Đất nước vạn đảo và “bài học đắt giá mang tên Covid”

Thứ năm, 15/07/2021 10:29 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Đất nước vạn đảo Indonesia từ nhiều ngày qua đã, đang phải đối mặt với đợt bùng phát dịch Covid-19 tồi tệ nhất ở châu Á.

Những ngày cuối tháng 6 đầu tháng 7/2021, trong khi ở đâu đó trên hành tinh này, người ta đã nói tới cái gọi là “trở lại cuộc sống bình thường”, “hồi sinh”, tái mở cửa sau dịch… thì Đông Nam Á lại bất ngờ trở thành “vùng trũng” Covid, thành “điểm nóng” dịch Covid bậc nhất và “nóng” nhất trong “điểm nóng” ấy là Indonesia. Đất nước vạn đảo này từ nhiều ngày qua đã, đang phải đối mặt với đợt bùng phát dịch Covid-19 tồi tệ nhất ở châu Á.

Dịch Covid-19 đang bùng phát trở lại tại Indonesia.

Dịch Covid-19 đang bùng phát trở lại tại Indonesia.

Liên tục vượt… đỉnh

Đỉnh ở đây là những ca mắc Covid. Tính đến ngày 13/7, Indonesia đã ghi nhận tổng cộng 2.615.529 ca mắc, trong đó có 68.219 ca không qua khỏi. Đại dịch Covid-19 đã lan sang toàn bộ 34 tỉnh của Indonesia.

Sự gia tăng không ngừng các trường hợp xác nhận dương tính với Covid-19 tại Indonesia xảy ra trong khoảng một tháng qua và đặc biệt… bùng nổ trong vòng khoảng 2 tuần trở lại đây.

Nếu như thời điểm ngày 18/5/2021, tại Indonesia chỉ có 3.518 trường hợp mắc mới được ghi nhận trong ngày thì trong vòng nửa tháng qua, số ca mắc Covid-19 tại Indonesia gia tăng không ngừng với cấp độ… 5 con số, trung bình hơn 30.000 trường hợp nhiễm mỗi ngày và những “kỷ lục mới” không ngừng bị vượt qua.

Ngày 6/7, Indonesia ghi nhận 31.189 ca mắc mới và 728 ca tử vong do đại dịch. Con số này cao gấp 7 lần so với con số trung bình đầu tháng 6.

Ngày 7/7, quốc gia này từng được ghi nhận xác lập kỷ lục kép khi cả số ca xác nhận dương tính và số ca tử vong đều cao nhất từ trước đến nay: 34.379 ca dương tính và 1.040 người tử vong nhưng đến ngày 13/7, Indonesia đã ghi nhận thêm tới… 47.899 ca mắc mới Covid-19.

Trang Nikkei Asia, trong bản tin ngày 13/7 đã nhận định Indonesia vượt qua Ấn Độ trở thành tâm dịch Covid-19 mới của châu Á. Indonesia hiện có khoảng 132 ca nhiễm Covid-19/1 triệu người, so với Ấn Độ là 26 ca bệnh tính đến ngày 11/7, theo ourworldindata.org.

Một chi tiết đáng quan ngại nữa là tỷ lệ quá lớn số trẻ em mắc bệnh và tử vong vì Covid-19 ở Indonesia. Theo thống kê chưa đầy đủ, kể từ khi dịch bệnh bùng phát, trẻ em chiếm ít nhất 12% số ca mắc Covid-19 ở Indonesia. Chỉ tính từ 28/6-4/7 - thời điểm chưa tới “đỉnh dịch” -  Indonesia đã ghi nhận tới 11.872 trẻ em mắc Covid-19 và ít nhất 556 trẻ em được xác nhận tử vong sau khi có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Điều đáng quan ngại hơn nữa, theo các chuyên gia y tế, những con số thống kê này thực chất vẫn thấp hơn nhiều so với diễn biến dịch bệnh thực tế, bởi Indonesia có tỷ lệ xét nghiệm đặc biệt thấp, ở mức 49,4 xét nghiệm/1.000 dân.

Indonesia bị coi là là một trong những quốc gia có tỷ lệ xét nghiệm thấp nhất trên thế giới.

Indonesia bị coi là là một trong những quốc gia có tỷ lệ xét nghiệm thấp nhất trên thế giới.

