Trong nhìn nhận của báo giới, đại biểu và cử tri cả nước, dấu ấn sâu đậm nhất Quốc hội khóa XIV để lại đó là sự không ngừng đổi mới, có những thích ứng linh hoạt, phù hợp với xu thế, để nâng cao chất lượng hoạt động, hướng tới sự chuyên nghiệp, gần dân, sát dân và vì dân. Quốc hội đổi mới mạnh mẽ cả về tổ chức và hoạt động.
Dấu ấn ấy, tinh thần “Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hành động vì lợi ích của nhân dân” ấy đã, đang được tiếp nối và phát triển tại Quốc hội khóa XV (nhiệm kỳ 2021-2026).
Ngay trong bài phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh: “Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã góp phần quan trọng cùng cả nước ngăn chặn, kiểm soát được dịch bệnh, duy trì sản xuất kinh doanh, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thử thách; bước đầu thể hiện là một Quốc hội hành động, tiếp nối truyền thống khát khao đổi mới và cống hiến, luôn đặt người dân và doanh nghiệp ở vị trí trung tâm trong mọi quyết sách, vì sự phát triển bền vững của đất nước. Với tinh thần và tư tưởng xuyên suốt đó, tại phiên họp trù bị, các đại biểu Quốc hội đã thống nhất rất cao thông qua nội dung, thời gian, chương trình và phương thức tiến hành kỳ họp theo tinh thần tiếp tục đổi mới và sáng tạo, vừa tận dụng, tiết kiệm tối đa thời gian, vừa đảm bảo nâng cao chất lượng của kỳ họp, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân và cử tri cả nước”.
Để có thể có được một kỳ họp “tiếp tục đổi mới và sáng tạo, vừa tận dụng, tiết kiệm tối đa thời gian, vừa đảm bảo nâng cao chất lượng”, ngay từ Phiên họp thứ Tư của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuẩn bị cho kỳ họp thứ Hai, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã một lần nữa nhấn mạnh: "Đối với nội dung, chương trình, thời gian và phương thức tổ chức Kỳ họp thứ Hai, những nội dung nào thực sự cần thiết, cấp bách và đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, có chất lượng, bảo đảm sự đồng thuận cao thì đưa vào chương trình kỳ họp… Chỉ chấp nhận những nội dung đã được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng để bảo đảm chất lượng các quyết sách".
Về việc lựa chọn các chủ đề chất vấn và người trả lời chất vấn, trên cơ sở đề nghị của 63 Đoàn đại biểu Quốc hội, ý kiến của các đại biểu Quốc hội, phiếu chất vấn của đại biểu Quốc hội, ý kiến cử tri gửi đến Kỳ họp thứ hai và vấn đề nổi lên qua các phiên thảo luận tại các tổ liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội, Tổng Thư ký Quốc hội đã lựa chọn 12 lĩnh vực và mỗi lĩnh vực gồm một số vấn đề quan trọng nhất để thảo luận kỹ lưỡng với Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực các Ủy ban của Quốc hội để chọn ra 6 vấn đề.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến đối với 6 nhóm vấn đề này và chọn ra 5 nhóm vấn đề trình Quốc hội xem xét quyết định. Từ đó, Quốc hội đã biểu quyết và lựa chọn ra 4 nhóm vấn đề để chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp này, gồm: nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực y tế; nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực lao động, việc làm và các vấn đề xã hội; nhóm vấn đề về kinh tế vĩ mô, đầu tư công, phục hồi và phát triển kinh tế trong và hậu đại dịch; nhóm vấn đề liên quan đến giáo dục và đào tạo.
Điểm đáng chú ý là 4 lĩnh vực được lựa chọn chất vấn tại kỳ họp này, có tới 3 lĩnh vực liên quan đến vấn đề xã hội, chỉ có một nội dung liên quan đến lĩnh vực kinh tế (trước đây thường là 2 vấn đề xã hội và 2 vấn đề về kinh tế). Như nhìn nhận của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: “Quốc hội lựa chọn rất tinh tế, tựu chung lại có hai vấn đề mà đại biểu Quốc hội cũng như đồng bào, cử tri cả nước quan tâm, đó là vấn đề phòng, chống dịch như thế nào, tác động đến vấn đề kinh tế - xã hội ra làm sao”.
Trước đó, để phục vụ công tác giải trình, tiếp thu bước đầu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội thảo luận tại Tổ, Tổng Thư ký Quốc hội đã chỉ đạo khẩn trương tổng hợp ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Tổ để gửi tới các Cơ quan soạn thảo phối hợp với các Cơ quan thẩm tra có báo cáo giải trình, dự kiến tiếp thu bước đầu. Tài liệu kỳ họp cơ bản đầy đủ, được cập nhật theo buổi họp tại mục Văn kiện tài liệu trên App Quốc hội, đồng thời gửi qua hệ thống e-Office và cập nhật trên Trang thông tin nội bộ Intranet của Văn phòng Quốc hội.
