Trung Quốc đặt mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn lượng khí thải carbon dioxide ròng vào năm 2060:

Dấu chấm hỏi về tính khả thi và quyết tâm giảm khí thải của Trung Quốc

Thứ tư, 28/10/2020 18:29 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong một đoạn video được ghi hình từ trước gửi tới Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) vào ngày 22/9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra một thông báo bất ngờ: "Nỗ lực để nước này trở thành một quốc gia với “carbon trung tính” vào năm 2060".

Lời cam kết mạnh mẽ của Trung Quốc

Dấu chấm hỏi về tính khả thi và quyết tâm của Trung Quốc. Ảnh: Getty

Dấu chấm hỏi về tính khả thi và quyết tâm của Trung Quốc. Ảnh: Getty

Ông cho rằng bên cạnh chủ trương ngăn chặn sự gia tăng khí thải carbon trên cả nước vào năm 2030 – vốn là mục tiêu được đề ra 5 năm về trước – Trung Quốc sẽ nỗ lực để trở thành một quốc gia với “carbon trung tính” vào năm 2060. 

Trong thuật ngữ biến đổi khí hậu, khái niệm carbon trung tính này chỉ sự đạt được mức cân bằng giữa lượng carbon thải ra và lượng carbon giảm đi trong cả công nghệ lẫn tự nhiên, ví dụ như bằng cách trồng cây.

Để thành công, Trung Quốc phải đi xuống từ đỉnh phát thải nhanh hơn rất nhiều so với các nền kinh tế lớn khác đã làm hoặc cam kết sẽ làm.

Đây là một thách thức rất lớn. Theo thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu vào năm 2015, các quốc gia ký kết được yêu cầu đệ trình các kế hoạch mới để giảm khí thải vào cuối năm nay.

Nhưng Covid-19 đã cản trở mọi việc. Ngày 2/9, Patricia Espinosa, Tổng Thư ký của LHQ về biến đổi khí hậu, cho biết bản thân bà kỳ vọng có khoảng 80 quốc gia sẽ hoàn thành đúng hạn như dự kiến.

Trước khi bài phát biểu của ông Tập Cận Bình được đưa ra, nhiều nhà phân tích đã dự đoán Trung Quốc sẽ giữ im lặng cho đến khi cuộc bầu cử của Mỹ kết thúc vào tháng 11, khi chính sách biến đổi khí hậu của Hoa Kỳ trong bốn năm tới được làm rõ hơn.

Có thể sau khi bị quốc tế chỉ trích về cách xử lý đại dịch giai đoạn đầu, Trung Quốc đã quyết định ra tay sớm hơn để củng cố vị thế của mình. Nhưng liệu những mục tiêu này có thực tế không?

Trung Quốc chắc chắn có thể dễ dàng đưa lượng khí thải toàn quốc chạm ngưỡng đỉnh trước năm 2030.

Chỉ trong năm 2014 – một năm trước khi ông Tập Cận Bình lần đầu tiên đề ra mục tiêu này (“khoảng năm 2030” là từ đã được ông sử dụng) – các chuyên gia đã kết luận mức đỉnh khí thải sẽ đến sớm nhất vào năm 2025.

Thật vậy, một số nhà khoa học tin rằng lượng khí thải từ nhiên liệu hóa thạch tại Trung Quốc – nguồn carbon nhân tạo lớn nhất – có thể đã lên đến đỉnh điểm.

Trung tâm Chính sách Công Brookings-Tsinghua, một tổ chức nghiên cứu tại Bắc Kinh, dự đoán rằng lượng khí thải này có thể bắt đầu giảm từ năm 2015. Do vậy, việc ông Tập đề cập đến mục tiêu năm 2030 trong bài phát biểu trước LHQ thực chất không có gì đáng nói.

Mục tiêu đạt được ngưỡng carbon trung tính vào năm 2060 lại là một vấn đề khác. Ông Tập đã đưa ra ý tưởng rằng Trung Quốc có thể phấn đấu đạt được mục tiêu này vào ngày 14/9 tại hội nghị thượng đỉnh trực tuyến với các nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu.

Một nhà ngoại giao châu Âu cho hay dù trong suốt cuộc gọi video đó, không có thời hạn cụ thể nào được ông Tập Cận Bình cam kết, nhưng việc ông đặt tham vọng vào carbon trung tính là một “bước đột phá chính trị”.

Năm ngoái, các nhà lãnh đạo châu Âu đã đặt mục tiêu “trung lập về khí hậu” vào năm 2050. Mỹ đã giữ im lặng trước chủ đề này. Ông Tập đã rất cẩn trọng trong bài phát biểu trước LHQ. Ông đề cập đến mục tiêu carbon trung tính vào năm 2060, chứ không phải trung lập về khí hậu.

