Đất nước thịnh trị lấy nhân tài làm gốc!

Thứ hai, 20/01/2020 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Bác Hồ luôn căn dặn Đảng ta “Việc đầu tiên là con người”. Tuy nhiên, việc chọn nhân tài của ta vẫn còn những bất cập. Đã đến lúc cần nhìn lại để làm sao việc tuyển chọn người tài được thực chất, đúng và trúng hơn.

“Nước Nam thường có Thánh tài

Sơn hà vững đặt mấy ai rõ ràng

Kia nhị thủy, nọ đáo sơn

Bãi ngọc đất nổi, âu vàng trời cho”

(Nguyễn Trãi & Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Lời điếu của Ban chấp hành Trung ương Đảng đọc tại lễ truy điệu trọng thể Hồ Chủ tịch vào 51 năm trước viết: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người Anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”… Mạn phép nhắc lại lời điếu nói trên và luận giải của hai cụ cùng họ Nguyễn vốn rất tài ba, thuyết phục thiên hạ mỗi lần nhắc tới, luận bàn những nhân tài của xứ sở trong sứ mệnh cao cả dựng xây, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam yêu dấu và hưng thịnh.

72571996_635411953529576_3711583369948037120_n_RSEW

Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) anh hùng dân tộc, anh hùng giải phóng dân tộc ba lần đánh thắng giặc xâm lược phương Bắc Nguyên Mông vốn rất hùng mạnh. Đặc biệt, lần thứ 3 (1287-1288) Trần Hưng Đạo hiên ngang tiêu diệt cả 3 cánh quân của Nguyên Mông với 400/ 500 chiến thuyền trên sông Bạch Đằng, bắt sống tướng quân Ô Mã Nhi, Phan Tiếp, Tích Lệ Cơ cùng nhiều binh sĩ thiện chiến phơi thây trên đất Việt có chủ.

Nguyên soái Tướng quân họ Trần là nhà chính trị, quân sự nổi tiếng của nước Đại Việt, là con trai thứ 3 của Khâm Minh Đại. Danh xưng Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn là tước phong chính thức cao nhất của nhà Trần. Ông là cháu nội của Trần Thái Tổ, vua Trần Thái Tông gọi Trần Hưng Đạo là bác. Đích thị là con nhà nòi, yêu nước, thương dân, bộ óc thông tuệ mới làm nên sự nghiệp. Trần Hưng Đạo cùng với Đại tướng Võ Nguyên Giáp xứng đáng là hai trong 10 vị tướng tài ba lỗi lạc trong mọi thời đại của thế giới.

Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ là 3 anh em. Họ là những thanh niên tuấn tú, yêu thương đồng bào, khát vọng cống hiến vì điều hay lẽ phải. Thời gian “dùi mài kinh sử” văn - võ của 3 anh em tuy không sinh cùng năm cùng tháng nhưng luôn được các thầy giáo khen nức nở với nhận xét “Các con sẽ làm nên sự nghiệp”. Đơn giản tài năng của họ được vun xới từ tuổi thiếu thời.

Chiến công hiển hách, rạng rỡ tầm cao trí tuệ về chiến lược, chiến thuật của Quang Trung là 5 ngày thần tốc đại phá quân Thanh xâm lược ở Ngọc Hồi - Đống Đa, tiêu diệt 29 vạn quân đúng ngày mùng 5 Tết năm Kỷ Dậu 1789. Sau đại thắng Kỷ Dậu, Nguyễn Huệ hạ chiếu cầu tài dân chúng ra lo việc nước; khuyến khích dân làm giàu; xã hội học tập; bảo vệ di sản văn hóa… với chủ trương “Dựng nước lấy dạy học làm đầu. Muốn thịnh trị lấy nhân tài làm gốc”.

Cách mạng tháng 8/1945 vừa mới thành công, đất nước đã phải đương đầu với thực dân Pháp xâm lược lần thứ 2 bằng cuộc chiến 9 năm trường kỳ với muôn vàn khó khăn được ví “Lịch sử đất nước ngàn cân treo sợi tóc”. Những năm đó, Bác Hồ đích thân chiêu mộ nhân tài trong nước hay ở nước ngoài mau ra giúp Tổ quốc thực thi lời kêu gọi của Người “Kháng chiến tất thắng, kiến quốc tất thành”. Thời điểm này, rất nhiều nhân sĩ trí thức như cụ Hồ Tùng Mậu, Bùi Bằng Đoàn, chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng, kỹ sư Trần Đại Nghĩa, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch… tự nguyện sung vào hàng ngũ của dân tộc, hồ hởi lên chiến khu nếm mật nằm gai, chăn sui đắp cùng để rồi cùng cả nước làm nên một Điện Biên chấn động địa cầu; một nửa nước giải phóng sau hòa bình lập lại năm 1954…

Trong số này phải kể đến GS Viện sĩ Trần Đại Nghĩa, tên thật là Phạm Quang Lễ (sinh năm 1913) quê tỉnh Vĩnh Long, du học ở Pháp cùng lúc nhận 3 bằng đại học (KS cầu đường, KS điện và cử nhân toán học). Ông Lễ về nước vào năm 1947 theo vận động của Bác Hồ và được Bác đặt tên là Trần Đại Nghĩa, được phong hàm Thiếu tướng đợt đầu của quân đội ta, Cục trưởng Cục Quân giới với danh xưng “Ông Phật làm súng”, ông tổ của nhiều loại súng từ Bazooka đến đạn bay thời kháng chiến trường kỳ.   

6-luu-y-de-chuyen-du-xuan-tron-ven

Một thực tế sống động của xã hội Việt Nam trong thời gian qua, nhất là quá trình tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng cùng việc xây dựng Chính phủ liêm khiết, hành động, Đảng, Nhà nước chú trọng, đặt lên hàng đầu việc lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược cũng như vai trò, phẩm chất, năng lực của người đứng đầu.

Lò thiêu bọn gian tà tham nhũng đã và đang bốc lửa không có gì hơn ngoài  việc làm trong sạch nguồn nhân lực của bộ máy công quyền của dân, do dân, vì dân. Quan trọng như thế, nên Bác Hồ coi cán bộ là công bộc của dân. Người luôn căn dặn Đảng ta “Việc đầu tiên là con người”. Tuy nhiên, việc chọn nhân tài của ta vẫn còn những bất cập. Đã đến lúc cần nhìn lại để làm sao việc tuyển chọn người tài được thực chất, đúng và trúng hơn.

Kết luận đôi điều “Đất nước thịnh trị lấy nhân tài làm gốc”, xin dẫn lời của Nguyễn Công Trứ  - nhà quân sự, nhà kinh tế , nhà thơ viết cách đây hơn 2 thế kỷ: “Thế thái nhân tình gớm chết thay/ Lạt nồng trong chiếc túi vơi đầy/ Hễ không điều lợi khôn thành dại/ Đã có đồng tiền dở cũng hay/ Khôn khéo chẳng qua ba tấc lưỡi/ Hẳn hoi không hết một bàn tay/ Suy ra cho kỹ chi hơn nữa/ Bạc quá vôi mà mỏng quá mây”.

Nguyễn Xuân Lương

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn