Đạt 26 điểm vẫn có thể trượt đại học nếu lựa chọn nguyện vọng không phù hợp

Thứ sáu, 30/07/2021 05:56 AM - 0 Trả lời

(CLO) Vụ trưởng, Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) - bà Nguyễn Thu Thủy cho rằng, thí sinh không nên chủ quan với điểm mình đạt được mà đổ xô tập trung vào những ngành cạnh tranh cao của các trường.

Theo Vụ trưởng, Vụ Giáo dục Đại học - bà Nguyễn Thu Thủy năm 2021 điểm xét tuyển đầu vào sẽ nhích lên so với 2020. Một số khối ngành sẽ tăng điểm chuẩn cao hơn so với các khối còn lại.

Nguyên nhân, do số lượng bài thi môn thành phần có điểm cao hơn đáng kể so với 2021 và việc một số trường tuyển sinh riêng, tuyển sinh bằng phương thức khác cũng sẽ góp phần khiến điểm xét tuyển nhích cao hơn 2021.

Thí sinh không nên chủ quan khi đăng ký nguyện vọng mà cần có sự lựa chọn thông minh (ảnh TL).

Thí sinh không nên chủ quan khi đăng ký nguyện vọng mà cần có sự lựa chọn thông minh (ảnh TL).

Điểm chuẩn tăng so với năm 2020

Với phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm nay, theo bà dự kiến điểm chuẩn vào đại học năm sẽ như thế nào? Có tăng không khi các trường sử dụng nhiều phương án tuyển sinh?

Như thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã công bố trước đó, phổ điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2021 tăng ở nhiều môn thi. Trong đó, số lượng bài thi đạt điểm cao cũng tăng thêm khá nhiều ở các môn như tiếng Anh, Ngữ văn, Giáo dục công dân, Sinh học...

Điểm chuẩn xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT (điểm trúng tuyển) của các trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Kết quả thi tốt nghiệp THPT (điểm của các môn thi THPT là thành phần của tổ hợp xét tuyển), chỉ tiêu tuyển sinh, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển vào một ngành, một chương trình đào tạo.

Điểm trung bình cao, số lượng bài thi có điểm 8 trở lên nhiều, dải điểm rộng hơn nên việc xét tuyển sẽ thuận lợi hơn, các trường có thuận lợi trong việc xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.

Năm nay các trường thuộc các nhóm tuyển sinh khác nhau đều không gặp khó khăn do các thí sinh tham dự thi tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển đại học, xét tuyển cao đẳng ngành Giáo dục mầm non (gọi chung là ĐH, CĐ) tăng khá so với năm trước.

Ngoài việc điểm một số môn thi cao hơn so với năm 2020, thì việc các trường đại học đã dành lượng chỉ tiêu tương đối cho các phương thức khác như xét học bạ, xét điểm đánh giá năng lực, bài thi chuẩn hóa quốc tế… nên tỉ lệ xét điểm thi tốt nghiệp THPT sẽ giảm nhất định. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến điểm xét tuyển vào đại học năm nay sẽ có thể nhỉnh hơn các năm trước.

Áp lực cho việc tuyển bằng điểm tốt nghiệp THPT có tăng lên hay không khi chỉ tiêu dành cho phương thức này thấp hơn các năm?

Với xu thế tự chủ tuyển sinh hiện nay, ngày càng nhiều cơ sở đào tạo tổ chức tuyển sinh riêng, hoặc tham gia tuyển sinh theo nhóm, nên tỷ lệ chỉ tiêu dành cho đối tượng xét tuyển bằng điểm thi THPT sẽ giảm so với các năm trước là tất yếu và đã nằm trong lộ trình biết trước.

Trong Đề án tuyển sinh đăng tải trên trang web của trường, cơ sở đào tạo đã công bố các phương thức, chỉ tiêu tuyển sinh bằng học bạ, thi đánh giá năng lực, xét tuyển thẳng… bên cạnh chỉ tiêu tuyển sinh bằng điểm thi THPT.