Trong ngôn ngữ khí hậu, điều này đồng nghĩa với mục tiêu chỉ hướng đến lượng khí thải carbon dioxide (CO2), chứ không phải các khí nhà kính khác như metan, một nhân tố góp phần lớn vào sự nóng lên toàn cầu.

Trong khi đó, mục tiêu trung lập về khí hậu của Liên minh châu Âu bao gồm tất cả các loại khí thải. Nhưng Trung Quốc lại là nguồn sản sinh đến 27% lượng khí thải CO2 toàn cầu. Nếu Trung Quốc chính thức cam kết đạt được mục tiêu vào năm 2060, các dự báo trước đây về xu hướng nóng lên toàn cầu vào năm 2100 sẽ cần phải sửa đổi.

Nhóm nghiên cứu 'Theo dõi Hành động Khí hậu' đã tính toán rằng nếu tất cả các chính phủ đều tuân thủ thực hiện đúng cam kết theo Thỏa thuận Paris, địa cầu sẽ ấm lên trung bình 2,7 °C vào năm 2100 so với nhiệt độ thời kỳ tiền công nghiệp – đây vẫn còn là một khoảng cách xa vời so với con số 1,5-2°C của mục tiêu Paris.

Tính khả thi và quyết tâm của Trung Quốc đến đâu?

Giờ đây với tuyên bố của ông Tập, chúng ta có thể tiến gần hơn với ước tính này từ 0.2°C đến 0.3°C. Dù con số này vẫn chưa thể khiến tình trạng ấm lên được giảm xuống mức như trong thỏa thuận Paris, nhưng Trung Quốc không đơn độc trên hành trình này.

Tương tự Trung Quốc, Liên minh châu Âu vẫn chưa chính thức cam kết thực hiện mục tiêu mục tiêu 50 năm của mình. Nhưng điều này sẽ có sức ảnh hưởng lớn: chỉ riêng lượng khí thải CO2 trong liên minh đã chiếm 10% so với toàn thế giới.

Tính khả thi của cam kết từ Trung Quốc đang là câu hỏi được đặt ra. Ảnh: Siencemag

Tính khả thi của cam kết từ Trung Quốc đang là câu hỏi được đặt ra. Ảnh: Siencemag

Mọi sự chú ý đang đổ dồn vào các cử tri Mỹ. Chiến thắng của Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống nếu thành hiện thực sẽ đồng nghĩa với việc 3 nguồn phát thải lớn nhất thế giới - Trung Quốc, Mỹ và Liên minh châu Âu, nơi lượng khí thải chiếm khoảng 45% toàn cầu - sẽ cùng có một khoảng thời gian như nhau để đạt được mục tiêu không phát thải.

Theo Bill Hare từ nhóm Nghiên cứu theo dõi Hành động khí hậu, điều này sẽ khiến giới hạn nóng lên được đề ra trong thỏa thuận Paris trở nên “chắc chắn trong tầm tay”. Ông Tập Cận Bình cũng không đề cập đến cách Trung Quốc sẽ hoàn thành mục tiêu năm 2060.

Lượng khí thải CO2 của Mỹ tại một số thời điểm đã đạt ngưỡng đỉnh vào khoảng năm 2005 đến 2007, và giảm xuống khoảng 14% trong thập kỷ sau đó.

Tổng lượng khí thải của Liên minh châu Âu chạm đỉnh vào năm 1990, từ đó đến nay đã giảm được 21%. Mục tiêu cho tới năm 2030 là sẽ giảm được 45%. Tương đương với gần một nửa lượng khí thải trong suốt bốn thập kỷ.

Trung Quốc ngụ ý rằng mình sẽ kéo mức đỉnh xuống gần như bằng 0 chỉ trong 30 năm. Điều quan trọng là Trung Quốc vẫn chưa nói rõ mục tiêu của mình sẽ chỉ áp dụng với lượng khí thải trong nước, hay bao gồm cả khí thải do các hoạt động đầu tư ồ ạt vào than đá của nước này tại các khu vực quốc tế, bao gồm cả Sáng kiến Vành đai và Con đường, một kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô toàn thế giới.

Kế hoạch kinh tế 5 năm mới sẽ được thông qua vào năm sau, có thể mở ra gợi ý về các kế sách của Trung Quốc nhằm chấm dứt sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch.

Để đạt được mục tiêu năm 2060 sẽ đòi hỏi nguồn cung cấp điện năng của Trung Quốc phải được khử carbon hoàn toàn, trong khi hiện tại hơn 60% nguồn năng lượng điện vẫn đến từ hoạt động đốt than.

Tuy vậy, tốc độ xây dựng các nhà máy nhiệt điện than của Trung Quốc vẫn đang vượt xa các quốc gia khác. Trong sáu tháng đầu năm 2020, họ đã xây dựng hơn 60% trên tổng số công trình lắp đặt mới trên thế giới.

