Đầu xuân về Đền Lăng Sương tri ân Thánh Tản

Thứ hai, 18/02/2019 13:49 PM - 0 Trả lời

(CLO) Khắc ghi công lao to lớn của Tản Viên Sơn Thánh, người dân lập Đền thờ Ngài khắp các vùng miền, quanh năm khói hương tri ân công đức. Nhưng chỉ duy nhất Đền Lăng Sương thờ cả Ngài và thân mẫu cùng các bộ tướng là Cao Sơn và Quý Minh.

Người Việt mấy ai không biết truyền thuyết Sơn Tinh - Tản Viên Sơn Thánh, con rể của Hùng Vương thứ 18, người có công giúp dân trị thủy, khai hóa đất hoang, trồng lúa nước, giết thú dữ, dẹp giặc ngoại xâm, được nhân dân tôn vinh là Thánh, đứng đầu trong “Tứ bất tử” quanh năm khói hương thờ phụng.

Nhưng không phải ai cũng biết đến thân mẫu đã mang nặng đẻ đau ra ngài là bà Đinh Thị Đen và vùng đất thiêng nơi ngài chào đời là Động Lăng Sương nay thuộc xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.

Tương truyền bà Đen lấy ông Nguyễn Cao Hành, tuổi cao mà chưa có con. Một hôm bà đang tắm có con rồng nhả ngọc phun châu, về nhà thì thụ thai, sau sinh ra Tản Viên. Tản Viên sau đó được một bà họ Bùi nhận làm con nuôi, cho sang núi Ba Vì tu học mà thành tài.

Khi đã là bộ tướng và là phò mã, Sơn Tinh khuyên Vua Hùng thứ 18 nhường ngôi cho Thục Phán để giữ tình đoàn kết, tránh cuộc nội chiến kéo dài không cần thiết rồi về núi Tản sống với vợ là công chúa Ngọc Hoa.

Khắc ghi công lao to lớn của Ngài, người dân lập Đền thờ Tản Viên Sơn Thánh khắp các vùng miền, quanh năm khói hương tri ân công đức.

Nhưng chỉ duy nhất Đền Lăng Sương thờ cả Ngài, thân mẫu cùng các bộ tướng là Cao Sơn và Quý Minh.

Đền có hai ngày lễ chính trong năm là ngày 15 tháng giêng kỷ niệm ngày sinh Thánh Tản và 25 tháng 10 âm lịch là ngày Thánh Mẫu hóa về trời.

Di tích lịch sử cấp Quốc gia Đền Lăng Sương tại xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.

Di tích lịch sử cấp Quốc gia Đền Lăng Sương tại xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.

Được xây dựng từ đời Thục An Dương Vương, đến đời Tiền Lê, Đền Lăng Sương được trùng tu và tới đời Nguyễn được tu sửa lớn. Những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, sự ủng hộ, công đức của các nhà hảo tâm, Khu Di tích Đền Lăng Sương đã được đầu tư xây dựng, tôn tạo khang trang trên tổng diện tích 3.000m2 gồm nhiều công trình kiến trúc như: Cổng Đền, Miếu Hai cô, giếng Thiên Thanh, nhà bia, nhà võng, hai tòa tả - hữu mạc, Đền chính và Lăng Thánh Mẫu…

Năm 2005, Đền Lăng Sương được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

Năm 2018, Lễ hội Đền Lăng Sương được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia tại Quyết định số 3325/QĐ-BVHTTDL ngày 04/9/2018 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

Nối mạch truyền thống đạo lý tri ân công đức tiền nhân của dân tộc, Lễ hội Đền Lăng Sương năm nay được huyện Thanh thủy tổ chức trong 4 ngày (từ ngày 12 đến 16 tháng Giêng năm Kỷ Hợi).

Trong đó phần lễ được tổ chức trang nghiêm, thành kính theo nghi lễ truyền thống với Lễ Cáo tế được tổ chức vào ngày 14 tháng Giêng; lễ dâng hương, dâng hoa, lễ vật được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng.

Nằm trong chương trình về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam, nhằm tạo không khí phấn khởi, nâng cao động lực thi đua sản xuất đầu năm và quảng bá nét đẹp văn hóa, tiềm năng du lịch địa phương, lễ hội còn có các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian đặc sắc: trưng bày các sản vật, tổ chức thi đấu bóng chuyền hơi, bóng chuyền da cùng nhiều trò chơi dân gian.

Công tác bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm được chính quyền địa phương đặc biệt chú trọng với mục tiêu đảm bảo an toàn mọi mặt cho du khách, kiên quyết loại bỏ các trò chơi mang tính chất cờ bạc trá hình, tạo dựng hình ảnh, ấn tượng đẹp trong lòng du khách thập phương về lễ hội Đền Lăng Sương linh thiêng, đậm sắc màu văn hóa truyền thống, con người Thanh Thủy thân thiện, hiếu khách.

Đầu xuân về Trung Nghĩa dự lễ hội tri ân Thánh Tản, du khách sẽ có thêm những trải nghiệm ấn tượng về truyền thống đạo lý trọng tình, hiếu khách của người dân ven dải Đà giang, dưới bóng non Tản, biết thêm nhiều nét đẹp văn hóa, sản vật độc đáo của địa phương để thêm hiểu, thêm yêu mảnh đất, con người nơi đây.

Và như một lời hẹn ước, đầu xuân lại tìm về đất thiêng Trung Nghĩa dự hội vui, thực hiện đạo lý tri ân công đức các bậc tiền nhân.

T.H

Tin khác

Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

(CLO) Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa nhằm thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ và tri ân đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa; khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng cánh đồng hoa lục bình tím tuyệt đẹp ngoại thành Hà Nội

Chiêm ngưỡng cánh đồng hoa lục bình tím tuyệt đẹp ngoại thành Hà Nội

(CLO) Những ngày này, hoa lục bình ở những cánh đồng trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội đua nhau bung nở sắc tím biếc tạo nên khung cảnh vô cùng thơ mộng thu hút giới trẻ Thủ đô tới check-in, chụp hình.

Đời sống văn hóa
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Tô Ngọc Thanh qua đời

Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Tô Ngọc Thanh qua đời

(CLO) GS.TSKH Tô Ngọc Thanh - con trai cả của danh họa Tô Ngọc Vân - qua đời sáng 24/4, hưởng thọ 90 tuổi.

Đời sống văn hóa
Hà Nội xếp hạng 2 di tích lịch sử tại huyện Đan Phượng

Hà Nội xếp hạng 2 di tích lịch sử tại huyện Đan Phượng

(CLO) UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2138/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đời sống văn hóa
Thiêng liêng lễ xuất quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

Thiêng liêng lễ xuất quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

(CLO) Ngày 24/4, tại Cột cờ Hà Nội, Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức lễ xuất quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”, mở đầu chuỗi các hoạt động cao điểm của tuổi trẻ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đời sống văn hóa