Cách thức chất vấn và trả lời chất vấn cũng là một trong những yếu tố căn bản làm nên thành công của các buổi chất vấn. Có lẽ chính vì vậy, ngay buổi sáng ngày 10/11 khi Quốc hội bắt đầu hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn đối với các thành viên Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị mỗi đại biểu lựa chọn vấn đề tâm đắc nhất, trọng tâm, đặt câu hỏi chất vấn ngắn gọn, rõ ràng trong vòng 1 phút, Bộ trưởng trả lời trong phạm vi 3 phút theo tinh thần “hỏi nhanh, đáp gọn”.
Chủ tịch Quốc hội đặc biệt nhấn mạnh: Các đại biểu cần sử dụng quyền tranh luận một cách đúng đắn, thực sự là tranh luận, chứ không phải tranh thủ đặt câu hỏi; tập trung tranh luận với Bộ trưởng, không tranh luận giữa các đại biểu với nhau. Trong quá trình trả lời chất vấn, các phó thủ tướng và thành viên khác của Chính phủ có thể cùng tham gia trả lời chất vấn và Đại biểu Quốc hội có thể chất vấn trực tiếp những người liên quan.
“Tôi thấy không khí chất vấn rất sôi động, có những Đại biểu Quốc hội tham gia lần đầu tiên vào Quốc hội nhưng bắt nhịp rất nhanh, trưởng thành rất nhanh. Bằng chứng là chất vấn rất trúng, rất thẳng thắn, ngắn gọn” - nhận định của Đại biểu Quốc hội khóa XIII, ông Lê Như Tiến, về phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Y tế có lẽ cũng là cảm nhận chung của nhiều Đại biểu Quốc hội cũng như cử tri, báo giới cả nước về phiên chất vấn, trả lời chất vấn đầu tiên của Quốc hội khóa XV.
2,5 ngày thực hiện chất vấn với 134 lượt đại biểu tham gia chất vấn; 171 lượt ý kiến phát biểu tại hội trường, những vấn đề then chốt của từng lĩnh vực như chính sách và giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế trong tình hình mới; việc bảo đảm chất lượng dạy và học, tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo trong điều kiện dịch COVID-19; chiến lược phòng, chống dịch, chiến lược vaccine trong thời gian tới… đều được phân tích, mổ xẻ đi đến cùng, nhận được sự tán thành, đánh giá cao.
Điều rất thú vị là trong phát biểu kết luận sau 2,5 ngày Quốc hội thực hiện chất vấn và trả lời chất vấn, mà nhiều tờ báo ví von là “Chủ tịch Quốc hội chấm điểm”, từng phần trả lời chất vấn của các thành viên Chính phủ đã được Chủ tọa - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhận xét kỹ lưỡng.
Theo Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tuy lần đầu tiên trả lời chất vấn trước Quốc hội nhưng đã nắm vững các nội dung, trả lời hết tất cả các câu hỏi, phần trả lời cơ bản đi đúng vào nội dung chất vấn và làm hài lòng đa số các đại biểu tham gia chất vấn; Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung “nắm chắc tình hình, thực trạng, vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ, đã trả lời đầy đủ, thẳng thắn và thỏa đáng, đề xuất nhiều giải pháp cụ thể cho thời gian tới”; Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn “mới giữ cương vị đứng đầu ngành Giáo dục đào tạo không lâu nhưng đã tỏ rõ sự tự tin, nắm cơ bản những vấn đề của ngành và lĩnh vực phụ trách”; Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng: “Đã nhiều kinh nghiệm, nắm chắc thực trạng, vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý với tinh thần cầu thị, trả lời đầy đủ, thẳng thắn, đa số các câu hỏi của đại biểu đều được Bộ trưởng có phương án cụ thể để xử lý và đề xuất định hướng trong thời gian tới”.
Thành công ấy càng trở nên đặc biệt ý nghĩa khi phiên chất vấn đầu tiên của nhiệm kỳ Khóa XV diễn ra trong bối cảnh đặc biệt: cả nước đang bước vào thời kỳ “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19". Như Đại biểu Quốc hội Lý Tiết Hạnh (Bình Định) chia sẻ với báo giới: Phiên chất vấn đầu tiên của nhiệm kỳ mới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi không những để Quốc hội thực hiện vai trò, nhiệm vụ giám sát trực tiếp các hoạt động của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, mà quan trọng hơn, qua chất vấn sẽ cùng Chính phủ nhìn nhận rõ hơn các vấn đề đặt ra trong 4 lĩnh vực đã chọn nhằm có những giải pháp khắc phục kịp thời. Đây cũng là những lĩnh vực được cử tri và nhân dân đặc biệt quan tâm khi dịch COVID-19 đã và đang làm cho cuộc sống của người dân bị đảo lộn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội đất nước.
