Đông Nam Bộ:

Đầu tư, phát triển công trình giao thông mang tính liên kết vùng

Chủ nhật, 07/03/2021 07:02 AM - 0 Trả lời

(CLO) Để khu vực kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế theo các chuyên gia, cần đầu tư xây dựng những công trình giao thông mang tính liên kết vùng tạo động lực, lan tỏa, hỗ trợ hoạt động vận tải và dịch vụ logistic.

Đầu tư xây dựng các công trình giao thông trọng điểm mang tính liên kết vùng để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội khu vực Đông Nam Bộ. Ảnh minh họa

Đầu tư xây dựng các công trình giao thông trọng điểm mang tính liên kết vùng để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội khu vực Đông Nam Bộ. Ảnh minh họa

Hạ tầng thiếu đồng bộ kìm hãm sự phá triển

Đông Nam Bộ là vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, đứng đầu về tốc độ tăng trưởng GDP và đóng vai trò là đầu tàu, động lực quan trọng giúp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phát triển.

Nhưng trên thực tế Đông Nam Bộ vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng do những tồn tại khi chưa có sự liên kết vùng, mô hình tăng trưởng chậm chuyển đổi, chất lượng đô thị thấp,... nhất là những bất cập, hạn chế về hệ thống hạ tầng giao thông.

Hiện đã có nhiều công trình giao thông tạo được sự liên kết, động lực phát triển kinh tế xã hội của vùng như cầu Đồng Nai, hầm chui Tam Hiệp, đường Võ Nguyên Giáp, nút giao Vũng Tàu,... Bên cạnh đó, các tuyến Quốc lộ huyết mạch đã được nâng cấp sửa chữa và đưa vào sử dụng.

TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, vùng Đông Nam Bộ vẫn còn ở tình trạng mạnh ai nấy làm, chưa hình thành được sự kết nối về chiến lược, quy hoạch, cơ sở hạ tầng, thể chế, nguồn nhân lực.

Đặc biệt tại trung tâm kinh tế TP.Hồ Chí Minh, nhiều công trình giao thông trọng điểm được đầu tư từ ngân sách trung ương đã được thực hiện như cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, cầu Phú Mỹ, Đại lộ Nguyễn Văn Linh, Đại lộ Mai Chí Thọ - Võ Văn Kiệt,...

Tuy nhiên, đánh giá lại sau rà soát tiến độ triển khai các dự án kết nối hạ tầng giao thông có thể thấy tiến độ còn khá chậm, chưa đạt mong đợi nên chưa phát huy tối đa hiệu quả đầu tư.

Thông tin từ Vụ Kế hoạch - Đầu tư (Bộ GTVT) cho biết, Đông Nam Bộ là khu vực hội tụ đủ cả 5 phương thức vận tải: Đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, hàng không, và đường biển. Các quy hoạch về hạ tầng giao thông cơ bản đã phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của vùng, chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông vận tải quốc gia.

Bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục khi hiện nay chỉ có hệ thống kết cấu hạ tầng cảng biển và đường thủy nội địa cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải của khu vực. Hạ tầng hàng không đáp ứng sau khi đưa vào khai thác sân bay Long Thành và nâng cấp sân bay Côn Đảo, nhà ga T3 Tân Sơn Nhất.

Quá tải hạ tầng khiến khu vực đường Trường Sơn trước cổng sân bay Tân Sơn Nhất (quận Bình Tân, TP.Hồ Chí Minh) ùn tắc nghiêm trọng. Ảnh: LĐ

Quá tải hạ tầng khiến khu vực đường Trường Sơn trước cổng sân bay Tân Sơn Nhất (quận Bình Tân, TP.Hồ Chí Minh) ùn tắc nghiêm trọng. Ảnh: LĐ

Hệ thống đường bộ, đường sắt đô thị vẫn đang là nút thắt của khu vực. Các tuyến đường liên vùng, hướng tâm, vành đai, các tuyến nối cảng biển, cảng hàng không và các cửa khẩu quốc tế chưa hoàn chỉnh.

Tình trạng quá tải diễn ra cả trên một số tuyến đường bộ, sân bay, cảng biển và đường thủy nội địa. Chất lượng vận tải và dịch vụ vận tải chưa cao, tính cạnh tranh thấp, chi phí chưa hợp lý, kết nối giữa các phương thức vận tải còn hạn chế nên chưa phát huy hiệu quả liên kết vùng.

Đầu tư, phát triển những dự án giao thông mang tính liên kết vùng

Thông tin từ Bộ GTVT cho biết, trong các Chiến lược, Quy hoạch đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 của cả nước nói chung và ngành GTVT nói riêng, vùng Đông Nam Bộ tiếp tục được xác định là đầu tàu kinh tế, là trung tâm công nghiệp cảng biển, hàng không và logistic lớn của cả nước. 

Do đó, việc nghiên cứu đề xuất các dự án nhằm tăng cường kết nối giao thông của vùng là hết sức quan trọng và cấp thiết để tạo ra sự kết nối đa phương thức, mở ra không gian phát triển kinh tế mới, cơ hội mới, động lực mới cho tăng trưởng kinh tế xã hội của vùng.