Thực tế, có nhiều học sinh đã đạt điều kiện cần để trúng tuyển đại học trước khi thi tốt nghiệp THPT - điều kiện đủ để nhập học.

Với sự minh bạch thông tin này, thí sinh được chuẩn bị trước về tâm lý và nhiều em đủ điều kiện đã có lựa chọn về trường và ngành học tập cho mình ngay từ đầu, do đó việc trúng tuyển không còn phụ thuộc nhiều vào điểm thi THPT.

Thống kê cho thấy, năm 2021, các trường dành chỉ tiêu xét tuyển cho các phương thức khác nhiều hơn các năm, tuy nhiên, việc xét tuyển theo phương thức khác phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chỉ tiêu, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển, chất lượng nguồn tuyển, số thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học,...

Nguồn tuyển sinh là hữu hạn, thí sinh xét tuyển bằng phương thức khác đã trúng tuyển và xác nhận nhập học thì không tham gia xét tuyển ở các trường khác. Các trường phải nhập danh sách các thí sinh đã xác nhận nhập học lên hệ thống.

Các thí sinh này sẽ không tham gia để xét tuyển đợt 1 bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT và đương nhiên các thí sinh này không làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu tuyển sinh của phương thức xét tuyển theo kết quả tốt nghiệp THPT.

Những lý do trên đã giảm bớt áp lực xét tuyển đại học bằng điểm thi THPT, dù chỉ tiêu dành cho phương thức này giảm đi so với các năm trước.

Thí sinh cho rằng mức độ khó - dễ quá chênh lệch giữa các môn trong tổ hợp sẽ gây khó khăn cho thí sinh trong việc đổi nguyện vọng, bà đánh giá thế nào về điều này?

Quy định xét tuyển của các trường là rất đa dạng và nhiều lựa chọn. Các trường đều quy định chỉ tiêu cho từng tổ hợp xét tuyển trong một ngành. Một số trường quy định chi tiết độ lệch điểm giữa các tổ hợp xét tuyển; vì vậy, rất khó có một định hướng chung cho việc lựa chọn tổ hợp nào để ưu tiên đăng ký xét tuyển.

Tuy nhiên, Quy chế chuyển sinh hiện hành cho phép thí sinh được quyền đăng ký xét tuyển không giới hạn số lượng nguyện vọng (mỗi tổ hợp vào một ngành là một nguyện vọng).

Các trường căn cứ vào điểm từ cao xuống thấp để xét tuyển chứ không căn cứ vào thứ tự nguyện vọng để xét tuyển (trừ trường hợp có nhiều thí sinh cùng mức điểm ở cuối danh sách).

Vì vậy thí sinh có thể đăng ký xét tuyển bằng nhiều tổ hợp vào một ngành. Để có lợi thế, các em nên lựa chọn những tổ hợp có môn thi mình đạt điểm cao khi tham gia xét tuyển.

Với việc áp dụng CNTT trong xét tuyển sinh ĐH, CĐ, thí sinh có nhiều cơ hội (nhiều lần) để thay đổi nguyện vọng một cách phù hợp, chính xác nhất dựa trên kết quả thi THPT của mình.

Bà có lời khuyên nào dành cho thí sinh trong việc chọn nghề để sau 4-5 năm học đại học, ra trường họ có thể yên tâm với lựa chọn của mình?

Với sự phát triển của khoa học, công nghệ, đặc biệt là Cách mạng công nghệ 4.0, trong tương lai sẽ có những nghề mới xuất hiện, đồng thời sẽ có một số nghề cũ mất đi.

Vì vậy, thí sinh cần tham khảo thông tin tư vấn tuyển sinh từ các báo cáo phân tích, dự báo, từ phương tiện thông tin đại chúng, từ nhà trường, thầy cô giáo và các chuyên gia.