Y tế… vỡ trận

Sự gia tăng ca nhiễm không ngừng theo tốc độ… 5 con số ấy dẫn tới một hệ lụy đương nhiên mà tất cả những người Indonesia đều dễ dàng lường trước: sự vỡ trận của hệ thống y tế. Ngày 13/7 vừa qua, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Sadikin cho biết tỷ lệ sử dụng giường cho bệnh nhân Covid-19 ở 12 tỉnh của nước này đã vượt quá 70% còn riêng tại thủ đô Jakarta và một số địa phương, tỷ lệ bệnh nhân lấp đầy các giường bệnh đã hơn 90%. Hơn một chục cơ sở y tế ở Surabaya, thành phố lớn thứ hai của Indonesia, đã đầy và không nhận thêm bệnh nhân.

Bộ trưởng Budi Sadikin cũng cho biết chính phủ Indonesia đang chuẩn bị cho một kịch bản mà các ca nhiễm có thể tăng 30% trong hai tuần tới và tăng tốc ở các khu vực khác. Các bước thực hiện bao gồm chuyển đổi nhiều giường bệnh thông thường thành cơ sở điều trị Covid-19. Tuy nhiên, số lượng giường bệnh mới thực sự là… muối bỏ bể so với sự gia tăng ca nhiễm ở mức độ ngót nghét gần… 4.000 ca/ngày.

Khi Covid-19 tấn công thì thảm họa không chỉ là chuyện thiếu giường bệnh. Tổng thư ký Hiệp hội các bệnh viện Indonesia (Persi) Lia Gardenia Partakusuma cho biết tính đến ngày 28/6 đã có tới 1.031 nhân viên y tế tại nước này tử vong do mắc Covid-19, bao gồm 405 bác sĩ, 328 y tá, 160 nữ hộ sinh, 43 nha sĩ, và 95 nhân viên y tế khác.

Khủng hoảng nhân lực y tế, vì thế, hiển hiện như một điều đương nhiên. Nếu như các phòng cấp cứu trước đây tại Indonesia có 3 bác sỹ phụ trách thì nay chỉ còn 1 người. Nhiều bệnh viện đã phải đóng cửa vì… không đủ nhân lực hoạt động.

Nhiều ngày qua, báo chí còn liên tục đề cập tới cái gọi là “khủng hoảng oxy tại Indonesia”. Indonesia được cho là có năng lực sản xuất 1,5 triệu tấn oxy/năm, tương đương 125.000 tấn/tháng. Thông thường 70% được sử dụng trong ngành công nghiệp và chỉ 30% sử dụng cho các mục đích y tế. Tuy nhiên, khi “sóng thần Covid-19” đổ bộ, những con số này trở nên không thấm vào đâu. Một số bệnh viện đã phải tạm thời đóng cửa phòng cấp cứu do hết nguồn oxy y tế. Nhiều bệnh viện từ chối tiếp nhận điều trị bệnh nhân chỉ vì thiếu oxy.

Đã có thông tin cho rằng, ít nhất đã có 60 người thiệt mạng tại một bệnh viện ở thành phố Yogyakarta trên đảo Java do cạn kiệt nguồn oxy. 

Ngày 5/7, Chính phủ Indonesia đã yêu cầu các nhà sản xuất oxy chuyển toàn bộ nguồn cung tới các bệnh viện, trung tâm y tế, tuy nhiên, khi phần đa các giường bệnh đã phủ kín đến tỷ lệ 80-90% thì động thái này dường như không mang đến tác động rõ rệt nào. Việc tìm mua nguồn oxy từ nước láng giềng Singapore dường như cũng chỉ như “muối bỏ bể”.

Người dân chờ nạp đầy bình oxy để cung cấp cho bệnh nhân COVID-19 tại Jakarta.

Người dân chờ nạp đầy bình oxy để cung cấp cho bệnh nhân COVID-19 tại Jakarta.

Bài học để lại

Chúng ta đang ở tình thế rất tồi tệ, có thể gọi dịch bệnh là sóng thần. Người dân đưa trẻ em đi khắp nơi, nhưng chúng không được đeo khẩu trang” - Aman Pulungan, người đứng đầu hiệp hội bác sĩ nhi của Indonesia - buồn bã lý giải về nguyên cớ vì sao tỷ lệ trẻ em tại đất nước vạn đảo nhiễm Covid-19 lại cao đến thế.