Những cơ sở hạ tầng nặng carbon được quy hoạch và xây dựng hiện nay có thể duy trì sử dụng trong nhiều thập kỷ.

Các nỗ lực của Trung Quốc nhằm vực dậy nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch Covid bao gồm cả việc tạo điều kiện cấp giấy phép xây dựng dễ dàng hơn cho các công trình như vậy. Nhưng Trung Quốc lại lo ngại về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu vì đã phải chịu nhiều thiệt hại từ lũ lụt và hạn hán.

Quốc gia này có thể thực hiện các thay đổi theo cách mà một số nền dân chủ khác sẽ khó có thể làm theo. Ví dụ như, Trung Quốc có thể tăng sản lượng điện hạt nhân mà không sợ bị dư luận phản đối.

Theo tổ chức nghiên cứu năng lượng Bloomberg Nef, công suất phát điện hạt nhân của Trung Quốc đã tăng hơn gấp đôi trong các năm 2014-19, lên đến 48,7gm.

Ngay cả khi mở rộng quy mô năng lượng hạt nhân, có rất ít khả năng Trung Quốc có thể đạt được mục tiêu của mình nếu không tìm ra cách “bắt” CO2 trước khi chúng được thải ra từ các nhà máy điện hoặc trực tiếp từ trong không khí, sau đó “nhốt” lại dưới lòng đất. Hiện chưa phương pháp nào có thể làm được điều này trên quy mô lớn.

Cũng rất khó để có thể cắt giảm đáng kể lượng khí thải từ các quy trình công nghiệp và vận tải hạng nặng mà không có sự trợ giúp của các công nghệ-đến-giờ-vẫn-chưa-được-phát-minh.

Các khu rừng mới sẽ giúp hấp thụ carbon, nhưng cần phải được thực hiện trên quy mô khổng lồ mới tạo ra được sự khác biệt cần thiết.

Việc không có một lộ trình rõ ràng khiến cho cam kết của ông Tập Cận Bình càng được chú ý nhiều hơn. Tham vọng của ông đòi hỏi một cách tiếp cận mới trong phát triển kinh tế phải sớm được làm rõ.

Vân Trần

Tin khác

Trẻ em Gaza ước ao về những ngày đi học trước xung đột

Trẻ em Gaza ước ao về những ngày đi học trước xung đột

(CLO) Thời gian học tập, vui chơi bên bạn bè của trẻ em Gaza đã biến mất kể từ khi xung đột Israel - Hamas nổ ra 6 tháng trước. Với các em, những điều tưởng như bình thường đó giờ lại là nỗi ước ao mịt mờ.

Thế giới 24h
Thiếu hụt tên lửa, Ukraine chuyển sang sử dụng khinh khí cầu tấn công Nga

Thiếu hụt tên lửa, Ukraine chuyển sang sử dụng khinh khí cầu tấn công Nga

(CLO) Lực lượng phòng không Nga tuyên bố đã bắn hạ 5 khinh khí cầu của Ukraine trong đêm ngày 17/4. Đây là dấu hiệu cho thấy đang có sự thay đổi về phương thức chiến đấu của Kiev trong cuộc xung đột với Nga, nhất là trong bối cảnh họ đang thiếu hụt tên lửa do nguồn viện trợ từ Mỹ bị đình trệ.

Thế giới 24h
Triều Tiên và Belarus thắt chặt quan hệ ngoại giao

Triều Tiên và Belarus thắt chặt quan hệ ngoại giao

(CLO) Các lãnh đạo Triều Tiên đã đón tiếp phái đoàn đến từ Belarus và cam kết tăng cường hợp tác hỗ trợ lẫn nhau trên trường quốc tế trong các cuộc hội đàm diễn ra vào thứ Năm (18/4), theo hãng thông tấn KCNA đưa tin.

Thế giới 24h
Hệ thống phòng thủ của Israel hiệu quả nhưng chi phí cao

Hệ thống phòng thủ của Israel hiệu quả nhưng chi phí cao

(CLO) Hệ thống phòng không lỗi thời khiến Iran dễ bị Israel tấn công nếu Thủ tướng Benjamin Netanyahu quyết định phớt lờ áp lực toàn cầu để trả đũa trực tiếp bằng loạt tên lửa và máy bay không người lái.

Thế giới 24h
Hơn 100 người biểu tình ủng hộ Palestine bị bắt ở New York, gồm cả nhà báo

Hơn 100 người biểu tình ủng hộ Palestine bị bắt ở New York, gồm cả nhà báo

(CLO) Hơn 100 người biểu tình ủng hộ Palestine đã bị bắt hôm 17/4 trong khuôn viên Đại học Columbia (New York, Mỹ), sau khi cảnh sát New York giải tán một khu trại do sinh viên dựng lên để biểu tình chống lại hành động của Israel ở Gaza.

Thế giới 24h