Đặc biệt cần lưu ý đến các ngành nghề đặc thù, các ngành công nghệ cao mũi nhọn,… được nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển, đồng thời, phải cân nhắc khả năng, sở trường của mình để chọn ngành nghề, hướng đi phù hợp trong tương lai.

Ngành nghề thu nhập tốt và nhiều triển vọng có liên hệ mật thiết tới thực tiễn phát triển của nền kinh tế - xã hội.

Do vậy, các em thí sinh cần thêm thông tin dự báo triển vọng của các ngành nghề trong 4-5 năm tới (từ các bộ ngành, địa phương, từ các đơn vị nghiên cứu, dự báo chiến lược…) để khi các em ra trường thì ngành nghề mình học vẫn có cơ hội phát triển.

Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển bằng nhiều tổ hợp vào một ngành

Thí sinh được nhiều nguyện vọng xét tuyển như vậy thì liệu có tình trạng “thí sinh ảo” sẽ nhiều hay không?

Từ năm 2017, khi quyết định cho thí sinh đăng ký xét tuyển không giới hạn nguyện vọng và phương thức xét tuyển, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ các trường trong việc hạn chế ảo, đó là xây dựng hệ thống xét tuyển và lọc ảo chung toàn quốc và 2 nhóm xét tuyển lọc ảo là phía Bắc do Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và nhóm xét tuyển, lọc ảo phía Nam do Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh chủ trì.

Quy chế tuyển sinh cũng quy định các trường nhập thông tin/danh sách các thí sinh trúng tuyển và nhập học lên hệ thống (năm 2019 là 30.000, năm 2020 là 70.000) để loại các thí sinh này KHÔNG tham gia xét tuyển bằng phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Trên thực tế, một thí sinh có thể trúng tuyển vào nhiều trường, nhiều ngành khác nhau nhưng qua hệ thống lọc ảo chung, thí sinh chỉ trúng tuyển duy nhất vào 01 trường đại học với nguyện vọng ưu tiên cao nhất có thể.

Nhiều ý kiến trường đại học cho rằng, phổ điểm thi tiếng Anh năm nay sẽ gây khó trong tuyển sinh và xác định điểm chuẩn ở các khối A01 và D01, bà nghĩ sao?

Về nguyên tắc, các trường luôn xét tuyển để lựa chọn các thí sinh có điểm từ cao xuống thấp đến khi hết chỉ tiêu. Hiện phần mềm cũng hỗ trợ các trường trong quy định mức điểm trúng tuyển đối với từng tổ hợp trong một ngành, hoặc các chỉ tiêu trong từng ngành.

Căn cứ vào phổ điểm của các khối thi và số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển, bằng kinh nghiệm của mình, các trường hoàn toàn có thể xem xét, cân nhắc và quyết định độ lệch điểm giữa các tổ hợp và chỉ tiêu tuyển sinh giữa các tổ hợp.

Như đã nói ở trên, Quy chế chuyển sinh hiện hành cho phép thí sinh được quyền đăng ký xét tuyển không giới hạn số lượng nguyện vọng (mỗi tổ hợp vào một ngành là một nguyện vọng).

Các trường căn cứ vào điểm từ cao xuống thấp để xét tuyển chứ không căn cứ vào thứ tự nguyện vọng để xét tuyển (trừ trường hợp có nhiều thí sinh cùng mức điểm ở cuối danh sách); vì vậy thí sinh có thể đăng ký xét tuyển bằng nhiều tổ hợp vào một ngành.

Để có lợi thế, các em nên lựa chọn những tổ hợp có môn thi mình đạt điểm cao khi tham gia xét tuyển.

Với việc áp dụng CNTT trong xét tuyển sinh ĐH, CĐ, thí sinh có nhiều cơ hội (nhiều lần) để thay đổi nguyện vọng một cách phù hợp, chính xác nhất dựa trên kết quả thi THPT của mình.