Nhưng không được đeo khẩu trang ở các em nhỏ hay không chịu đeo khẩu trang ở người lớn mới chỉ là một phần trong vô vàn nguyên do dẫn tới “cơn sóng thần Covid” nhấn chìm Indonesia vào thảm họa suốt hằng tháng qua.

Như đã nói, trong đại dịch lần này, Indonesia bị coi là một trong những quốc gia có tỷ lệ xét nghiệm thấp nhất trên thế giới. Cứ 1.000 người Indonesia thì chỉ có 50 người được xét nghiệm Covid-19. 

Theo thống kê của trang Our World In Data, tỷ lệ xét nghiệm Covid-19 của Indonesia là 40/1.000 người, thấp hơn nhiều so với các nước cùng khu vực như Philippines (115/1.000 người) hay Malaysia (373/1.000 người).

Một phần lý do của tình trạng này được cho là do việc xét nghiệm không miễn phí. Ngoài ra, kết quả xét nghiệm Covid-19 của Indonesia có độ chính xác chưa cao khi vẫn phụ thuộc nhiều vào các xét nghiệm kháng nguyên nhanh, loại xét nghiệm có độ chính xác thấp hơn so với xét nghiệm PCR. 

Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Nam Tangerang, Indonesia.

Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Nam Tangerang, Indonesia.

Tỷ lệ còn hạn chế người dân được tiêm vaccine ngừa Covid-19 cũng là một vấn đề tại Indonesia. Tháng 1/2021, Indonesia phát động chương trình tiêm vaccine ngừa Covid-19 toàn quốc với mục tiêu cung cấp vaccine cho ít nhất 181,5 triệu người (tức khoảng 67% dân số) để đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng vào cuối năm nay.

Tuy nhiên, đến ngày 5/7, theo số liệu Bộ Y tế Indonesia, mới có hơn 32,4 triệu người ở Indonesia đã tiêm liều vaccine ngừa Covid-19 đầu tiên và khoảng 14 triệu người được tiêm đủ 2 mũi.

Sự hạn chế trong tỷ lệ tiêm chủng này không chỉ bởi sự thiếu hụt vaccine ngừa Covid-19 mà còn bởi tư tưởng “chống vaccine” hiện diện nhan nhản trên các phương tiện truyền thông xã hội tại Indonesia bất chấp sự kiểm duyệt của chính phủ và các nền tảng. 

Sự xuất hiện của các biến thể đáng quan ngại từ nhiều quốc gia khác cũng góp phần làm gia tăng số ca mắc Covid-19 ở Indonesia. Bộ Y tế Indonesia xác nhận 6 biến thể của virus corona là Alpha, Beta, Delta, Eta, Lota và Kappa đều có mặt ở Indonesia, trong đó biến thể Delta chiếm đại đa số.

Nhân viên y tế dựng các lều tạm nhằm chữa trị khẩn chấp cho bệnh nhân.

Nhân viên y tế dựng các lều tạm nhằm chữa trị khẩn chấp cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, nguyên nhân lớn nhất và có thể được xem là bài học đắt giá nhất đối với đất nước vạn đảo trong làn sóng dịch Covid-19 lần này là sự thiếu cứng rắn trong việc áp đặt giãn cách xã hội và hạn chế đi lại của người dân.

Chính Bộ trưởng Bộ Y tế Indonesia, ông Budi Gunadi Sadikin, cũng phải lên tiếng thừa nhận yếu tố chính gây nên sự gia tăng đột biến các trường hợp Covid-19 ở Indonesia là do sự đi lại của người dân tăng lên đột biến trong nghỉ lễ Eid al-Fitr (12-13/5) - ngày lễ quan trọng nhất với người Hồi giáo, đánh dấu sự kết thúc của tháng Ramadan. Phần lớn người Indonesia theo đạo Hồi.

Theo truyền thống của lễ Eid al-Fitr, hàng triệu người Hồi giáo ở Indonesia sẽ hồi hương để gặp mặt gia đình và họ hàng – truyền thống này được gọi là mudik. Năm 2020, số ca nhiễm Covid-19 trong ngày tại Indonesia đã tăng tới 93% sau lễ Eid al-Fitr. Tuy nhiên, năm nay, lệnh cấm đi lại của chính phủ dường như đã không mấy “xi nhê” với người dân Indonesia. Tình trạng càng trở nên trầm trọng khi các điểm du lịch được phép tiếp tục hoạt động.

