Đầu tư công: Để kỳ vọng không thành thất vọng!

Thứ năm, 27/08/2020 15:07 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Ngày 7/7/2020, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ví đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng như  “cỗ xe tam mã” nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao nhất trong năm 2020.

Sự kiện: đầu tư

Trong đó, đầu tư công được kỳ vọng như một “trụ cột” để chống đỡ và phục hồi nền kinh tế trong năm nay. Tuy nhiên, trụ cột này thời gian qua đã không đạt như kỳ vọng. Và để kỳ vọng không trở thành nỗi thất vọng, tránh nguy cơ đứt gãy nền kinh tế, hơn lúc nào hết, những nút thắt trong đầu tư công phải được cấp tốc giải tỏa.

Trụ cột chống đỡ nền kinh tế thời Covid

Nhằm tháo gỡ các nút thắt trong giải ngân đầu tư công hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo Thủ tướng, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, sửa đổi Luật Đầu tư công. Trong Luật Đầu tư công sửa đổi, những bước trung gian tại Bộ đã được gỡ bỏ. Khi phân bổ chi tiết, các bộ, ngành, địa phương căn cứ vào nhu cầu, định hướng phát triển và nguyên tắc phân bổ vốn để lựa chọn thứ tự ưu tiên các dự án. Đối với kế hoạch hằng năm, Thủ tướng chỉ giao kế hoạch bằng tổng số tiền, các bộ, ngành, địa phương chủ động phân bổ và triển khai thực hiện các dự án đã đủ thủ tục theo quy định của Luật Đầu tư công, không mất thời gian phải gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, rồi lại giao lại như trước đây.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2020 tăng 1,81% - mức tăng thấp nhất của 6 tháng các năm trong giai đoạn 2011-2020, GDP quý 2/2020 của Việt Nam tăng 0,36% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của quý 2 các năm trong giai đoạn 2011-2020. Tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức 3,8%.

Tuy nhiên, việc dịch bệnh đang diễn biến phức tạp sẽ khiến 6 tháng cuối năm, tăng trưởng trong các ngành nghề sẽ còn khiêm tốn hơn nữa, vì thế, mức tăng trưởng 6 tháng cuối năm có thể đạt được ở mức kịch bản lạc quan hay không phụ thuộc lớn vào điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ, nói cách khác là tăng trưởng tín dụng và đầu tư công, trong đó, đầu tư công được xem là giải pháp mũi nhọn.

Theo TS Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, Giám đốc Viện Đào tạo và nghiên cứu BIDV, đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công là một giải pháp bù đắp thiếu hụt động lực tăng trưởng trong năm 2020 và cũng là động lực tăng trưởng dài hạn. Nếu giải ngân hết lượng vốn đầu tư công theo kế hoạch là 700.000 tỷ đồng, tăng khoảng 25% (so với năm 2019) thì sẽ giúp GDP Việt Nam năm 2020 tăng trưởng thêm 0,38 điểm phần trăm.

Thi công cao tốc Cam Lộ - La Sơn thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam qua địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Thi công cao tốc Cam Lộ - La Sơn thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam qua địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.

TS Phạm Thế Anh - Kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cũng đồng tình khi nhận mức tăng trưởng từ nay đến cuối năm sẽ phụ thuộc rất nhiều vào đầu tư công, nhất là khi đại địch diễn biến phức tạp trở lại khiến triển vọng phục hồi của hoạt động xuất - nhấp khẩu trở nên bấp bênh.

“Nút thắt giải ngân”- nói mãi chưa thể gỡ

Được tiếng là trụ cột của cỗ xe tam mã thúc đẩy tăng trưởng, nhưng trên thực tế, ngay cả những người lạc quan nhất cũng ngán ngẩm mà rằng “con ngựa đầu tư công” của Việt Nam đã quá chậm chạp, nếu không muốn nói là chây ì, dậm chân tại chỗ. Theo kế hoạch, trong năm 2020 phải giải ngân gần 700.000 tỷ đồng, tương đương 30 tỷ USD vốn đầu tư công. Tuy nhiên, thực tế 6 tháng đầu năm giải ngân mới ước đạt 156.000 tỷ đồng (hơn 33% kế hoạch), trong khi vốn ODA giải ngân rất thấp. “Đến nay, trong 63 tỉnh, thành thì đến 22 tỉnh giải ngân vốn ODA bằng 0%, tức là sáu tháng qua chưa giải ngân được một đồng nào. Chỉ có 16 tỉnh, thành giải ngân trên 10%, duy nhất một tỉnh đạt 15%, còn lại rất thấp” - Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho hay.