Trên cơ sở đưa ra thực trạng và đánh giá các tồn tại, bất cập trong kế nối giao thông vùng Đông Nam Bộ, Bộ GTVT đang triển khai xây dựng 5 Quy hoạch ngành quốc gia (đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không) giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trong đó rà soát, đánh giá và đề xuất các dự án cụ thể nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ, Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu. Khi các Quy hoạch được phê duyệt cần nhanh chóng triển khai đầu tư theo quy hoạch và đưa vào khai thác một số công trình có tính chất động lực, lan tỏa, hỗ trợ hoạt động vận tải và dịch vụ logistic.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thị sát cầu Phước An, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 30/5/2020. Ảnh: VGP

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thị sát cầu Phước An, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 30/5/2020. Ảnh: VGP

Tại cuộc họp trực tuyến cùng với lãnh đạo các tỉnh TP.Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai; đại diện Bộ Kế hoạch đầu tư, Tài chính vào ngày 24/2 vừa qua; Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh, Giao thông Vận tải có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng.

Vì vậy thời gian tới, Bộ GTVT sẽ giành nguồn lực để hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng với các công trình mang tính đột phá, khai thác được tiềm năng để phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và khu vực Đông Nam Bộ nói riêng.

Trên cơ sở đó, Bộ trưởng đề nghị cần rà soát lại quy hoạch giao thông cả Trung ương và địa phương. Cùng với đó việc đầu tư các công trình dự án phải mang tính chất đồng bộ, kết nối và nên giải phóng mặt bằng một lần.

“Đối với khu vực này, chúng ta cần quan tâm đền các công trình liên vùng”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh và nêu lên một số nội dung cụ thể liên quan đến các lĩnh vực. Về hàng không sẽ tập trung vào 3 dự án gồm Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, Sơn Nhất và Cảng Hàng không Côn Đảo.

Riêng lĩnh vực đường bộ, Bộ trưởng đề nghị các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung vào các tuyến vành đai 2, 3, 4; tuyến cao tốc Biên Hòa - Phú Mỹ - Vũng Tàu; TP.Hồ Chí Minh  Long Thành - Dầu Giây - Phan Thiết,...

Trong lĩnh vực hàng hải sẽ quan tâm đến luồng đi vào Cái Mép - Thị Vải, hình thành giao thông kết nối để phát huy hiệu quả cảng biển, phát triển các hành lang đường thủy và logistics phía Nam. Bên cạnh đó, tập trung nghiên cứu Dự án đường sắt kết nối sân bay Long Thành và khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu.

Hoàng Lan

Tin khác

Gỡ khó cho hoạt động vận tải hàng hải và thủy nội địa

Gỡ khó cho hoạt động vận tải hàng hải và thủy nội địa

(NB&CL) Tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp; xung đột chính trị, vũ trang xảy ra tại nhiều khu vực hay những căng thẳng ở Biển Đỏ và biến đổi khí hậu diễn biến bất thường gây ra nhiều khó khăn, thách thức cho hoạt động vận tải đường thủy nội địa và hàng hải.

Giao thông
Xử lý dứt điểm tình trạng ngập lụt trên Quốc lộ 46C mỗi khi mưa lớn

Xử lý dứt điểm tình trạng ngập lụt trên Quốc lộ 46C mỗi khi mưa lớn

(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản số 3161/BGTVT-KCHT trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Nghệ An liên quan đến tình trạng ngập lụt mỗi khi có mưa lớn trên Quốc lộ 46C.

Giao thông
Ứng dụng công nghệ, minh bạch nguồn thu từ hoạt động trông giữ xe tại Hà Nội

Ứng dụng công nghệ, minh bạch nguồn thu từ hoạt động trông giữ xe tại Hà Nội

(CLO) Đơn vị được cấp phép trông giữ phương tiện trên địa bàn TP. Hà Nội phải chủ động tìm hiểu, nghiên cứu và triển khai ứng dụng công nghệ để phục vụ hoạt động trông giữ phương tiện không sử dụng tiền mặt tại các vị trí được cấp phép.

Giao thông
TP HCM phấn đấu khởi công 3 dự án giao thông trọng điểm vào dịp 30/4/2025

TP HCM phấn đấu khởi công 3 dự án giao thông trọng điểm vào dịp 30/4/2025

(CLO) Văn phòng UBND TP HCM vừa có Thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi tại cuộc họp về điều chỉnh quy hoạch và kế hoạch triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cầu Cần Giờ, cầu Thủ Thiêm 4 và Vành đai 4.

Giao thông
TP Hải Phòng cấm đỗ xe ô tô trên các tuyến đường trung tâm thành phố từ ngày 1/4/2025

TP Hải Phòng cấm đỗ xe ô tô trên các tuyến đường trung tâm thành phố từ ngày 1/4/2025

(CLO) Từ 1/4/2025, TP Hải Phòng cấm phương tiện giao thông là ô tô đỗ trên các tuyến đường trung tâm thành phố. Các trường hợp vi phạm sẽ xử lý nghiêm.

Giao thông