Và thảm họa đã được báo trước, đã đến, từ cả sự phớt lờ và xem nhẹ quy định tiên quyết trong phòng, tránh Covid-19: hạn chế giãn cách, đi lại và tụ tập này. Khi tình hình xấu lên tới mức khó kiểm soát, Chính phủ Indonesia mới cho áp đặt lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng (PPKM) khẩn cấp tại Java và Bali từ ngày 3-20/7 và mở rộng sang 15 khu vực khác bên ngoài 2 hòn đảo đông dân này. Một động thái được các chuyên gia thở dài mà rằng: muộn còn hơn không.

Hà Anh

Tags:

Tin mới

Nhận định Man City vs Tottenham, 00h30 ngày 24/11 tại Ngoại hạng Anh

Nhận định Man City vs Tottenham, 00h30 ngày 24/11 tại Ngoại hạng Anh

(CLO) Nhận định Man City vs Tottenham, 00h30 ngày 24/11 tại Ngoại hạng Anh; dự đoán tỉ số Man City vs Tottenham cùng các chuyên gia phân tích.

Thể thao
Nga sắp sử dụng doanh thu từ tài sản bị đóng băng của các nhà đầu tư phương Tây

Nga sắp sử dụng doanh thu từ tài sản bị đóng băng của các nhà đầu tư phương Tây

(CLO) Nga sẽ sử dụng doanh thu từ tài sản bị đóng băng của các nhà đầu tư nước ngoài, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình Rossiya-1.

Thị trường - Doanh nghiệp
TP.HCM: Nhiều rạp hát xuống cấp, chỉ 2/12 cơ sở đủ điều kiện hoạt động

TP.HCM: Nhiều rạp hát xuống cấp, chỉ 2/12 cơ sở đủ điều kiện hoạt động

(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM (Sở VH-TT) chỉ đạo các đơn vị phối hợp sắp xếp lại cơ sở vật chất để đảm bảo tổ chức các chương trình nghệ thuật, phục vụ chính trị và nhu cầu giải trí của người dân.

Đời sống văn hóa
Ông Putin nói chiến tranh Ukraine đang lan rộng toàn cầu, Trung Quốc kêu gọi 'hạ nhiệt'

Ông Putin nói chiến tranh Ukraine đang lan rộng toàn cầu, Trung Quốc kêu gọi 'hạ nhiệt'

(CLO) Tổng thống Vladimir Putin hôm thứ Năm cho biết chiến tranh Ukraine đang leo thang thành một cuộc xung đột toàn cầu sau khi Mỹ và Vương quốc Anh cho phép Ukraine tấn công Nga bằng vũ khí tầm xa của họ, đồng thời cảnh báo phương Tây rằng Nga có thể đáp trả.

Thế giới 24h
Sớm bàn giao toàn bộ mặt bằng làm đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa

Sớm bàn giao toàn bộ mặt bằng làm đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa

(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản đề nghị các địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, hoàn thành toàn bộ trong tháng 11/2024 nhằm đáp ứng tiến độ dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa.

Giao thông
Làm rõ trách nhiệm quản lý, vận hành thiết bị giám sát hành trình xe ô tô

Làm rõ trách nhiệm quản lý, vận hành thiết bị giám sát hành trình xe ô tô

(CLO) Thông tư 71/2024/TT-BCA quy định rõ trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, chủ phương tiện xe ô tô chở người từ 8 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) kinh doanh vận tải, xe ô tô đầu kéo, xe cứu thương và xe cứu hộ.

Giao thông
Đoan Hùng (Phú Thọ): Dự án đường giao thông trăm tỷ thi công kiểu 'tiền trảm hậu tấu'!

Đoan Hùng (Phú Thọ): Dự án đường giao thông trăm tỷ thi công kiểu 'tiền trảm hậu tấu'!

(CLO) Thời gian vừa qua, huyện Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ) đã đầu tư và triển khai nhiều dự án đường giao thông để phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên, một số công trình thực hiện thi công có dấu hiệu không tuân thủ theo quy trình thủ tục của pháp luật hiện hành.