Năm 2021 này, Quốc hội Việt Nam tròn dấu mốc 75 năm. 75 năm ấy, Quốc hội đã không ngừng đổi mới mạnh mẽ cả về tổ chức và hoạt động.
Mỗi một kỳ họp Quốc hội đi qua, đều để lại thêm những dấu ấn mạnh mẽ về một Quốc hội không ngừng đổi mới về mọi mặt. Trong đó cùng với việc đổi mới phương thức điều hành, đổi mới nội dung các phiên họp các Ủy ban của Quốc hội, đổi mới về công nghệ thông tin… sự đổi mới và làm giàu thêm chất lượng hoạt động chất vấn, như nhìn nhận của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: làm cho hoạt động chất vấn không chỉ đơn thuần là một hình thức hoạt động giám sát, tăng cường trách nhiệm giải trình, nhất là của người đứng đầu, mà còn là một dịp để tương tác, bổ trợ cho hoạt động giám sát khác, cũng như thực hiện chức năng lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng quốc gia của Quốc hội.
Và trên hết là tạo nên dấu ấn sự lan tỏa, cảm hứng hành động sáng tạo của một Quốc hội do dân và vì dân.
(NB&CL) Với tổng chiều dài chính tuyến dự kiến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD sở hữu quy mô chưa từng có tại Việt Nam, dự án Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc – Nam được chính các doanh nghiệp Việt thừa nhận là “cơ hội trăm năm”. Tuy nhiên, để chớp được cơ hội này, lại là thách thức đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần phải rất bền gan vững chí để vượt qua.
(NB&CL) Với nhiều cố gắng luật hóa các quy định cơ bản về nhà giáo, dự án Luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 này, đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận, được kỳ vọng sẽ khắc phục được những bất cập và kiến tạo hành lang pháp lý đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo trong thời gian tới. Theo các chuyên gia, nhà khoa học, nếu Luật Nhà giáo có chất lượng tốt, tính khả thi cao sẽ là động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục Việt Nam lên tầm cao mới.
(NB&CL) Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đang được các Đại biểu quan tâm bàn thảo trong chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Việc cơ quan quản lý đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đem đến nhiều kỳ vọng, nhất là khi không ít quy định nhằm ngăn chặn quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng đã được đề xuất. Trong đó, dư luận đặc biệt quan tâm tới 2 nội dung quy định về: quảng cáo trên không gian mạng; quyền cũng như nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật (sửa đổi) còn một số quy định chưa thể giải quyết được thực tế vi phạm phát sinh hiện nay của hoạt động quảng cáo trên không gian mạng.
(NB&CL) Giai đoạn 2015-2021, biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập giảm hơn 236.000 người. Kết quả tinh giản biên chế tuy đạt mục tiêu song chưa thực sự hiệu quả. Việc tinh giản biên chế còn mang tính cơ học. Các chuyên gia cho rằng, sắp xếp, tinh giản bộ máy có vai trò quan trọng trong việc giảm sự tốn kém về tiền lương và tạo ra một hệ thống trả lương hiệu quả. Tranh luận tại nghị trường, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng khó khăn về nguồn nhân lực hiện nay là hết sức to lớn, nên đột phá chính từ khâu này thì mới có thể gỡ được những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển của đất nước.
(NB&CL) Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Cho dù già hóa dân số là hệ quả tất yếu của việc mức sinh ngày càng thấp, tuổi thọ ngày càng cao, tuy nhiên, nếu không có ngay những chính sách thích ứng hiệu quả mang tầm quốc gia, thì những hệ luỵ của việc già hoá dân số là không thể lường hết được. Trên Diễn đàn Kỳ họp Quốc hội thứ 8, khoá XV vừa qua, đã có ý kiến về việc từ năm 2025 phải xây dựng khung chính sách quốc gia về phòng, chống già hóa dân số và điều chỉnh tỷ suất sinh thay thế, xem đây là vấn đề mang tính chất chiến lược.
(NB&CL) Temu là nền tảng bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới của PDD Holdings (Trung Quốc), tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo chuyên hàng giá rẻ. Nền tảng này ra mắt lần đầu tại Mỹ vào tháng 9/2022 và hiện bán hàng trực tiếp đến 82 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng hàng hóa giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế như Temu sẽ tràn vào Việt Nam, gây ra tác động tiêu cực cho thị trường hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Cơn lốc Temu đang phơi bày rõ thế khó trập trùng của hàng Việt, nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại và tìm ra hướng đi mới cho sản xuất nội địa.