Nhiều thí sinh chưa dự thi tốt nghiệp đợt 1 lo lắng sẽ không được xét vào trường top với nguyện vọng mong muốn vì đợt 1 các trường sẽ tuyển xong. Bộ có phương án nào giúp các thí sinh?

Qua thống kê, có khoảng 26.000 thí sinh chưa dự thi tốt nghiệp THPT đợt 1. Tuy nhiên, như năm 2020, các thí sinh này sẽ tham dự kỳ thi đợt 2 dự kiến tổ chức vào ngày 6-7/8/2021.

 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang hướng dẫn phương án điều chỉnh lại kế hoạch và Đề án tuyển sinh để đủ thời gian cho các thí sinh này điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển và các trường xét tuyển cho tất cả các thí sinh (dù thi tốt nghiệp trong 2 đợt) trong cùng một đợt.

Mặt khác, các trường cũng xét tuyển bằng nhiều phương thức khác, nên thí sinh hoàn toàn yên tâm để thi và xét tuyển vào các trường như dự kiến.

Bà chia sẻ gì và lời khuyên gì với các thí sinh xét tuyển đại học năm nay?

Quy chế tuyển sinh hiện hành quy định thí sinh được quyền đăng ký xét tuyển nhiều nguyện vọng, thí sinh cần căn cứ vào ngưỡng đảm bảo chất lượng (ngưỡng nhận hồ sơ và các điều kiện quy định cụ thể của từng trường) để đăng ký nguyện vọng xét tuyển.

Quy chế tuyển sinh hiện hành cũng cho phép thí sinh được phép điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển trực tuyến 3 lần trong thời gian quy định. Nếu thí sinh muốn tăng thêm nguyện vọng thì phải điền vào mẫu và nộp lệ phí xét tuyển tương ứng với số nguyện vọng tăng thêm tại điểm tiếp nhận hồ sơ ban đầu.

Thí sinh lưu ý phải thực hiện điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển đầy đủ, đúng quy trình trong thời gian quy định (sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn sớm tới các cơ sở đào tạo và thí sinh để thực hiện sau khi có điểm thi ở đợt 2).

Các em lưu ý, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển và trúng tuyển vào nhiều trường với các phương thức khác nhau, nhưng thí sinh cũng chỉ xác nhận và nhập học vào một ngành và một trường duy nhất.

Để tránh trường hợp điểm thi cao vẫn không đỗ nguyện vọng nào, hoặc trúng vào các nguyện vọng không yêu thích, thí sinh cần ưu tiên đưa các nguyện vọng thích nhất (nguyện vọng mong muốn) và khó trúng tuyển (điểm trúng tuyển cao) lên trên (nguyện vọng 1 là nguyện vọng có mức ưu tiên cao nhất), tham khảo điểm trúng tuyển vào các trường, ngành các năm trước đây để chọn các ngành trường phù hợp với điểm thi tốt ngiệp THPT của mình.

Các em hạn chế chọn tham khảo các điểm trúng tuyển trước đây cao hơn, để đảm bảo an toàn thì nên ưu tiên chọn mức bằng và có điểm thấp hơn.  

Ngoài ra thí sinh phải xem xét kỹ các điều kiện xét tuyển của các trường, như điều kiện sơ tuyển, điều kiện về ngoại ngữ, vùng tuyển, điểm thi năng khiếu,... để đảm đủ điều kiện xét tuyển.

Điểm thi tốt nghiệp THPT năm nay cao hơn năm trước, một số em đạt 25, 26 điểm vẫn có thể không trúng tuyển đại học nếu không cân nhắc, nghiên cứu kỹ khi lựa chọn nguyện vọng. Câu này chúng tôi cũng đã chia sẻ nhiều lần thí sinh không nên chủ quan với điểm mình đạt được mà đổ xô tập trung vào những ngành cạnh tranh cao của các trường.