Điều tra
Đội tuyển futsal nữ Việt Nam nhận thưởng 'khủng' sau chức vô địch Đông Nam Á

Đội tuyển futsal nữ Việt Nam nhận thưởng 'khủng' sau chức vô địch Đông Nam Á

(CLO) Đội tuyển futsal nữ Việt Nam đánh bại futsal nữ Thái Lan tỷ số 2-1 để giành ngôi vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024 tại Philippines. Ngay sau trận chung kết diễn ra tối 21/11, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã thưởng nóng 600 triệu đồng cho đội nhà.

Thể thao
Những phản ứng trước việc Tòa án Hình sự Quốc tế ban hành lệnh bắt Thủ tướng Israel

Những phản ứng trước việc Tòa án Hình sự Quốc tế ban hành lệnh bắt Thủ tướng Israel

(CLO) Vào thứ Năm (21/12) Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ đối với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, cùng cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant trong chính quyền của ông, cũng như thủ lĩnh Ibrahim Al-Masri của Hamas với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người trong cuộc xung đột ở Gaza.

Thế giới 24h
Thắng Thái Lan, đội tuyển futsal nữ Việt Nam vô địch Giải futsal nữ Đông Nam Á

Thắng Thái Lan, đội tuyển futsal nữ Việt Nam vô địch Giải futsal nữ Đông Nam Á

(CLO) Tối ngày 21/11, đội tuyển futsal nữ Việt Nam đánh bại tuyển futsal nữ Thái Lan với tỉ số 2-1 để lên ngôi vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024.

Thể thao
Củng cố, phát triển hơn nữa mối quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống và hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam - Campuchia

Củng cố, phát triển hơn nữa mối quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống và hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam - Campuchia

(CLO) Chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, ngay sau lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.

Tin tức
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhận Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhận Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia

(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, thay mặt Nhà nước Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary đã trao tặng Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia cho Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Tin tức
Đề nghị các quốc gia khác tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam

Đề nghị các quốc gia khác tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam

(CLO) Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).

Tin tức
Doanh nghiệp Hàn Quốc cần coi Việt Nam là điểm đến chiến lược để phát triển, ứng dụng công nghệ cao

Doanh nghiệp Hàn Quốc cần coi Việt Nam là điểm đến chiến lược để phát triển, ứng dụng công nghệ cao

(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc coi Việt Nam là điểm đến chiến lược cho xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao.

Tin tức
Bắc Giang: Khởi tố một đối tượng khai thác cát trái phép

Bắc Giang: Khởi tố một đối tượng khai thác cát trái phép

(CLO) Công an TX Việt Yên (Bắc Giang) đã điều tra làm rõ, khởi tố 01 bị can về tội “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên”.

Vụ án
Tiềm năng to lớn của kết hợp đông y và tây y trong điều trị bệnh

Tiềm năng to lớn của kết hợp đông y và tây y trong điều trị bệnh

(CLO) Theo PGS.TS.BS Trịnh Thị Diệu Thường, trong bối cảnh y học hiện đại phát triển vượt bậc, xu hướng kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại ngày càng được quan tâm, mở ra hướng đi mới trong việc nâng cao hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ.

Sức khỏe
Bình Luận

Tin khác

Những vũ khí và công nghệ quân sự tiên tiến của Trung Quốc tại triển lãm Chu Hải

Những vũ khí và công nghệ quân sự tiên tiến của Trung Quốc tại triển lãm Chu Hải

(CLO) Trung Quốc đã phô trương công nghệ quân sự tiên tiến bằng cách trình làng một loạt thiết bị quân sự hiện đại tại triển lãm hàng không lớn nhất đất nước.

Tiêu điểm Quốc tế
ATACMS, tên lửa Mỹ mà Ukraine sử dụng tấn công Nga mạnh thế nào và có thể thay đổi cục diện?

ATACMS, tên lửa Mỹ mà Ukraine sử dụng tấn công Nga mạnh thế nào và có thể thay đổi cục diện?

(CLO) Một ngày sau khi có thông tin Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép, Ukraine đã bắn tên lửa tầm xa ATACMS vào khu vực Bryansk, nằm cách 379 km về phía tây nam Moscow.

