với câu hỏi, điều gì phù hợp, cần thiết với thực tiễn ở Việt Nam. TS Đức cho biết, mặc dù chúng ta là quốc gia đi sau, nhưng hiện diện trên thực tế có rất nhiều vấn đề ngổn ngang, thậm chí không đúng, không hay như mình mong muốn. Song thực tiễn ấy, nói theo tinh thần Marxist, là một môi trường để rèn luyện và va đập liên tục với tư duy của mình. Tôi không thể duy ý chí đòi hỏi học trò của tôi cũng phải học lại những thứ như tôi đã học. Người làm báo thời đại này phải hiểu sâu về độc giả, công chúng của mình - thì tôi cũng vậy, tôi luôn cố gắng để hiểu học trò - trước khi định dạy họ điều gì.
... Đào tạo báo chí cần phải trang bị cho người học không chỉ năng lực sản xuất nội dung, bản lĩnh chính trị, hiểu biết nghề nghiệp, mà còn phải có cái nhìn sâu rộng về sự vận hành của báo chí, của sản phẩm mà họ tạo ra. Hiện nay, công nghệ số, công nghệ dữ liệu có thể giúp cho điều này trở nên khả thi. Vấn đề là các cơ sở đào tạo cần nhanh chóng chuyển đổi để bắt kịp xu thế", TS Đỗ Anh Đức nhận định.
Anh tâm niệm: "Mỗi người cần có một nghề nghiệp để tự hào khi nói về, cho dù bạn có làm nhiều thứ khác nhau. Tôi vô cùng yêu nghề vì vậy tôi luôn coi trọng và ý thức về công việc mình làm. Cùng là giảng dạy, đào tạo, nhưng đối với sinh viên, tôi thường làm cả hai việc: truyền đạt kiến thức và tự nhận thêm trách nhiệm uốn nắn các em, định hướng các em trong học tập và cả cuộc sống.
Còn khi được mời tham gia các khóa đào tạo bên ngoài, tôi xác định đó là sự chia sẻ. Quan điểm của tôi là luôn cởi mở, cầu thị và bình đẳng. Các nhà báo là đồng nghiệp của tôi. Trước tiên, tôi chia sẻ công việc, những vất vả, những suy nghĩ, trăn trở của họ. Tôi cũng cố gắng để hiểu được họ và nói với họ rằng, tôi ở đây để chia sẻ và cùng giúp đỡ nhau. Giữa những người làm giảng dạy, nghiên cứu như tôi, và những người làm nghề đều có một điểm chung, đó là tất cả chúng ta, dù ở vị trí nào, cũng đều góp phần vì mục tiêu chung phụng sự xã hội, cộng đồng và đất nước".
Hạnh phúc nhất với TS Đỗ Anh Đức đó là khi cảm nhận được ý nghĩa của sự tồn tại của mình. "Về phương diện nghề nghiệp, mà có lẽ nhiều đồng nghiệp có chung suy nghĩ với tôi - hạnh phúc của người thầy là khi thấy học trò mình thành công. Nhưng với tôi, không cần phải chờ đến khi họ thành công, thành danh, có vị trí. Tôi quan điểm, những điều tốt đẹp luôn có sẵn trong mỗi chúng ta, chỉ cần mình thay đổi một chút so với ngày hôm qua", TS Đỗ Anh Đức chia sẻ.
(CLO) Dragon Capital cho rằng: Việc các mức thuế 46% có được duy trì hay không có thể phụ thuộc vào khả năng của Việt Nam trong việc giảm thiểu hiệu quả các vấn đề trung chuyển hàng hoá.
(CLO) Một YouTuber người Mỹ vừa bị bắt ở Ấn Độ vì cố tình đột nhập để quay video về nơi sinh sống của một trong những bộ tộc biệt lập nhất thế giới trên đảo Bắc Sentinel.
(CLO) Sau 90 phút thi đấu đầy kịch tính và hấp dẫn, đội tuyển U17 Việt Nam có kết quả hoà với tỷ số 1-1 trước U17 Australia ở trận ra quân tại vòng chung kết (VCK) U17 châu Á 2025.
