Đau xót với dòng người trở về quê hương trong cảnh trắng tay

Thứ hai, 11/10/2021 10:40 AM - 0 Trả lời

(CLO) TS Bùi Sỹ Lợi, không ai muốn để những người dân đã vì sinh kế mà xa quê, nay lại phải về quê trong tình trạng tay trắng, mất việc, mất thu nhập không còn nguồn sống.

Đau xót với dòng người trở về quê hương trong cảnh trắng tay

Kể từ khi TP.HCM nới lỏng một số hoạt động từ đầu tháng 10, hàng nghìn người lao động bị mắc kẹt tại thành phố đã tìm đủ mọi cách để trở về quê hương. Người có điều kiện thì đi bằng máy bay, ô tô, người thu nhập thấp thì chạy xe máy, thậm chí có trường hợp phải đạp xe hàng nghìn cây số.

dau xot voi dong nguoi tro ve que huong trong canh trang tay hinh 1

Đau xót với dòng người trở về quê hương trong cảnh trắng tay.

Chia sẻ với PV Báo Nhà báo và Công luận, TS Bùi Sỹ Lợi, nguyên đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIV cho biết: “Khi nhìn thấy các báo và mạng xã hội hình ảnh đoàn người dân từ TP.HCM, Bình Dương và các tỉnh miền Nam trở về quê hương, ở các tỉnh miền Bắc, khi đi qua Hà Nội có nhiều người lạc đường, tôi rất mủi lòng”.

Đơn cử như sáng ngày 7/10,  người dân từ các tỉnh miền Nam, TP.HCM đã về tới chốt kiểm soát số 1 ở Cầu Giẽ, địa bàn Hà Nội. Tổ công tác của Phòng CSGT, CATP Hà Nội cùng với các lực lượng chức năng đã tiếp nhận số người dân trên từ công an Hà Nam. 

Hầu hết đoàn người này đều đến từ các tỉnh như Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Điện Biên, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc... Nhiều nhất là hai tỉnh Hà Giang (256 người) và Sơn La (377 người).

“Không ai muốn để những người dân đã vì sinh kế mà xa quê, nay lại phải về quê trong tình trạng tay trắng, mất việc, mất thu nhập không còn nguồn sống. Người lao động rời bỏ nơi làm việc để về quê, chi phí phát sinh rất lớn. Cuộc hồi hương rất khó khăn. Và họ sẽ phải tìm việc làm mới”, TS Bùi Sỹ Lợi nói.

Trước những khó khăn đó, ông Lợi nhận định: Nếu có được sự chỉ đạo các tỉnh, các ngành phối hợp tổ chức đưa những người muốn về quê được về quê sớm hơn ắt hẳn sẽ không có những chuyến đi tự phát mang nhiều rủi ro như vậy.

“Nếu có sự phối hợp tốt hơn như Thủ tướng chỉ đạo, tới đây sẽ không còn hình ảnh những con người mệt lả trên các phương tiện cá nhân để về quê nữa”, ông Lợi chia sẻ.

Dù vậy, hiện nay, nhiều địa phương đang đưa ra rất nhiều cơ chế phức tạp, khi người lao động có nhu cầu về quê, ví dụ như giấy đi đường, đề nghị các chi phí xét nghiệm,.... điều này làm người lao động sợ hãi. Do đó, nhiều người đã lựa chọn cách về quê chui lủi, không thông qua các trạm kiểm soát dịch bệnh. Hành động này sẽ làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cả nước.

“Tôi cho rằng phải cảnh giác các địa phương nơi đi và đến để người dân tự phát về, về chui. Để họ tự phát sẽ không kiểm soát được dịch bệnh. Vậy nên, các địa phương cần định hướng tuyên truyền giáo dục, phổ biến để người ta không sợ hãi. Các địa phương cũng không nên dựng rào cấm đi, thay vào đó, hãy mở cửa cho những người đã được test được đi. Có phương án tổ chức phương tiện cho họ đi với điều kiện bảo đảm giãn cách…”, ông Lợi chia sẻ.