Tiêu điểm Quốc tế
Hội nghị G20 kêu gọi 'hành động' giải quyết khủng hoảng Ukraine, Trung Đông và biến đổi khí hậu

Hội nghị G20 kêu gọi 'hành động' giải quyết khủng hoảng Ukraine, Trung Đông và biến đổi khí hậu

(CLO) Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil đã ra tuyên bố của các nhà lãnh đạo vào thứ Hai (18/11), kêu gọi "hành động" giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng mà toàn cầu đang phải đối mặt, như xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu và các vấn đề lớn khác.

Tiêu điểm Quốc tế
'Chúng tôi đã mất tất cả', hàng triệu người Indonesia rời khỏi tầng lớp trung lưu

'Chúng tôi đã mất tất cả', hàng triệu người Indonesia rời khỏi tầng lớp trung lưu

(CLO) Theo số liệu thống kê chính thức của Chính phủ Indonesia, gần 10 triệu người đã rời khỏi tầng lớp trung lưu của nước này kể từ năm 2019 cho đến nay.

Tiêu điểm Quốc tế
Những nguy cơ mà Einstein, Hawking và NASA dự báo về ngày tận thế đều đang hiện hữu

Những nguy cơ mà Einstein, Hawking và NASA dự báo về ngày tận thế đều đang hiện hữu

(CLO) Trong nhiều năm, con người đã suy ngẫm về viễn cảnh tận thế của thế giới, gồm cả các nhà tiên tri, nhà khoa học vĩ đại cho đến các tổ chức nghiên cứu vũ trụ như NASA. Và không thể không lo lắng khi những nguy cơ mà họ đưa ra đều đang dần hiện hữu.

Tiêu điểm Quốc tế
Chân dung 'phó tướng' JD Vance: Từ tuổi thơ bất hạnh, nhà báo chiến trường... đến Phó Tổng thống Mỹ

Chân dung 'phó tướng' JD Vance: Từ tuổi thơ bất hạnh, nhà báo chiến trường... đến Phó Tổng thống Mỹ

(CLO) Phó Tổng thống đắc cử JD Vance được coi là ứng cử viên sáng giá nhất để kế nhiệm ông Donald Trump với tư cách là ứng cử viên của Đảng Cộng hòa vào năm 2028.

Tiêu điểm Quốc tế
Ông Donald Trump sẽ giúp quan hệ Mỹ - Nga 'bình thường' trở lại?

Ông Donald Trump sẽ giúp quan hệ Mỹ - Nga 'bình thường' trở lại?

(CLO) Trong chiến dịch vận động tranh cử của mình, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều lần cam kết sẵn sàng đàm phán với Nga nhằm hạ nhiệt những căng thẳng giữa hai quốc gia. Vậy quan hệ Nga - Mỹ sẽ có những thay đổi đáng kể dưới thời ông Trump tới đây?

Tiêu điểm Quốc tế
Quan hệ Việt Nam - Mỹ: Những triển vọng phát triển khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Quan hệ Việt Nam - Mỹ: Những triển vọng phát triển khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

(CLO) Có thể khẳng định rằng chưa bao giờ mối quan hệ Việt Nam - Mỹ tốt đẹp như hiện tại. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của Việt Nam trong chính sách Châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Vì thế, ngay cả với sự trở lại Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump cùng khẩu hiệu “nước Mỹ trên hết”, thì bên cạnh những thách thức, một thời cơ lớn cho Việt Nam cũng sẽ được gợi mở.

Tiêu điểm Quốc tế
Hành trình chiến thắng ly kỳ và ngoạn mục của ông Donald Trump

Hành trình chiến thắng ly kỳ và ngoạn mục của ông Donald Trump

(CLO) Từ chỗ thất bại trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 và hứng chịu vô số hậu quả, ông Donald Trump đã trở lại đỉnh cao quyền lực một cách ngoạn mục khi đánh bại bà Kamala Harris trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay.

Tiêu điểm Quốc tế
Những toan tính của Thủ tướng Netanyahu khi sa thải Bộ trưởng Quốc phòng

Những toan tính của Thủ tướng Netanyahu khi sa thải Bộ trưởng Quốc phòng

(CLO) Quyết định của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khi sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Galant và bổ nhiệm cựu Ngoại trưởng Israel Katz thay thế ông đã đánh dấu một bước ngoặt bất ngờ trong nền chính trị nước này.

Tiêu điểm Quốc tế