Khi điều chỉnh nguyện vọng, thí sinh cần xem xét không vì thấy điểm mình bằng điểm chuẩn ngành này năm trước mà đăng ký (và không có các lựa chọn an toàn khác), vì điểm cao là cao trên mặt bằng chung, chứ không phải cá biệt một số ít thí sinh.

Nhiều thí sinh hiện nay đã xét tuyển ở các phương thức khác nhưng có em vẫn đang lưỡng lự nên xác nhận nhập học hay chờ xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Điều này khiến các em dễ mất cơ hội trúng tuyển vì điểm trúng tuyển năm nay có thể sẽ tăng lên như đã phân tích ở trên.

Với các em tự tin với mức điểm cao thì nên bổ sung thêm nguyện vọng, có thể chọn một ngành yêu thích nhưng ở nhiều trường khác nhau để tăng cơ hội trúng tuyển.

Trước tình hình diễn biến của dịch bệnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn chủ động nắm bắt và có các điều chỉnh kịp thời để hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh và các trường trong công tác xét tuyển sinh ĐH, CĐ.

Thí sinh cần bình tĩnh, thực hiện phòng, chống dịch theo quy định của Bộ Y tế và Chính phủ; theo dõi và thực hiện đúng các quy định về tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở đào tạo.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Hanel tài trợ học bổng sinh viên vượt khó và xuất sắc năm học 2023 – 2024 của Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản VJCC

Hanel tài trợ học bổng sinh viên vượt khó và xuất sắc năm học 2023 – 2024 của Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản VJCC

(CLO) Ngày 17/4/2024, Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản (VJCC) tổ chức Lễ trao học bổng cho sinh viên vượt khó và sinh viên xuất sắc của 2 chương trình cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản (JIB) và Kinh doanh số (DB) năm học 2023 - 2024. Công ty CP Hanel nằm trong số các doanh nghiệp tham gia tài trợ và trao tặng học bổng cho các sinh viên.

Giáo dục
Nguyên nhân nữ sinh cấp 2 ở Lâm Đồng bị bạn túm tóc, đá vào bụng

Nguyên nhân nữ sinh cấp 2 ở Lâm Đồng bị bạn túm tóc, đá vào bụng

(CLO) Theo lãnh đạo trường THCS Lạc Nghiệp (Lâm Đồng), nguyên nhân ban đầu dẫn tới việc nữ sinh bị bạn đánh là do mâu thuẫn trên mạng xã hội.

Giáo dục
Đào tạo tiến sĩ hiện nay còn có những hạn chế

Đào tạo tiến sĩ hiện nay còn có những hạn chế

(CLO) Trong báo cáo của Ủy ban Văn hoa, Giáo dục của Quốc hội đã chỉ ra, đầu tư cho lĩnh vực giáo dục đại học nói chung, đào tạo trình độ tiến sĩ nói riêng còn thấp.

Giáo dục
Yên Bái: Tạm đình chỉ cô giáo dùng thước kẻ tác động lên đầu học sinh

Yên Bái: Tạm đình chỉ cô giáo dùng thước kẻ tác động lên đầu học sinh

(CLO) Ngày 22/4, Phòng GD&ĐT huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái xác nhận, đã tạm đình chỉ công tác cô giáo trên địa bàn huyện do đã dùng thước kẻ tác động nhẹ lên đầu 1 học sinh.

Giáo dục
Nữ sinh bị bạn học đánh tới tấp, nhiều học sinh đứng nhìn

Nữ sinh bị bạn học đánh tới tấp, nhiều học sinh đứng nhìn

(CLO) Trên mạng xã hội vừa xuất hiện một đoạn video clip về việc hai nữ sinh cấp 2 đánh nhau trên sân trường. Xung quanh có rất nhiều học sinh đứng xem nhưng không ai vào can ngăn.

Giáo dục