Empty

Một điều rất lạ là ai, địa phương nào cũng thấy rõ việc chậm thực hiện vốn đầu tư công không hề là vấn đề mới và cứ tái đi tái lại trong nhiều năm, thấy rõ hệ  lụy của nó là khiến các dự án chậm trễ, kéo theo chi phí quản lý tăng, giảm hiệu quả đầu tư, từ đó tạo áp lực tiêu cực cho tăng trưởng, nhưng những nút thắt ấy, vẫn cứ tồn tại.

“Một dự án lớn phải trình rất nhiều khâu… Cuối cùng, không biết chậm do đâu. Ông cấp thấp trình chậm, ông thủ trưởng chậm, cấp nào chậm, hay tất cả đều chậm? Trách nhiệm ở từng khâu không rõ nên không thể quy trách nhiệm để kéo dài thuộc về ai, không thể phê bình kỷ luật được ai cả” - đại biểu Quốc hội Đinh Văn Nhã, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội - lý giải trước câu hỏi vì sao giải ngân vốn đầu tư công ì ạch, vì sao việc gỡ nút thắt bao nhiêu năm cứ mang ra bàn mà vẫn chưa thể xử lý.

Giải quyết dứt điểm “3 cái đọng” để giải ngân 100% vốn đầu tư công 

Vấn đề giải ngân đầu tư là một trong những “đầu việc trọng tâm” được người đứng đầu Chính phủ nhắc nhở, chỉ đạo trong hàng loạt cuộc họp “nóng” gần đây.

Phát biểu kết luận Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ yêu cầu quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2020, kể cả vốn ODA với những biện pháp mạnh mẽ.

Tại phiên họp trực tuyến giữa Thường trực Chính phủ với các địa phương về giải ngân vốn đầu tư công ngày 167, Thủ tướng cho rằng cần quyết liệt tìm giải pháp để “trị” nguyên nhân khiến giải ngân kém cỏi, bởi đầu tư công chính là “cứu cánh” quan trọng, vì từ công trình mới giải quyết được tiền lương, vật liệu và việc làm cho hàng triệu người. Cũng tại cuộc họp này, Thủ tướng nói và yêu cầu các bộ, ngành và địa phương phải giải quyết dứt điểm “3 cái đọng” trong đầu tư công: Không được để vốn đọng, chấm dứt chuyện “có tiền đó mà không tiêu được”; Không để nợ đọng, chấm dứt tình trạng “ngâm” vốn chứ không quyết toán dù các hạng mục đã được hoàn thành và đọng thủ tục - tình trạng phổ biến hiện nay phải được chấm dứt. 

Và giải pháp quyết liệt hơn nữa, người đứng đầu Chính phủ chỉ rõ: “Phải sờ gáy những người làm trực tiếp thì người ta mới lo làm việc, chứ chỉ nói chung chung thì khó có thể nêu cao tinh thần trách nhiệm. Phải quy trách nhiệm rõ ràng người đứng đầu, cán bộ trực tiếp thì mới hy vọng có sự chuyển biến tình hình”.

Sự chuyển biến tình hình ấy, hy vọng, có thể nhìn thấy rõ khi năm 2020 đầy thách thức khép lại, và trong sóng gió của thời cuộc, nền kinh tế Việt Nam sẽ trụ vững, bằng những trụ cột vững chắc, trong đó có đầu tư công.

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, từ năm 2021, theo quy định, nếu bộ, ngành, địa phương nào không giải ngân hết kế hoạch vốn sẽ bị hủy dự toán, tạm hiểu là sẽ bị “cắt vốn”, giảm kế hoạch; ví dụ, nếu kế hoạch đầu tư trung hạn 5 năm của một đơn vị là 5 tỷ đồng, đơn vị đó lập kế hoạch năm đầu tiên là 1 tỷ nhưng cả năm chỉ giải ngân được 800 triệu thì 200 triệu còn lại sẽ bị thu hồi, hủy dự toán. Khi bị “cắt” như vậy, tổng kế hoạch trung hạn 5 năm sẽ chỉ còn 4,8 tỷ. Nói cách khác, các bộ, ngành, địa phương sẽ phải tính toán cẩn thận, lập kế hoạch hợp lý ngay từ đầu.

Nguyễn Hà

Tin khác

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Căn hộ tại Hà Nội “ế” nhưng “ngáo giá”

Căn hộ tại Hà Nội “ế” nhưng “ngáo giá”

(CLO) Bộ Xây dựng cũng đi kiểm tra tại một số vị trí chung cư được rao giá bán cao ở Hà Nội nhưng không có nhiều giao dịch, giao dịch thành công rất ít.

Bất động sản