(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay nghỉ dài 5 ngày nên tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật và vui chơi giải trí phục vụ du khách tới thăm địa phương trong dịp này.
(CLO) Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục và 3 người khác đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam do có dấu hiệu tội phạm sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng. Vậy khung hình phạt tối đa mà các đối tượng có thể đối diện là gì?
(CLO) Ngày 4/4, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành Quyết định về việc cho thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đối với ông Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs), người Việt Nam ở Angola.
(CLO) Các đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe thực hiện công khai, minh bạch và đúng quy định về giá cước vận tải; phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5.
(CLO) Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa có thông báo việc điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng tuyến đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.
(CLO) Ngày 4/4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31/3 đến ngày 4/4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
(CLO) Sau 2 ngày công chiếu sớm, bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên thu về hơn 23 tỷ đồng doanh thu phòng vé, theo dữ liệu từ Box Office Vietnam.
(CLO) Ngày 4/4, tại TP Đồng Hới, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức buổi gặp mặt, tặng quà và động viên các lực lượng quân nhân trên hành trình vào TP Hồ Chí Minh, tham gia huấn luyện phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
(CLO) Liên quan vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Cây xanh Công Minh, ngày 06/3/2025, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố đối với 03 bị can về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”; xác định: các bị can đã thực hiện các hành vi vi phạm quy định về đấu thầu, đưa và nhận hối lộ trong hàng trăm dự án đã gây thiệt hại cho nhà nước gần 100 tỷ đồng.
(CLO) Việc Hoa Kỳ áp thuế lên hàng hoá Việt Nam sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, nhất là những ngành nghề có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, da giày, điện tử, gỗ, nội thất,...
(CLO) Chiều 4/4, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Ninh Bình tổ chức hội nghị giao ban công tác báo chí, tuyên truyền tháng 3, định hướng công tác tháng 4 năm 2025.
(CLO) Tại Hội nghị giao ban báo chí quý I/2025, tỉnh Yên Bái đã đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền, hướng tới Đại hội Đảng XIV và xây dựng hình ảnh địa phương.
(CLO) Ngày 4/4, tại Trụ sở Bộ Biên tập Báo Nhân Dân, số 71 Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Báo Nhân Dân phối hợp cùng Tập đoàn TH tổ chức Hội thảo “Tương lai cho thế hệ vươn mình”.
(CLO) Sáng 4/4, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Hà Tĩnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch và Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị giao ban báo chí quý I năm 2025 nhằm đánh giá kết quả hoạt động báo chí thời gian qua và triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới.
(CLO) Mạng xã hội đang tạo ra một 'thế giới song song' đầy cám dỗ, nơi giới trẻ đang phải đối mặt với một nghịch lý: 'bắt kịp' những xu hướng phù phiếm trên mạng xã hội, nhưng lại 'bỏ lỡ' những giá trị đích thực của cuộc sống.
(CLO) Ngày 3/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hải Phòng chính thức phát động Giải báo chí "Vì một Hải Phòng phát triển" lần thứ VII với chủ đề "Hải Phòng - Thành phố thân thiện".
(CLO) Ngày 3/4, Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ báo chí với chủ đề "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong làm báo đa phương tiện và sản xuất nội dung số trên các nền tảng mạng xã hội năm 2025" cho phóng viên, nhà báo đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
(NB&CL) “AI là công cụ, nhưng chính con người mới quyết định công cụ ấy được dùng vào việc gì. Không phải cứ có công nghệ là tiến bộ, mà là khi công nghệ đi cùng đạo đức, đi cùng sự thấu cảm, đi cùng khát vọng phục vụ sự thật…” – đó là nhấn mạnh của nhà báo Nhật Hoa khi trò chuyện về Hội nghị Nhà báo Thế giới 2025 tại Hàn Quốc, diễn ra từ 30/3 đến 5/4/2025, mà bà là đại diện cho người làm báo Việt Nam tham dự.
(CLO) UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành kế hoạch tổ chức xét và trao Giải thưởng Báo chí Nguyễn Lương Bằng lần thứ VI (giai đoạn 2021-2025), nhằm tôn vinh những tác phẩm báo chí xuất sắc, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.