Cả doanh nghiệp và người lao động đều ở thế khó

Trong khi nhiều tỉnh, thành phố bắt đầu bước vào giai đoạn hồi phục lại chuỗi sản xuất, thế nhưng, việc dòng người ùn ùn tìm đường về quê đã khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào cảnh thiếu nguồn lao động trầm trọng.

dau xot voi dong nguoi tro ve que huong trong canh trang tay hinh 2

Dòng người lao động hồi hương, đang là thách thức trong công tác chống dịch.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, hiện nay có khoảng 2,2 triệu lao động mất việc làm, đây là tỷ lệ lao động thất nghiệp rất cao. Trong tương lai, nếu không được giải quyết, vấn đề hàng triệu người lao động thất nghiệp sẽ đè nặng lên công tác an sinh xã hội.

Chính vì vậy, TS Bùi Sỹ Lợi cho rằng, vấn đề quan trọng hiện nay là cần phải có giải pháp thu hút lao động trở lại làm việc, để các doanh nghiệp khôi phục sản xuất, 

“Gốc rễ của khôi phục sản xuất và cũng là yếu tố quyết định đó là lao động. Vì thế dn cũng cần phải có giải pháp giữ người lao động”, ông Lợi chia sẻ.

Theo ông Lợi, để giữ chân người lao động, doanh nghiệp phải đảm bảo thu nhập, tiền lương phải tốt hơn để giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn này. Đặc biệt, doanh nghiệp phải đảm bảo cho người lao động môi trường làm việc an toàn, đầy đủ các điều kiện phòng, chống lại dịch bệnh.

“Quan trọng nữa là điều kiện nhà ở điện nước, nhu cầu học tập của con cái… Đó đều là những yếu tố rất quan trọng mà không tính vào giá thành sản phẩm nhưng quyết định việc lao động trở lại”, TS Bùi Sỹ Lợi thẳng thắn chia sẻ.

Phân tích rõ hơn về điều này, ông Lợi nói: Hiện nay, để khôi phục lại sản xuất, nhiều doanh nghiệp đã có phương án tăng ca, làm thêm giờ để nhanh chóng trở lại giai đoạn bình thường mới.

Tuy nhiên, về vấn đề tiền lương trong quá trình làm thêm giờ phải cao hơn mức bình thường, thể hiện rõ đúng là làm thêm giờ và tái sản xuất mở rộng.

“Nếu doanh nghiệp trả lương cho người lao động làm thêm ở mức hấp dẫn, có thể khiến tinh thần của người lao động cởi mở hơn. Để làm được điều này, doanh nghiệp phải chấp nhận giảm lợi nhuận thập chí chấp nhận chưa có lợi nhuận để khôi phục sản xuất trước đã”, ông Lợi nói.

Tuy nhiên,Người lao động cũng phải chia sẻ với doanh nghiệp, chấp nhận kỷ luật tốt hơn. nghiêm chỉnh thực hiện các biện pháp phòng dịch bệnh.

Bên cạnh đó, để giảm khó khăn cho cả doanh nghiệp và người lao động, ông Lợi kiến nghị Nhà nước tiếp tục nghiên cứu các gói hỗ trợ để vực dậy nền kinh tế, như giảm thuế, phí, có thêm gói hỗ trợ cho doanh nghiệp vay trả lương trả các khoản chi phí chống dịch… 

Ông Lợi nhấn mạnh: Ngoài sự hỗ trợ từ Nhà nước, các Bộ, ngành phải có trách nhiệm khi người lao động trở về quê hương, có thể ổn định lại cuộc sống. Trong đó, hỗ trợ người lao động chuyển đổi nghề nghiệp, có thể làm việc tại chính quê hương.Để làm được điều này, ông Lợi để xuất mở rộng quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

“Khi đại dịch xảy ra, một bộ phận người lao động có tay nghề đã về quê, nhưng không trở lại nơi làm việc cũ, bên cạnh đó, hàng triệu người ly hương là xe ôm, bán vé số, làm ở các hàng quán, nay họ về quê, tìm việc làm mới, đây là trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước và chính quyền các địa phương, các cơ quan này phải giúp người lao động”, ông Lợi nhận định.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô
Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô